L f( TANG, PROF, SIZE, NDTS, GROWTH)
TH GDP INF STCK Trường hợp tỷ
Sự chênh lệch hệ số xác định khi mô hình (1) bỏ bớt biến
TANG PROF SIZE NDTS GROWTH
Trường hợp tỷ lệ Nợ
theo giá trị số sách -16.79% -1.61% -5.90% -1.67% -0.02%
Trường hợp tỷ lệ Nợ
theo giá trị thị trường -14.76% -2.52% -3.63% -1.64% -1.80%
Bảng 5.9: Sự chênh lệch hệ số xác định trong khi bỏ bớt biến trong mô hình (1)
(Hệ s xá định của từ rường hợp bỏ bớt biế ro ô ì ( ) xem phụ lục 9)
Trường hợp
Sự chênh lệch hệ số xác định khi mô hình (2) bỏ bớt biến TANG PROF SIZE NDTS GROW
TH GDP INF STCK Trường hợp tỷ Trường hợp tỷ lệ Nợ theo giá trị số sách -17.11% -1.36% -5.68% -1.48% 0.00% -0.39% -0.06% -0.20% Trường hợp tỷ lệ Nợ theo giá trị thị trường -14.70% -3.05% -2.07% -1.81% -0.33% -0.73% -1.16% -0.79%
Bảng 5.10: Sự chênh lệch hệ số xác định khi bỏ bớt biến trong mô hình (2)
Xem xét bảng 5.9, thấy rằng sự chênh lệch giữa hệ số xác định của nhóm các nhân tố doanh nghiệp lớn hơn nhóm các nhân tố vĩ mô. Điều này cho thấy các nhân tố doanh nghiệp có tác động quan trọng hơn trong mô hình kiểm định. Đồng thời, qua hai kết quả xem xét cũng cho ta nhận định, biến tài sản hữu hình có ảnh hưởng chính nhất quyết định đến tỷ lệ nợ theo giá trị sổ sách cũng như giá trị thị trường. Trong trường hợp chỉ xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố doanh nghiệp, khi bỏ bớt biến TANG ra khỏi mô hình (1) thì R2 trong trường hợp này là 23.59%, chênh lệch giảm 16.79% so với R2 mô hình gốc đối với tỷ lệ nợ theo giá trị sổ sách là 40.38%; đồng thời R2 là 23.55% chênh lệch giảm 14.67% so với R2
mô hình gốc là 38.31%. Khi bỏ bớt biến TANG khỏi mô hình (1) thì R2 giảm đáng kể nhất trong các biến còn lại. Và trong trường hợp xem xét sự tác động tổng hợp của các nhân tố doanh nghiệp và các nhân tố vĩ mô, sự chênh lệch hệ số xác định khi bỏ bớt biến này khỏi mô hình (2) lớn nhất trong tất cả các biến. Do đó, sự sở hữu càng nhiều tài sản hữu hình thì càng có động lực để các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành vay thêm nhiều nợ.
6. Kết luận:
Bài nghiên cứu này đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề cơ bản về cấu trúc vốn từ ba lý thuyết nổi tiếng là lý thuyết MM, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lý thuyết trật tự phân hạng. Kết hợp các lý thuyết này và các nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả cung cấp những nhân tố chính tác động đến cấu trúc vốn, bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng mang tính đặc trưng doanh nghiệp còn có sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Bài nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn ở thị trường Việt Nam.
Kết quả chạy mô hình cho thấy được sự tác động của các nhân tố đặc trưng doanh nghiệp cũng như các nhân tố vĩ mô đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự tác động của các nhân tố doanh nghiệp thì lớn hơn sự tác động của các nhân tố vĩ mô. Các nhân tố tài sản hữu hình, tấm chắn thuế phi nợ, quy mô có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ theo giá trị sổ sách cũng như giá trị thị trường, yếu tố lợi nhuận thì lại có mối quan hệ nghịch biến.Bên cạnh đó, kết quả kiểm định cũng cho thấy tác động của các biến tăng trưởng GDP, lạm phát và sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tuy những biến này không có ý nghĩa giải thích cho tỷ lệ nợ theo giá trị
sổ sách, nhưng lại có ý nghĩa tác động đến tỷ lệ nợ theo giá trị thị trường. Sự tăng trưởng GDP và sự phát triển của thị trường chứng khoán thì có tác động nghịch chiều với tỷ lệ nợ theo giá trị thị trường trong khi lạm phát thì có quan hệ nghịch biến. Riêng nhân tố các cơ hội tăng trưởng, chỉ tìm thấy ý nghĩa của biến này trong trường hợp hồi quy mô hình các nhân tố doanh nghiệp, cho thấy mối tương quan thuận với tỷ lệ nợ theo giá thị trường và trong các trường hợp hồi quy hỗn hợp bao gồm các nhân tố vĩ mô thì không tìm thấy sự tác động. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đã kiểm định được tài sản hữu hình có ảnh hưởng quan trọng nhất đến tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp Việt Nam trong mô hình kiểm định.
Mặc dù bài nghiên cứu đã đưa ra được kết quả kiểm định nhưng vẫn còn một vài hạn chế. Trước hết, dữ liệu mẫu còn chưa đủ lớn so với số lượng các doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam, một phần do các doanh nghiệp niêm yết năm 2006 còn ít và một số doanh nghiệp vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2011. Mô hình chưa kiểm định được biến rủi ro kinh doanh tác động đến cấu trúc vốn như thế nào.
Những nghiên cứu cấu trúc vốn trong thực tiễn ở thị trường Việt Nam cần mở rộng hơn ở việc kiểm định tổng hợp những nhân tố doanh nghiệp lẫn vĩ mô để thấy được toàn diện các nhân tố quyết định cấu trúc vốn. Các biến vĩ mô trong bài nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở biến tăng trưởng GDP, lạm phát và sự phát triển của thị trường chứng khoán, vẫn còn nhiều nghiên cứu cho rằng sự phát triển của hệ thống ngân hàng, lãi suất và nợ khu vực công cũng là các yếu tố ảnh hưởng. Đồng thời, cấu trúc vốn còn chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành, việc nghiên cứu có thể đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong các ngành ở Việt Nam.
Nguồn tài liệu bằng tiếng Anh:
[1] Bastos, Douglas, D., Nakamura, Wilson T., Basso and Leonardo, C., 2009. Determinants of capital structure of publicly traded companies in Latin America: the role of institutional and and macroeconomic factors institutional. Available from internet: <web: www.ssrn.com/absract= 135987>.
[2] Booth, L., Aivazian, A., Demirguc-Kunt and Maksimo vic, 2001. Capital Structures in Developing Countries. Journal of Finance, 56: 87-130.
[3] De Angelo, H. và Masulis, R., 1980. Optimal capital structure under corporate and personal taxation. Journal of Financial Economics, 8: 3-29.
[4] Deesomsak, R., Paudyal, K. and Pescetto, G., 2004. The determinants of capital structure: evidence from the Asia Pacific region. Journal of Multinational Financial Management, 14: 387-405.
[5] Dincergok, B. and Yalciner, K., 2011. Capital structure decisions of manufacturing firm’s in developing coutries. Available from internet <www.eurojournals.com/MEFE_12_08.pdf >.
[6] Frydenberg, S., 2004. Theory of capital structure: A review. Sor-Trondelag University College.
[7] Gurcharan, S., 2010. A review of optimal capital structure determinant of selected ASEAN coutries. University of Malaya.
[8] Jong, D., Kabir, R., và T. Nguyen, 2008. Capital structure around the world:The roles of firm- and country-specific determinants. Journal of Banking & Finance, 32: 1954-1969.
[9] Jorgensen, Jan, J. and Terra Paulo R.S, 2002. Determinants of capital structure in Latin America: the role of firm specific and macroeconomic factors. Available from internet: <www.mfs.rutgers.edu>.
[10] Modigliani, F., and Merton, M., 1958. The Cost of Capital, Corporation Finance, and the Theory of Investment. American Economic Review, 48: 261-297.
[11] Zurigat (2009). Pecking order theory, trade-off theory and determinants of capital structure: empirical evidence from Jordan. PhD thesis. Heriot-Watt University.
Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt:
[11] PGS.TS Trần Ngọc Thơ, 2003. Tài C í Do N iệp Hiệ Đại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
[12] Phan Thị Trâm Thy, Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Đặng Hoàng Minh, 2010. Nhận diệ á â ả ư đến cấu rú v á do iệp i yế r sà i o dịch ch oá . Công trình nghiên cứu khoa học. Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[13] Nguyễn Hữu Khanh, Trần Hoàng Mỹ và Phan Vũ Thiều Hoa, 2008. Cá â ả ư ng cấu rú v n trong thực tiễn Việt Nam. Công trình nghiên cứu khoa học. Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[14] THS. Nguyễn Thị Thu Hà, 2010. Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại. <http://saga.vn/view.aspx?id=19522 >
Phụ lục 1: Danh sách các công ty trong mẫu
STT Mã Mã chứng khoán
Tên công ty Ngành nghề Ngày GD
đầu tiên