Kích cỡ mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là gửi bảng câu hỏi khảo sát đến đối tượng được khảo sát. Một bảng câu hỏi tốt phải có đầy đủ các câu hỏi mà nhà nghiên cứu muốn thu thập dữ liệu từ các trả lời và phải kích thích được sự hợp tác của người trả lời.
Theo Yamane Taro (1967), việc xác định kích thước mẫu sẽ được chia làm hai trường hợp: không biết tổng thể và biết được tổng thể. Ở bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng xác định kích thước mẫu ở dạng biết được tổng thể theo công thức như sau:
Trong đó:
n: kích thước mẫu cần xác định. N: quy mô tổng thể.
e: sai số cho phép.
Với tổng nhân viên công ty là 90 người thì số mẫu tối thiểu sẽ là 74 đối tượng. Đối với kích thước mẫu tối thiểu cho phân tích hồi quy, Green (1991) xác định mục đích phép hồi quy chỉ đánh giá mức độ phù hợp tổng quát của mô hình như R2, kiểm định F … thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8m (m là số lượng biến độc lập hay còn gọi là predictor tham gia vào hồi quy). Vậy mẫu tối thiểu để phân tích phương trình hồi quy là 50 +8*5=90 mẫu.
Vậy trong nghiên cứu này kích thước mẫu chính thức sẽ là là n=90 để phù hợp với điều kiện kích thước mẫu và số lượng mẫu sẵn có.
Phương pháp chọn mẫu
Đối tượng khảo sát là nhân viên đang làm việc toàn thời gian ở các tổ chức doanh nghiệp của công ty thủy điện Đak rông các nhân viên này đã từng tham gia các lớp đào tạo. Hình thức khảo sát bằng bảng câu hỏi thông qua các cách sau: gặp mặt trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi email, hoặc khảo sát ý kiến qua công cụ Google form.