Kế thừa đạo đức nhân văn của Phật giáo trong công tác

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa (Trang 101 - 103)

Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO

3.4. Kế thừa đạo đức nhân văn của Phật giáo trong công tác

ngừa vi phạm pháp luật và cảm hóa, cải tạo ngƣời vi phạm pháp luật

3.4.1. Phật giáo Việt Nam tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật

Xuất phát từ việc Phật giáo không tách rời lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, có thể thấy rằng trong tư tưởng Phật giáo, lợi ích cá nhân và xã hội phải đi cùng để tạo ra một hạnh phúc cho nhân loại. Triết lí này của Phật giáo được thể hiện trong Năm giới điều, chuẩn mực nền tảng đạo đức của Phật giáo. Con người nên tuân giữ Năm giới để làm cho cuộc sống không bị tổn hại, không vi phạm pháp luật quốc gia, vì lợi ích cá nhân và vì lợi ích cho cả xã hội. Chúng cần thiết để hình thành xã hội dân chủ, cuộc sống yên lành. Bởi vì Phật giáo là tôn giáo có tính xã hội, với tinh thần nhập thế rất sâu.

Chúng ta hoàn toàn nên và có thể kết hợp giáo dục nhà trường với các tổ chức xã hội, các cơ sở Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho mọi người, nhất là cho học sinh, sinh viên. Sự kết hợp này sẽ không những

làm đa dạng, phong phú hoạt động giáo dục mà còn tận dụng và phát huy được các ưu thế của cơ sở Phật giáo, tu sĩ Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho người học. Những giá trị tích cực của văn hóa Phật giáo góp phần xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi con người: Tư tưởng không hại người tất sẽ hạn chế hành vi hành hạ, gây thương tích hay tổn hại cho người khác; người hiếu hạnh sẽ hạn chế xảy ra hành vi vi phạm đạo đức gia đình và tội ác loạn luân, nghịch tử; tư tưởng yêu thương con người, hòa hợp môi trường, môi sinh tất sẽ hạn chế xu hướng phá hủy môi trường; người không tham, sân, si tất sẽ sống đạo hạnh, hạn chế xu hướng phạm tội kinh tế, không lừa đảo, chiếm đoạt tài sản không phải của mình làm ra, không làm hàng giả, độc hại cho người khác tiêu dùng...

3.4.2. Phật giáo Việt Nam tham gia cải tạo người vi phạm pháp luật

Trong đời sống xã hội hiện nay, có không ít người có lối sống tiêu cực như liều lĩnh, bất chấp tất cả, thiếu kiên nhẫn, ít khả năng chịu đựng, gặp thất bại dễ buông xuôi, bức xúc thì trả thù xã hội... chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân không cần biết đó là nhu cầu chính đáng hay không chính đáng, đúng đạo đức hay không, thậm chí vi phạm pháp luật.

Đối với những người này, đạo đức Phật giáo và giáo dục Phật giáo có tác động, tác dụng giáo hóa con người, giúp cho mọi người vững bước trước những nhu cầu thái quá, những cám dỗ của cuộc sống, khích lệ và đánh động họ biết quan tâm đến số phận của cộng đồng, của những người xung quanh, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.

Những tác động tích cực ấy có giá trị và ý nghĩa giáo dục tính cách lối sống cho bộ phận này, khơi dậy nhân phẩm, phật tính của con người. Có thể nêu ra nhiều giá trị giáo dục Phật giáo cho việc phát triển bền vững xã hội ở nước ta trong thời đại ngày nay; đó sẽ là giáo dục để chuyển tải những thông

điệp tích cực thông qua nội dung triết lí, giáo lí, lễ nghi của Phật giáo nhằm hướng đến những mục đích xa hơn, rộng hơn trong xã hội hiện đại. Cụ thể là:

Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có hệ thống toàn quốc, tận cơ sở, tu sĩ Phật giáo có nhiều người trình độ kiến thức Phật pháp và kiến thức tâm lí, xã hội cao, có mong muốn nhập thế, phục vụ cuộc sống tốt đẹp cho xã hội, đất nước.

Từ thực tế những khóa tu cho phật tử ở một số ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hoằng Pháp (TP.Hồ Chí Minh), những buổi giảng giáo lí Phật giáo trong các dịp lễ Phật đản (ngày sinh Đức Phật, rằm tháng 4), Vu lan (rằm tháng 7), việc tổ chức lễ Hằng thuận cho các đôi nam nữ khi kết hôn...

Các trường giáo dưỡng, trại cải tạo hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, các tu sỹ ở địa phương nơi trường, trại đóng chân, tổ chức cho các tu sỹ tham gia nói chuyện, giảng giải về giáo lí Phật giáo có tác dụng giáo dục đạo đức, khơi gợi những giá trị nhân văn, đạo đức của con người Việt nhằm giáo dục tính cách lối sống tích cực và cải tạo những suy nghĩ, ham muốn tiêu cực nêu trên.

Phương pháp này sẽ có tính khả thi và đem lại hiệu quả không nhỏ. Bởi vì, đối với đa số phạm nhân trong trại cải tạo, học sinh các trường giáo dưỡng vốn thuộc diện thiếu hụt trong việc được hưởng một nền giáo dục tốt, thường không được trưởng thành trong một môi trường giàu tình yêu thương cũng như có đạo đức và văn hóa cao. Chắc chắn họ sẽ tiếp nhận theo hướng tích cực sự tác động mang tính khơi gợi các giá trị đạo đức, nhận thức lại theo hướng nhìn nhận rõ bản chất những ham muốn, những sai lầm của bản thân trước đây.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)