MD thiệt hại biên tếMPC chi phí tư nhân biên tế
5.3.2 Hàng hoá công
Chi tiêu quan trọng của chính phủ là để cho các hàng hoá công hàng hóa mà có thể -
tiêu dùng cùng một lúc cho nhiều người và thị trường không ép buộc mọi người biểu lộ việc họ lượng giá hàng hoá công là bao nhiêu?.
Nhưng nếu không biết mỗi gia đình định lượng giá là bao nhiêu thì chúng ta làm sao xác định tác động của nó tới việc phân phối thu nhập. Ví dụ như chính phủ tăng chi tiền cho vấn đề an ninh, ai là người hưởng lợi, gia đình nghèo hay gia đình giàu, gia đình đông người hay gia đình ít người, rất khóa có câu trả lời rạch ròi.
5.3.3 Đánh giá các chuyển nhượng hiện vật
Vào năm 1982, đã có thông báo rằng Bộ Nông Nghiệp bắt đầu biếu tặng các loại sữa, bơ và pho mát dư thừa cho người nghèo ở Mỹ. Có hơn 3 tỷ cân Anh thực phẩm đã được phân phát từ lúc đó. Chương trình thực phẩm dư thừa là một thí dụ của chính sách chuyển nhượng hiện vật (phân phối bằng hiện vật). Tuy nhiên, việc chuyển nhượng bằng hiện vật rất khó ước lượng giá trị của nó với từng người hưởng lợi.
Việc chuyển nhượng bằng hiện vật còn phát sinh nhiề chi phí như lưu kho, vận chuyển, phân phối…Tuy nhiên, việc phân phối bằng hiện vật có thể hạn chế gian lận phúc
lợi hơn là phân phối bằng tiền. Ngoài ra, phân phối bằng hiện vật không chỉ giúp cho những người có nhu cầu, mà còn có lợi cho những nhà sản xuất ra các sản phẩm dùng đề phân phối.
TÓM LƯỢC
Đo lường quy mô nghèo là rất khó khăn, đó là những vấn đề liên quan đến số liệu chính thức của chính phủ về nghèo. Nếu (1) phúc lợi xã hội là tổng các hàm hữu dụng đồng nhất mà chỉ phụ thuộc vào thu nhập; (2) Có sự giảm hữu dụng biên tế của thu nhập; (3) Tổng thu nhập là cố định; thì khi đó thu nhập sẽ phải được phân phối lại theo hướng công bằng hơn.
Tiêu chuẩn tối ưu đã xác định rằng phân phối thu nhập tốt nhất sẽ tối đa hóa hữu dụng của người có thu nhập thấp nhất. Vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi theo các quan điểm khác nhau.
Phân phối thu nhập có thể như hàng hóa công, tức là mọi người đòi hỏi nhận được hữu dụng từ việc phân phối công bằng, thực tế khó xác định việc công bằng cho từng người trong xã hội, nhưng để đảm bảo sự phát triển ổn định, chính phủ buộc phải thực hiện việc phân phối lại.
Phân phối lại đạt hiệu quả Pareto xảy ra khi không ai bị nghèo đi do quá trình phân phối lại.
Có những quan điểm cho rằng kinh tế thị trường tự điều chỉnh tính công bằng trong thu nhập của những cá nhân có điều kiện tìm kiếm thu nhập ngang nhau trong xã hội thì việc phân phối lại của chính phủ là không cần thiết.
Chương trình của chính phủ về phân phối lại có thể làm thay đổi giá cả có liên quan, tạo ra những lợi ích và thiệt hại cho các cá nhân có liên quan. Các nhà kinh tế học nhìn
chung tập trung vào giá cả trên thị trường để đánh giá tác động của các chính sách của chính phủ.
Nhiều chương trình cung cấp hành hóa của chính phủ thay vì bằng tiền. Phương cách nào cũng có những yếu điểm.
---
CHƯƠNG 6: THUẾ
Việc đánh thuế dù hình thức nào cũng gây ra tác động đối với nền kinh tế. Tùy theo từng điều kiện, mức độ tác động của thuế đối với các chủ thể trong xã hội có thể khác nhau. Hiểu rõ những tác động của thuế đối với nền kinh tế nói chung và tùng chủ thể nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu và hoạch định chính sách.
6.1.1.1. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh
Trong thị trường cạnh tranh, giá cả của hàng hóa được hình thành theo quy luật cung cầu, điểm cân bằng cung cầu được xác định là giao điểm của đường cung và đường cầu, nơi mà thu nhập biên của nhà sản xuất bằng với chi phí biên để sản xuất ra sản phẩm đó. Tác động của thuế đánh vào sản phẩm, dịch vụ.
Về danh nghĩa, thuế tiêu dùng là loại thuế gián thu, nghĩa là thuế được cộng thêm
vào giá cả hàng hóa do người tiêu dùng cuối cùng chịu, người nộp thuế là người thu hộ thuế cho nhà nước. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh, không đơn giản như lý thuyết nêu, gánh nặng thuế sẽ là thay đổi giá cả thị trường và người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất sẽ chia sẽ gánh nặng đó theo những điều kiện thị trường.
Khi nhu cầu sản phẩm nhay cảm với sự thay đổi giá, thì người bán rất khó nâng giá
vì sợ giảm bớt nhu cầu, do đó người bán phải chịu đa phần gánh nặng thuế. Ngược lại, nhu cầu sản phẩn ít nhạy cảm với giá thì ngườn bán có cơ hội nâng giá để bù thuế, do đó người mua phải chịu đa phần gánh nặng thuế.
Tác động của thuế đánh vào yếu tố sản xuất.
Yếu tố sản xuất gồm có vốn và lao động (đầu vào), điểm cân bằng của thị trường đầu vào cũng được quyết định bới quan hệ cung cầu, nên việc đánh thuế vào phía cung hay -
cầu về vốn và lao động cũng điều có hiệu ứng như nhau. Cung và cầu về vốn, lao động sẽ dịch chuyển để đạt điểm cân bằng mới.
Kết luận này có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách thuế, không chỉ căn cứ vào những tác động danh nghĩa, mà phải xem xét tác động thực của chính sách thuế đối với tất cả mọi đối tượng.