Kết quả kiểm định các nhân tố vĩ mô:

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 37)

L f( TANG, PROF, SIZE, NDTS, GROWTH)

5.2.2 Kết quả kiểm định các nhân tố vĩ mô:

L = f ( TANG, PROF, SIZE, NDTS, GROWTH, GDP, INF, STCK)

Mối tương quan giữa các nhân tố doanh nghiệp và vĩ mô trong mô hình:

TANG PROF SIZE NDTS GROWTH GDP INF STCK

TANG 1.000 PROF 0.088 1.000 SIZE 0.063 0.009 1.000 NDTS 0.505 0.391 -0.054 1.000 GROWTH -0.058 0.322 0.109 0.068 1.000 GDP -0.061 0.041 -0.234 0.062 0.387 1.000 INF -0.034 -0.062 0.146 -0.034 -0.306 -0.234 1.000 STCK 0.010 -0.055 0.119 -0.020 -0.170 -0.545 0.029 1.000

Qua bảng trên, thấy rằng hiện tượng xuất hiện tương quan giữa các biến doanh nghiệp và các biến vĩ mô lẫn nhau tương đối thấp.

Biến phụ thuộc: L1

( tỷ lệ Nợ dài hạn/ Nợ dài hạn + Vốn cổ phần theo giá trị sổ sách) Phương pháp: Panel Least Squares

Mẫu: gồm 300 quan sát ( 50 công ty từ năm 2006-2011)

Biến Hệ số Độ lệch

chuẩn Thống kê t P - value Mức ý nghĩa

TANG 0.398664 0.043469 9.171138 0.0000 *** PROF -0.207226 0.080108 -2.586837 0.0102 ** SIZE 0.080038 0.015146 5.284488 0.0000 *** NDTS 0.761463 0.282979 2.690886 0.0075 *** GROWTH -0.001577 0.002868 -0.549630 0.5830 GDP 1.051097 0.766093 1.372022 0.1711 INF 0.075561 0.138630 0.545053 0.5861 STCK 0.036742 0.037267 0.985921 0.3250 ***, ** và * : ngh và 10%

Bảng 5.6: Tổng hợp kết quả hồi quy biến tỷ lệ nợ theo giá trị sổ sách với các biến doanh nghiệp và các biến vĩ mô

(Kết quả hồi quy bằng Eview xem phụ lục 6)

Bảng kết quả trên cho thấy một nhận định, trong tác động hỗn hợp giữa các nhân tố doanh nghiệp và vĩ mô, các biến vĩ mô không có tác động một cách ý nghĩa đến tỷ lệ nợ theo giá trị sổ sách do các mức P-value khá lớn, do đó không có ý nghĩa trong

thống kê. Các biến TANG, PROF, SIZE, NDTS vẫn là những biến ảnh hưởng chính trong mô hình. Riêng biến GROWTH trong trường hợp này thì vẫn là nhân tố không ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ theo giá trị sổ sách. Hệ số xác định điều chỉnh trong mô hình là 40,81%.

Biến phụ thuộc: L2

( tỷ lệ Nợ dài hạn/ Nợ dài hạn + Vốn cổ phần theo giá thị trường) Phương pháp: Panel Least Squares

Mẫu: gồm 300 quan sát (50 công ty từ năm 2006-2011)

Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t P - value Mức ý nghĩa

TANG 0.373960 0.044004 8.498391 0.0000 *** PROF -0.313884 0.081092 -3.870715 0.0001 *** SIZE 0.048824 0.015332 3.184450 0.0016 *** NDTS 0.854293 0.286456 2.982282 0.0031 *** GROWTH -0.003703 0.002904 -1.275122 0.2033 GDP -1.461643 0.775508 -1.884756 0.0605 * INF 0.335096 0.140333 2.387852 0.0176 ** STCK -0.074367 0.037725 -1.971314 0.0496 ** ***, ** và *: và 10%

Bảng 5.7: Tổng hợp kết quả hồi quy biến tỷ lệ nợ theo giá trị thị trường với các biến doanh nghiệp và các biến vĩ mô

Ngược lại với kết quả tìm thấy ở trên, trong trường hợp này cho ta thấy một sự tác động rõ rệt của cả ba biến là GDP, INF và STCK lên tỷ lệ nợ theo giá trị thị trường. Biến GDP có mức ý nghĩa thống kê 10%, biến INF và biến STCK có mức ý nghĩa thống kê là 5%. Tỷ lệ tăng trưởng GDP và sự phát triển của thị trường chứng khoán đại diện bởi STCK có mối quan hệ nghịch biến với tỷ lệ đòn bẩy theo giá trị thị trường, trong khi đó tỷ lệ lạm phát INF có mối quan hệ cùng chiều. Đối với các biến doanh nghiệp, bốn biến TANG, PROF, NDTS và SIZE vẫn là các biến quan trọng tác động đến cấu trúc vốn trong khi biến GROWTH lại không có ý nghĩa. Hệ số xác định điều chỉnh trong mô hình này là 40,80%.

Tóm lại, ở Việt Nam, từ hai kết quả hồi quy trên thấy rằng tác động của các biến vĩ mô chưa rõ ràng với tỷ lệ nợ theo giá trị sổ sách, nhưng đối với tỷ lệ nợ theo giá trị thị trường thì cả ba biến tăng trưởng GDP, lạm phát và sự phát triển của thị trường chứng khoán đều tác động có ý nghĩa.

Tăng trưởng kinh tế: Đặc trưng bởi tỷ lệ tăng trưởng GDP thực qua các năm. Booth (2001) đã tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ tổng nợ và mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ nợ dài hạn theo giá thị trường. Gurchran (2010) khẳng định tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ theo giá thị trường trên tổng tài sản và Dincergok, Yalciner (2011) cũng có kết luận tương tự. Kết quả hồi quy ở Việt Nam thì cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ nợ theo giá trị thị trường. Trong thời gian nghiên cứu từ năm 2006 -2011, tỷ lệ tăng trưởng GDP ở Việt Nam đều cao trung bình 6,81%/năm, phản ánh Việt Nam đang trên đà tăng trưởng. Và trong bối cảnh tăng trưởng cao như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng sử dụng ít nợ hơn, thay vào đó có thể sử dụng nguồn nội bộ hoặc vốn cổ phần để tài trợ cho việc mở rộng sản xuất và các dự án đầu tư của doanh nghiệp

Lạm phát: Jorgenen và Terra (2002) trong nghiên cứu của mình, hai ông đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ lạm phát và đòn bẩy, trong khi đó Gurcharan (2010) thì không tìm thấy ý nghĩa của nhân tố này tác động đến cấu trúc vốn. Kết quả hồi quy trên trên cho thấy mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ lạm phát đến tỷ lệ nợ theo giá thị trường. Điều này cho thấy sự gia tăng của lạm phát chưa ảnh hưởng mạnh mẽ

đến việc giảm đáng kể mức nợ vay của doanh nghiệp, trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng đẩy mạnh sự tăng trưởng.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán: đại diện bởi tỷ lệ Tổng giá trị giao dịch /Tổng giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán. Gurchran (2010) khi xem xét sự phát triển của thị trường chứng khoán với mức độ vay nợ của các nước đang phát triển thì nhận thấy có mối quan hệ ngược chiều. Dincergok và Yalciner (2011) rút ra kết luận trái ngược lại. Qua kết quả bảng trên, sự phát triển của thị trường chứng khoán có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ theo giá trị thị trường đúng theo dự đoán của Demirguc-Kunt và Maksimovic (1995). Thị trường chứng khoàn Việt Nam 2006- 2011, giá trị vốn hoá và giá trị giao dịch ngày càng được mở rộng, khi thị trường ngày càng phát triển là nơi để các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng thu hút vốn cổ phần, thay thế cho nguồn tài trợ nợ.

Biến L1 L2 TANG + + PROF - - SIZE + + NDTS + + GROWTH GDP - INF + STCK -

+, - : ù iều ược chiều

Bảng 5.8: Tổng kết sự tác động của các biến doanh nghiệp và các biến vĩ mô đến tỷ lệ nợ

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)