Tác động lan truyền của thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Tài liệu học phần tài chính công (Trang 33 - 35)

MD thiệt hại biên tếMPC chi phí tư nhân biên tế

6.1.2.1 Tác động lan truyền của thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ.

- Khi đánh thuế vào hàng hóa, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sản phẩm thay thế, làm cho nhu cầu và giá của các loại hàng hóa này tăng lên, dẫn đến sự thay đổi cung cầu và giá các loại hàng hóatrên thị trường.

- Do thay đổi cung cầu và giá các loại hàng hóa, dẫn đến sự thay đổi cung cầu và giá của các loại yếu tố sản xuất, hệ quả là có sự thay đổi tỷ sinh lợi trên vốn, giá lao động…

- Sự tác động dây chuyền chỉ dừng lại khi cung cầu, giá cả của các sản phẩm trên thị trường đạt điểm cân bằng mới, nghĩa là thuế gây ra sự tác động phôi bổ lại nguồn lực cho xã hội. Sự phân bổ cũng có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực tùy thuộc chính sách thuế và hiệu quả của thị trường.

6.1.2.2 Tác động lan truyền của thuế đánh vào các yếu tố sản xuất.

Cũng giống như thuế đánh vào sản phẩm, thuế đánh vào các yếu tố sản xuất (vốn, lao động…) làm giảm thu nhập của các đối tượng cung ứng các yếu tố này, làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất, kết quả dẫn đến thuế ảnh hưởng tới cả phía cung và cầu của yếu tố sản xuất, làm giảm lởi nhuận của người cung và người các yếu tố đầu vào này. Không dừng lại ở đó, tác động lan truyền của thuế đến việc sản xuất các sản phẩm khác như:

- Cầu các yếu tố đầu vào không chịu thuế tăng, làm cho gía chúng tăng, chi phí sản phẩm sử dụng các yếu tố này tăng, lợi nhuận của nhà sản xuất cho những sản phẩm mà yếu tố đầu vào không chịu thuế sẽ giảm.

- Giá cả sản phẩm sản xuất bằng các yếu tố sản xuất chịu thuế tăng làm cho cầu tiêu dùng của chúng giảm, cùng lúc đó cầu tiêu dùng của những sản phẩm mà yếu tố đầu vào không chịu thuế tăng lên, làm giá chúng tăng, nhà sản xuất sản phẩm từ các yếu tố đầu vào không chịu thuế được bù đắp một phần hoặc toàn bộ sự giảm sút lợi nhuận do giá cả đầu vào tăng theo iệu ứng cung cầu.

Như vậy, cũng giống như tác động của việc lan tuyền của việc đánh thuế vào sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, tác động của việc đánh thuế vào các yếu tố sản xuất không chỉ dừng lại ở thị trường được sản xuất bằng yếu tố chịu thuế mà còn ảnh hưởng tới những thị trường khác. Kết quả là giá của tất cả các loại sản phẩm tăng, tỷ suát lợi nhuận của tất cả các nhà sản xuất giảm. Phản ứng dây chuyền chỉ dừng lại cân bằng mới theo quy luật “tỷ suất lợi nhuận bình quân”.

6.1.2.3. Tác động của thuế nhập khẩu

Cũng giống như thuế tiêu dùng, thuế nhập khẩu sẽ làm tăng giá của hàng hóa nhập khẩu và làm cho số lượng hàng hóa nhập khẩu giảm đi, tác động gián tiếp là làm cho hàng hóa sản xuất trong nước cùng chủng loại sẽ tăng sức cạnh tranh, thu nhập của xã hội được phân phối lại theo hướng chuyển từ tay người tiêu dùng, người nhập khẩu sang người sản xuất.

Như vậy, trong trường hợp không hạn chế nhập khẩu, việc đánh thuế làm tăng giá nhập khẩu, giảm lượng nhập, tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ nội địa. Việc đánh thuế hàng nhập khẩu gọi là tác động bảo hộ.

Tác động bảo hộ này còn lan rộng những ngành sản xuất khác, nguồn lực nền kinh tế sẽ tập trung sản xuất nhiều hơn cho những ngành được bảo hộ, các ngành không được bảo hộ bị giảm cung, giá cũng tăng lên. Tác động lan truyền chỉ dừng lại khi có mức cân bằng mới được thiết lập.

Như vậy, phân tích trong mối cân bằng tổng thể cho ta thấy tác động của thuế không chỉ dừng lại ở những đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh của thuế mà còn lan sang những lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Tác động lan truyền có thể diễn ra nhanh chóng, tức thì cũng có thể kéo dài. Tác động chỉ dừng lại khi nền kinh tế điều tiết các nguồn lực ở mức cân bằng mới. Vì thế, thuế có tác dụng phân bổ lại nguồn lực xã hội.

6.1.3. Các mối quan hệ tương đương của thuế và mô hình Harberger 6.1.3.1. Các mối quan hệ tương đương của thuế

Giả sử nền kinh tế chỉ đơn giản gồm hai ngành sản xuất là lương thực (F) và máy móc công nghệ (M) với hai yếu tố đầu vào là lao động (L) và vốn (K), nền kinh tế không

có tiết kiệm, tức là các yếu tố đầu vào được toàn dụng để sản xuất hàng hóa. Có thể có chín loại thuế được chính phủ sử dụng như sau:

TKF: Thuế đánh vào vốn dùng cho sản xuất hàng lương thực

TKM: Thuế đánh vào vốn dùng cho sản xuất hàng máy móc công nghệ

TLF: Thuế đánh vào lao động dùng cho sản xuất hàng lương thực

TLM: Thuế đánh vào lao động dùng cho sản xuất hàng máy móc công nghệ

TF: Thuế tiêu dùng đánh vào hàng lương thực

TM: Thuế tiêu dùng đánh vào hàng máy móc công nghệ

TL: Thuế đánh vào lao động dùng cho sản xuất cả hai ngành

TK: Thuế đánh vào vốn dùng cho sản xuất cả hai ngành

Một phần của tài liệu Tài liệu học phần tài chính công (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)