Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO
3.5. Tƣ tƣởng Phật giáo với phƣơng pháp hóa giải xung đột xã
3.5.2. Phương pháp giải quyết theo xu hướng hợp tác, thúc đẩy “dần
dần”, “mang tính chương trình”
Trong Trung Bộ Kinh, Phật giáo nhìn nhận: Chiến tranh nào cũng đem đến đau khổ vô lượng vô biên. Chiến thắng sinh thù oán, bại trận nếm khổ đau. Cho nên phương pháp hay nhất là đừng nên dùng chiến tranh để giải quyết các xung đột, nhưng phải tìm mọi phương tiện hòa bình để chấm dứt các bất đồng ý kiến và các xung đột.
“Thắng trận sinh thù oán, Bại trận nếm khổ đau, Ai bỏ thắng, bỏ bại,
Tịch tịnh hưởng an lạc”. [3]
Văn hóa hòa giải của Phật giáo là một phương thức “đối trị” với nền văn hóa bạo lực. Trong việc tiếp cận và giải quyết các vấn đề bất đồng, xung đột hay có sự đối nghịch trong đời sống tu hành cũng như xã hội, Phật giáo khuyến khích và chọn lựa phương pháp chuyển hóa dần dần, không phủ nhận hay xóa bỏ cực đoan. Nói cách khác, phương pháp truyền bá Chính pháp của Đức Phật là chuyển hóa, là thay đổi chứ không phải đạp đổ, xóa bỏ. Làm sao xóa bỏ được một truyền thống, một niềm tin đã ăn sâu vào tâm thức của cả một dân tộc qua bao thế hệ? Cho dù có xóa bỏ, đạp đổ được chăng nữa, công cuộc xây dựng lại cũng không đơn giản. Vì thế, Đức Phật chấp nhận niềm tin
truyền thống, nền tảng có sẵn, chỉ cần chuyển đổi cho phù hợp với Phật pháp để truyền bá giáo lí đến cuộc đời. Đó không chỉ là phương pháp, nghệ thuật sống mà còn là nghệ thuật làm cho Phật giáo sống còn. Đây là tinh thần tùy duyên rất diệu dụng để đạt được mục đích cứu khổ của đạo Phật. Với ý nghĩa và mục đích chân chính như thế, Tăng đoàn Phật giáo nhanh chóng thoát khỏi cái nhìn hệ lụy của xã hội và khoác lên cho mình một tinh thần sinh hoạt mới mẻ đầy nhân bản. Qua những gì đã được đề cập, ta thấy vai trò của Đức Phật rất quan trọng, ngài là một vị đạo sư đúng mực, một nhà giáo dục lỗi lạc đã đưa ra một con đường giáo dục Phật giáo đáng được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Con đường giáo dục ấy đã hướng cho con người trở nên thánh thiện và hướng xã hội đến một cuộc sống bình an. Đây là con đường mà chúng ta nên nghiên cứu và phát triển nó một cách nghiêm túc, và nên được phổ cập rộng rãi cho tất cả mọi người.
Theo một lôgic thông thường, để đối trị với nền văn hóa bạo lực đang phổ biến khắp nơi trên thế giới, không có con đường nào khác hơn là xây dựng và phát triển một nền văn hóa hòa giải ở tất cả các cấp độ và bình diện khác nhau, không chỉ ở bề rộng mà còn ở chiều sâu của nền văn hóa này. Như lời Đức Phật: Oán không diệt được oán, chỉ có tình thương mới diệt được oán
mà thôi. Bạo lực không bao giờ có thể dập tắt được bạo lực một cách hoàn
toàn và triệt để mà chỉ có một sự hòa giải sâu sắc đặt trên căn bản của hiểu biết và từ bi mới có thể đi đến chấm dứt hoàn toàn bạo lực và thiết lập một nền hòa bình vĩnh cửu.
Phương pháp này của Phật giáo loại bỏ phương pháp “búa và khiên” vẫn thường xảy ra trong đời sống nhân quyền quốc tế nhiều năm trước đây, trong đó “búa” tức là hành động tìm kiếm, phát hiện các vi phạm quyền con người để lên án, chỉ trích, áp đặt chế tài (chính trị, kinh tế, quân sự...) đối với các chủ thể vi phạm - nó được mô tả như động tác gõ búa, còn “khiên” tức là hành động
che dấu và né tránh, không dám và không muốn công nhận sự vi phạm quyền con người của chủ thể vi phạm - nó được mô tả như động tác che khiên.
Một phương pháp nhân văn và có chiều sâu như vậy là thực sự thích hợp trong mọi nỗ lực tôn trọng và bảo đảm quyền con người; để có thể giải quyết các xung đột, vi phạm quyền con người một cách ít tổn thương quyền con người nhất, chúng tôi thiết nghĩ rằng không nên từ chối phương pháp và cách giải quyết theo tư tưởng Phật giáo.
Xin nêu một ví dụ:
“Ngày 16/2/2012, Đại học Harvard của Mỹ đã có sáng kiến tổ chức “Giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hoà giải và Yêu thương” nhằm vinh danh những người dấn thân cho sự nghiệp hòa giải, yêu thương của con người trên toàn thế giới; những người có sáng kiến, có đóng góp có hiệu quả trong việc hoà giải, chấm dứt xung đột, giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng, giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo; những người có tấm lòng yêu thương cao cả, đem hạnh phúc đến cho nhân loại, cũng như nhằm nghiên cứu, giới thiệu, tôn vinh sự nghiệp và tư tưởng vĩ đại của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Cùng với đó là việc nghiên cứu, ứng dụng cũng như tổ chức giải thưởng để vinh danh tư tưởng Trần Nhân Tông, để nhân loại chỉ có lòng nhân ái, yêu thương, đó là nền tảng để có một thế giới hoà bình, hữu nghị và hạnh phúc. Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải (The Tran Nhan Tong Reconciliation Prize), là giải thưởng quốc tế được Viện nghiên cứu Trần Nhân Tông của Đại học Harvard trao tặng hàng năm cho những người có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp hòa giải, yêu thương và hướng thiện trên thế giới, được trao tặng cho bất cứ ai có đóng góp để xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo nhằm hòa giải, chấm dứt xung đột, dành tình yêu thương cho nhân loại, ngăn chặn bạo lực và thúc đẩy các hành động hòa giải, hòa bình và tình yêu thương.
Trần Nhân Tông (1258-1308) là vị vua thứ 3 của triều đại nhà Trần (1225-1400), được sử sách ngợi ca là một hoàng đế anh minh trong lịch sử Việt Nam. Sau khi lãnh đạo toàn dân chiến thắng quân xâm lược, Vua Trần Nhân Tông đã bắt tay vào xây dựng đất nước bằng việc khởi xướng tinh thần yêu thương hoà giải. Ngài tâm niệm rằng những người bên cạnh mình là anh em thân thuộc, những người phải lưu lạc và lầm lỗi là những người con xa. Ngay sau khi trở lại thành Thăng Long, vua đã ra lệnh đốt tất cả những bằng chứng có thể kết tội những người đã từng đồng lõa với giặc. Việc này có tác dụng an dân và định nhân tâm một cách sâu sắc và thành công, để rồi trong toàn bộ công cuộc mở rộng bờ cõi và xây dựng nền văn hóa, Ngài đã tụ hội được những người giỏi nhất giúp sức cho đại nghiệp.
Việc xoá bỏ mọi dấu tích về việc có những người trong lúc loạn lạc yếu lòng theo giặc, vua Nhân Tông đã dùng trí tuệ và sự nhân từ của Phật giáo kết hợp với tinh thần đoàn kết truyền thống của dân tộc Việt để tập hợp mọi người vào một sự nghiệp chung. Sự hoà hợp đó trở thành nền móng căn bản nhất cho việc hình thành và phát triển một nền văn hoá Việt Nam tiêu biểu cho các giá trị nhân văn, cao cả và yêu thương giữa con người. Các giá trị này, kể từ thời điểm đó đã là những giá trị phổ quát chung của nhiều dân tộc trên thế giới, bất chấp khoảng cách địa lí, khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ.
Trí tuệ và tình thương không phân biệt của Ngài, đã trở thành điểm tựa cho sự phát triển tư duy dân tộc đạt đến một tầm vóc của một triết lí sống. Mười lăm năm sau khi lên ngôi, vào thời điểm đang ở đỉnh cao của quyền lực, Trần Nhân Tông đã quyết định nhường ngôi lại cho con trai, Ngài xuất gia để trở thành một nhà tu hành. Ngài đã nhận ra chân lí rằng một dân tộc không nên chỉ được biết đến bởi những chiến thắng, những vị vua quyền lực hay những danh tướng tài ba. Thay vào đó, sức mạnh của một dân tộc còn được, và chủ yếu phải được thể hiện bởi những giá trị tinh thần khác như lòng nhân
ái, tinh thần bác ái và khả năng hóa giải các mâu thuẫn để tạo nên sức mạnh đoàn kết. Nhận thức đó đã giúp Ngài kết hợp những tinh hoa của giáo lí Phật giáo với tư cách là một hệ tư tưởng, một hệ thống giáo dục lớn và những yếu tố căn bản nhất của nền văn hoá vốn có bề dày và được thử thách. Ngài đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng tư tưởng phản ánh một cách ưu tú nhất bản lĩnh tinh thần và trí tuệ của dân tộc Việt Nam. Nền tảng của phái Trúc Lâm do Ngài khởi xướng là không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh, mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội nguồn. Từ đây, Trần Nhân Tông đã vượt lên khỏi tầm vóc của một vị vua anh minh, một nhà quân sự lỗi lạc để trở thành một nhà tư tưởng có tầm vóc vượt thời đại.
Xã hội con người hiện tại đang chứng kiến vô số những mâu thuẫn, khác biệt và vẫn còn đó những hiềm khích, hận thù, xung đột tưởng như sẽ không bao giờ hóa giải được. Tất cả những yếu tố này đều tiểm ẩn những nguy cơ đẩy thế giới đến những cuộc chiến tranh có thể làm đổ vỡ hòa bình và tiêu tan tất cả sự sống. Trong bối cảnh đó, những giá trị từ di sản tinh thần của Trần Nhân Tông từ cách đây nhiều thế kỉ phải chăng cũng chính là sự phản ánh giấc mơ nhân ái toàn nhân loại, khi các dân tộc, các quốc gia và mỗi con người sẽ chạy đua với nhau bằng tri thức, giao tiếp với nhau bằng sự hiểu biết văn hóa và sự tôn trọng đối với những điều khác biệt.
Và không còn nghi ngờ gì nữa, trí tuệ, lòng nhân ái và tinh thần hòa giải của một trong những nhà tư tưởng kiệt xuất nhất của dân tộc Việt Nam cũng chính là những giá trị cao đẹp từng kết tinh trong nền văn hóa của tất cả các dân tộc.
Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải xuất phát từ cá nhân và tư tưởng của Trần Nhân Tông, một vị vua và cũng là một tu sĩ Phật giáo sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Trong đó, hòa giải là cách tiếp cận người khác, ngay
cả khi họ là kẻ thù, hòa giải là một con đường dẫn tới hòa bình lâu dài và bền vững, hòa hợp ngay trong từng cá nhân cũng như giữa người với người. Chính cuộc đời Trần Nhân Tông đã phản ánh rõ ràng về tầm quan trọng của hòa giải; điều ưu việt là Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải được trao cho hai hoặc nhiều cá nhân, xuất phát từ việc, hòa giải là hành động hàn gắn, mang các phía đối lập lại với nhau. Để hòa giải thực sự diễn ra, cần có được sự sẵn sàng hợp tác và nhượng bộ của cả hai phía, chỉ khi mỗi bên sẵn sàng bước tới với cái ôm hôn cho bên kia, hòa giải mới thực sự xảy ra. Khi những người ở hai phía đối lập cùng làm việc, đã giúp cho giảm sự khác biệt giữa hai bên. Có thể nói Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải xuất phát từ cuộc đời anh hùng và đạo đức Phật giáo của vua Trần Nhân Tông, trong lịch sử nhân loại, thật hiếm có nhà lãnh đạo quốc gia từ bỏ quyền lực và giàu sang để làm tấm gương về sự giản dị và đạo đức cho thế hệ sau như một sự hi sinh không một chút vị kỉ, Trần Nhân Tông là người đã thể hiện những lí tưởng Phật giáo về lòng từ bi và sự can đảm.
Ngày 21/9/2012, hai cá nhân đầu tiên được trao tặng Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải là ông U Thein Sein, Tổng thống Myanmar và bà Daw Aung San Suu Kyi, Chủ tịch đảng đối lập NLD và cũng là một tấm gương hoạt động trên lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Hội đồng cố vấn và xét Giải thưởng Trần Nhân Tông quyết định chọn hai nhân vật trên với tiêu chí của giải thưởng này là trao cho hai người ở hai phía đối lập, xung đột, bắt tay, hòa giải với nhau, khi mỗi bên đã sẵn sàng bước tới với sự khoan dung, với một tấm lòng cao cả và điều chỉnh để tiến tới sự tương đồng, chính họ đã thúc đẩy những diễn tiến về tinh thần cởi mở và hòa giải xảy ra ở Myanmar mang hi vọng đến cho hàng triệu người trên thế giới.” [44]
Theo tinh thần Phật giáo, hòa giải không phải là thỏa hiệp với mê vọng và sự tàn ác, trái lại, hòa giải là chống đối thường trực với mọi hình thức mê
vọng và tàn ác nhưng với tâm đại bi và cái nhìn siêu việt. Hòa giải, hiểu theo đúng ý nghĩa cao quý của từ này, không phải là một chiến thuật đối phó có tính chất tạm thời hoặc là dấu hiệu hèn yếu của một người “không có lập trường” mà thực chất, nó thể hiện được một cái nhìn sâu sắc “trùng trùng duyên khởi” về con người, cuộc đời, thế giới, một cái nhìn siêu việt được tất cả mọi quan điểm, lập trường.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Phật giáo về quyền con người chứa đựng trong nhiều giáo điển, được mô tả, phản ánh một cách lồng ghép, đan xen chứ không phân định tách bạch theo các quyền cụ thể như Luật nhân quyền quốc tế ngày nay, cho nên chúng ta nghiên cứu tư tưởng Phật giáo và thấy rằng, trong tư tưởng tự do có chứa đựng giá trị dân chủ, trong tư tưởng tôn trọng quyền sống có giá trị của quyền không bị tra tấn, trong tư tưởng bình đẳng có giá trị tôn trọng quyền của những người yếu thế, trong tư tưởng về quyền tự do có giá trị của quyền tự do biểu đạt, có giá trị về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng... và sẽ thật khó nhìn nhận nếu chúng ta không coi Phật giáo là một lí thuyết sống.
Vượt trên sự so sánh, đối chiếu, lí giải kinh điển Phật giáo tương thích với một số quyền con người theo Luật nhân quyền quốc tế ngày nay; chúng tôi nhận thấy điều quan trọng nhất chính là: Phật giáo có tư tưởng và nguyên tắc. Chính tư tưởng Phật giáo tương thích với tư tưởng quyền con người hiện nay, đó là đều xuất phát và hướng đến “nhân phẩm” với con người là trung tâm, lấy con người làm quan trọng, chính nguyên tắc của Phật giáo phản ánh sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Tư tưởng Phật giáo, ấy chính là sự nhận thức cao về luân lí, đạo đức là cơ sở để phổ quát quyền con người, để xây dựng một nền văn hóa nhân quyền, để thiết lập một xã hội tôn trọng và đảm bảo quyền con người.
Do đó, phát huy những giá trị tích cực của Phật giáo đối với Việt Nam, đất nước thấm đẫm văn hóa Phật giáo là điều nên được khai thác, có khả năng hiện thực hóa, để thúc đẩy và nâng cao nhận thức về giá trị quyền con người trong quá trình xây dựng nền văn hóa nhân quyền.
Là một trong những thành tố tạo nên văn hóa dân tộc trong suốt hàng ngàn năm, Phật giáo Việt Nam ngày nay vẫn lưu giữ những giá trị tích cực
góp phần xây dựng đạo đức lối sống cho con người Việt Nam. Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo, một cơ sở quan trọng cho việc tôn trọng và đảm bảo quyền con người trong lịch sử; tư tưởng bình đẳng, hòa bình của Phật giáo phù hợp với lối sống cởi mở của dân tộc Việt; lòng từ bi, bác ái góp phần xây dựng nhân cách, tạo nên lối sống hòa đồng giữa con người với con người; tinh thần hỉ xả, cứu khổ cứu nạn góp phần cứu giúp những người hoạn nạn, giữ vững tinh thần lá lành đùm lá rách của dân tộc; triết lí vô thường vô ngã giúp con người giảm đi cái tôi ích kỉ... Những giá trị tích cực của Phật giáo gắn với những hành động cụ thể trong đời sống xã hội, như người đói được cung cấp thực phẩm, người rách