Thực trạng về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần cơ khí xây lắp hoá chất (Trang 38 - 49)

- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Đầu tư đúng hướng vào tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định bằng việc phát huy tối đa

2.2.2.1Thực trạng về khả năng thanh toán

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 75486.8 92908.1 65330.4 17423 23.08 27577.7 29

2.2.2.1Thực trạng về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán tổng quát

Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2012 nợ phải trả tăng 12014.1 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 16,5%, trong khi đó tổng tài sản tăng lên nhiều hơn cả về lượng lẫn tốc độ 15623.6 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 19,88%. Như vậy tốc độ tăng của tài sản cao hơn tốc độ tăng của tổng nợ phải trả, điều này đã làm cho khả năng thanh toán tổng quát của năm 2012 tốt hơn so với năm 2011.

Năm 2013, khả năng thanh toán tổng quát vẫn tiếp tục tăng lên mức là 1,13 tăng 0,02 so vơi năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 tốc độ giảm của tài sản vẫn thấp hơn tốc độ giảm của nợ phải trả.

Cụ thể:

- Năm 2012: Cứ 1 đồng nợ lại có 1,08 đồng tài sản chi trả. - Năm 2013: Cứ 1 đồng nợ lại có 1,11 đồng tài sản chi trả. - Năm 2011: Cứ 1 đồng nợ lại có 1,13 đồng tài sản chi trả.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát luôn lớn hơn 1 trong giai đoạn 2011 - 2013 như vậy, tình hình thanh toán của Công ty nhìn chung là khả quan. Chứng tỏ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thiếu để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán hiện thời.

- Năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,97 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo - Năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,99 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo - Năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,98 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo Hệ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2012là cao nhất chứng tỏ khả năng thanh toán năm 2012 là lớn nhất. Năm 2013 hệ số này giảm xuống còn 0,98; Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn giảm 73868,5 triệuđồng tương ứng giảm 14,49% so với năm 2012 trong khi đó tài sản ngắn hạn cũng giảm nhưg lai giảm ở mức cao hơn 11.347,6 triệu đồng tương ứng 15,61%.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời vẫn nhỏ hơn 1 chứng tỏ giai đoạn 2011 - 2013 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty còn yếu.

Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn cho biết:

- Năm 2011 cứ 1 đồng nợ dài hạn thì có 46,64 đồng tài sản dài hạn chi trả. - Năm 2012 cứ 1 đồng nợ dài hạn thì có 39,16 đồng tài sản dài hạn chi trả. - Năm 2013 cứ 1 đồng nợ dài hạn thì có 40,25 đồng tài sản dài hạn chi trả. Khả năng thanh toán nợ dài hạn của Công ty khá cao điều này được giải thích do tỷ trọng nợ dài hạn của Công ty chiếm rất nhỏ trong khi tỷ trọng tài sản dài hạn lại cao.

Khả năng thanh toán nhanh

- Năm 2011 tương ứng 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,73đ tài sản ngắn hạn có thể thanh lý nhanh chóng để trả nợ.

- Năm 2012 tương ứng 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,81đ tài sản ngắn hạn có thể thanh lý nhanh chóng để trả nợ.

- Năm 2011 tương ứng 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,69đ tài sản ngắn hạn có thể thanh lý nhanh chóng để trả nợ.

Năm 2013 so với năm 2012, hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm 0,12 tương ứng với tốc độ giảm 16,91%. Nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng mạnh.

6002,5 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 27,97% tài sản ngắn hạn giảm. 1347,6 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 15,61% trong khi nợ ngắn hạn chỉ giảm 10707,1 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 14,49%.

Hệ số khả năng thanh toán của Công ty luôn lớn hơn 0,5 và không ở mứ quá cao trong cả 3 năm chứng tỏ tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của Công ty đủ để đảm bảo cho việ thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.

Kết luận: Qua phân tích tình hình thanh toán của Công ty ta thấy trong cả 3 năm hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp

không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhờ vào tài sản ngắn hạn. Cùng với chỉ tiêu này, chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh cũng giảm xuống thấp hơn vào năm 2013, do đó Công ty cần phải có biện pháp điều chỉnh lại cơ cấu tài sản cũng như cơ cấu nợ phải trả để giảm tỷ trọng của nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn xuống, đồng thời gia tăng tỷ trọng của nợ dài hạn để có thể đảm bảo khả năng thanh toán góp phần nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số nợ

Năm 2011 doanh nghiệp hệ số nợ là 0,93 có nghĩa là 1 đồng tài sản thì có 0,93 đồng được đầu tư từ các tài khoản công nợ, sang năm 2012 hệ số nợ đã giảm xuống 0,9 tức đã giảm 2,82% so với năm 2011. Nguyên nhân do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nợ. Sang năm 2013 tổng tài sản của Công ty giảm đến 14,43% so với năm 2012 trong khi đó nợ phải trả lại giảm xuống 12,68% so với năm 2012 nên hệ số nợ trên tổng tài sản của Công ty năm 2013 đã giảm xuống còn 0,89. Hệ số nợ trên tổng tài sản của Công ty từ năm 2011 đến năm 2013 là rất cao, các khoản vay của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn chủ yếu là vay và nợ ngắn hạn. Do đó sự tự chủ trong vấn đề tài chính của Công ty trong năm đó còn yếu kém. Tuy nhiên hệ số nợ giảm xuống dần thể hiện Công ty dần chủ động hơn về tài chính cũng như hoạt động kinh doanh.

Khi hệ số nợ qua cao Công ty sẽ dễ gặp phải rủi ro tài chính hơn và việc vay them vốn từ các đơn vị khác là điều hết sức khó khan, bởi lẽ : Hệ số nợ cao sẽ làm cho các nhà cung cấp tính dụng lo ngại về rủi ro tài chính doanh nghiệp. Do đó điều chỉnh hệ số nợ một cách hợp lý phù hợp với tình hình tài chính Công ty là điều hết sức cần thiết và đúng đắn.

Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số VCSH trong giai đoạn 2011-2013 tăng dần qua các năm. Năm 2012 hệ số VCSH tăng 0,03 tương ứng với tốc độ tăng 35,67% so với năm 2011. Năm 2013 hệ số này tiếp tục tăng 0,01 tương ứng tốc độ tăng 12,13% so với năm 2012. Điều này có nghĩa là trong năm 2012 cứ 1 đồng vốn thì có 0,1 đồng VCSH, năm 2013 cứ 1 đồng vốn lại có 0,11 đồng VCSH. Cơ cấu VCSH chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng NV phản ánh Công ty chưa tự chủ về mặt tài chính tuy nhiên mức độ tự chủ có xu hướng tăng nhẹ nhằm mục đích giảm thiểu sự ràng buộc các khoản nợ vay đặc biết là khoản vay ngắn hạn.

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ so với VCSH của Công ty giảm dần qua các năm.Cụ thể năm 2012 hệ số nợ so với VCSH giảm gần 30% so với năm 2011 và năm 2013 lại tiếp tục giảm hơn 15% so với năm 2012. Hệ số nợ so với VCSH năm 2013 là 7,83 nghĩa là năm 2013 cứ 1 đồng VCSH dùng tài trợ 1 đồng TS thì sử dụng 7,183 đồng nợ. Mặc dù chỉ tiêu này giảm dần nhưng vẫn ở mức cao do đó Công ty cần phải có biện pháp giảm thiểu các khoản nợ nhằm nâng cao mức độ độc lập về mặt tài chính.

Kết luận:Như vậy, hệ số nợ của Công ty là 0,9 , hệ số vốn chủ sở hữu là 0,1. So với hệ số nợ trung bình ngành thì hệ số nợ của Công ty không phải là cao do đặc điểm của ngành sản xuất cơ khí là ngành có vốn đầu tư ban đầu rất lớn, chu kỳ sản xuất kéo dài, vòng quay vốn chậm, tỷ suất sinh lời thấp hơn các ngành khác. Nhưng hệ số nợ là 0,9 là một hệ số phản ánh cơ cấu tài chính không an toàn. Nếu như công ty tiếp tục gia tăng quy mô các khoản mục nợ phải trả thì sẽ làm tăng hệ số nợ và như thế sẽ là không tốt cho tình hình tài chính Công ty.

Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay, Công ty cần phải gia tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu hơn nữa. Việc gia tăng thêm vốn chủ sở hữu sẽ giúp cho Công ty giảm bớt hệ số nợ từ đó khiến cho cơ cấu tài chính của Công ty trở nên an toàn hơn, nâng cao năng lực tài chính của Công ty. Ngoài ra, trong qua trình thực hiện các công trình theo chỉ định, Công ty còn có thể tranh thủ các mối quan hệ với Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, tiến hành xin Tổng Công ty hỗ trợ vốn lưu động trong sản xuất.

Vòng quay hàng tồn kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 5.701 cho biết bình quân hàng tồn kho quay được 5,701 vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu.

Tương tự:

- Năm 2012 bình quân hàng tồn kho quay được 5,069 vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu.

- Năm 2013 bình quân hàng tồn kho quay được 3,120 vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu.

Như vậy, khả năng quản trị hàng tồn kho qua 3 năm giảm dần làm cho tốc độ lưu chuyển chậm hơn do đó số ngày bình quân trong 1 vòng quay tăng dần. Điều này cho thấy doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp cải tiến công nghệ mở rộng thị trường để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn trong khâu dự trữ.

Vòng quay các khoản phải thu

Năm 2011 bình quân doanh nghiệp mất 1,939 ngày cho một khoản phải thu. Sang năm 2012, 2013 vòng quay các khoản phải thu giảm xuống.

Cụ thể:

- Năm 2012 vòng quay khoản phải thu là 1,649 giảm 0,29 tương ứng 14,94% so với năm 2011.

- Năm 2013 vòng quay khoản phải thu là 1,184 giảm 0,466 tương ứng 39,34% so với năm 2012.

Điều này cũng dẫn đến việc doanh nghiệp mất nhiều thời gian cho một khoản phải thu.

Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của CCIM khá cao. Điều chứng tỏ doanh nghiệp bán chịu nhiều hàng hóa và thời hạn bán chịu tương đối dài (> 6 tháng)

Công ty nên rút ngắn tỷ số này để góp phần tăng lợi nhuận, tăng vòng quay của vốn

Vòng quay tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2012 giảm xuống 1,075 so với năm 2011, năm 2013 lại giảm xuống còn 0,735 vòng tức giảm 0,341 tương ứng với tốc đọ giảm46,35% so với năm 2012. Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng vốn sử dụng trong năm 2012 tạo ra doanh thu thấp hơn năm 2011 1,075 đồng và cứ 1 đồng vốn sử dụng trong năm 2013 tạo ra doanh thu thấp hơn 0,341 đồng so với năm 2012. Sở dĩ như thế là do:

- Năm 2012, doanh thu tăng 17.421,3 triệu đồng tương ứng tăng 23,08% so với năm 2011 trong khi tổng tài sản bình quân 26.809,2 triệu tương ứng 44,99% so với năm 2011.

- Năm 2013, doanh thu giảm 25.577,7 triệu đồng tương ứng tăng 42,21% so với năm 2012 trong khi tổng tài sản bình quân 2.510,55 triệu tương ứng 2,82% so với năm 2011.

Vòng quay khoản phải trả

Vòng quay các khoản phải trả có sự thay đổi trong 3 năm, cụ thể năm 2011 là 2,223, năm 2012 giảm xuống 1,682 giảm 0,541 so với năm 2012 tốc độ giảm là 24,34, năm 2013 con số này giảm còn 1,34 giảm 0,342. Sự giảm của vòng quay các khoản phải trả đã làm cho kỳ trả tiền bình quân của Công ty tăng dần qua các năm, năm 2011 kỳ trả tiền bình quân là 162 ngày, năm 2012 là 214 ngày và năm 2013 là 269 ngày. Số vòng quay khoản phải trả thể hiện việc Công ty đi chiếm dụng vốn của các đối tác. Số vòng quay giảm cho thấy Công ty đi chiếm dụng vốn khá nhiều trong ngắn hạn

Suất sinh lợi của doanh thu

Suất sinh lợi của doanh thu là 0,016 năm 2011 nghĩa là cứ 1đồng doanh thu thì sẽ tạo ra được 0,016 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 chỉ tiêu này tăng nhẹ lên 0,019 nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra được 0,019 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này tăng lên vào năm 2012 chứng tỏ năm đó hoạt động của doanh nghiệp có khả năng sinh lợi caohơn, việc tìm kiếm lợi nhuận ở doanh nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên năm 2013, suất sinh lợi của doanh thu giảm xuống còn 0,018, giảm 0,001 tương ứng với tốc độ giảm 5,55% so với năm 2012.Điều này được giải thích là do doanh thu thuần năm 2013 giảm 27.577,7 triệu đồng tương ứng với tốc độ giàm 42,21% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 50,11% nghãi là doanh lợi tiêu thụ năm 2013 giảm xuống chủ yếu là do sự giảm xuống của lợi nhuận sau thuế. Doanh nghiệp cần có biện pháp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

Suất sinh lợi của tài sản

Năm 2011, suất sinh lợi của tài sản là 0,02 nghĩa là cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, doanh lợi tài sản tăng cao hơn năm 2012 là 0,001 tương ứng tốc độ tăng 3,29%. Nguyên nhân có sự gia tăng này là do năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 592,1 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 49,77% trong khi tổng tài sản bình quân chỉ tăng 44,99% điều này nghĩa là doanh lợi tài sản tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế tăng 592,1 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 49,77% trong khi tổng tài sản bình quân chỉ tăng 44,99%. Điều này nghĩa là doanh lợi tài sản tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế.

Tuy nhiên sang năm 2013, suất sinh lợi của tài sản giảm gần 55% so với năm 2012 xuống còn 0,013 nghĩa là cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản thì chỉ tạo ra được

0,013 đồng LNST. Nguyên nhân chính là do năm 2013 LNST của doanh nghiệp giảm mạnh (hơn 50%). Đây là một biến động tiêu cực, Công ty cần đẩy mạnh hơn năng lực sử dụng tài sản để phục vụ cho sản xuất góp phần tiết kiệm chi phí, gia tăng hơn nữa về lợi nhuận.

Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Khả năng sinh lợi VCSH có sự thay đổi qua các năm. Năm 2012một đồng VCSH tạo ra được 0,235 đồng doanh thu thuần, tăng 0,007 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 con số này giảm mạnh xuống chỉ còn 0,126 nghĩa là 1 đồng VCSH chỉ tạo ra được 0,126 đồng doanh thu. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2013 chỉ tiêu LNST giảm mạnh gần 600 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm hơn 50%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH 2013 của Công ty thấp.

Kết luận: Qua phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp ta thấy năm 2013 cả 3 chỉ tiêu suất sinh lợi của doanh thu, ROA, ROE đều giảm so với năm trước. Công ty cần có biện pháp tăng tỷ suất lợi nhuận thuần, tăng được vòng quay của tài sản và sử dụng chính sách tài chính phù hợp.

2.2.2.5 Thực trạng về khả năng tăng trưởng

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+- % +- %

Lợi nhuận giữ lại Tr.đ 1189.70 1781.80 1187.00 592.10 49.77 -594.80 -50.11

Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Tr.đ 4633.1 5761.5 9370.9 1128.4 24.36 3609.4 62.65 Tốc độ tăng trưởng bền

vững Lần 0.26 0.31 0.13 0.05 19.23 -0.18 -58.06

Tốc độ tang trưởng bền vững năm 2011 là 0.26 cho thấy 1 đồng lợi nhuận giữ lại đóng góp vào chủ sở hữu là 0.26 đồng. Năm 2012 chỉ tiêu này là 0.31 tăng 0.05

tương ứng với tốc độ tăng 19.23%. Sở dĩ như thế là do năm 2012 tốc độ tăng VCSH là 24.36% thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận giữu lại là 49.77%. Tuy nhiên sang năm 2013 trong khj VCSH tăng mạnh 62.65% thì lợi nhuận giữ lại giảm với tốc độ 50.11% đã làm cho tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty giảm xuống còn 0.13

2.3 Đánh giá tình hình tài chính tại công ty Cổ phần cơ khí xây lắp hoá chất

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần cơ khí xây lắp hoá chất (Trang 38 - 49)