Khái quát tư tưởng, triết lí Phật giáo liên quan đến tư tưởng

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa (Trang 28 - 30)

Chƣơng 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ VỀ PHẬT GIÁO

1.2. Khái quát về Phật giáo

1.2.3. Khái quát tư tưởng, triết lí Phật giáo liên quan đến tư tưởng

quyền con người

Hầu hết giáo lí Phật giáo đều nhằm mục đích giáo dục con người để có thái độ sống, hành vi ứng xử và cách thích nghi với hoàn cảnh sống, bao hàm những giá trị sống và kĩ năng sống không ngoài mục đích giúp con người “li khổ đắc lạc” (xa lìa khổ đau, đạt được niềm vui an lạc).

Giáo lí Tứ diệu đế là giáo lí căn bản nhằm mở ra nhận thức sâu sắc về sự thật bản chất đời sống (Khổ đế); nguyên nhân dẫn đến những khổ đau mà con người phải chịu, không ai có thể tránh khỏi (Tập đế); chỉ ra nguồn an lạc, hạnh phúc chân thật, vững bền không còn bóng dáng của khổ đau (Diệt đế) và con đường đạt được nguồn chân hạnh phúc đó (Đạo đế).

Trong đó, Đạo đế là phần thực hành căn bản của Tứ diệu đế, mà cốt lõi là Bát chánh đạo, gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy (Nhận thức sâu sắc, thấu đáo về bản chất đời sống, quan niệm sống đúng đắn, tích cực, làm tư tưởng chủ đạo cho tư duy và hành động); Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng

(Những kĩ năng sống và làm việc được hình thành trên cơ sở nhận thức hiểu biết đúng đắn và kinh nghiệm tu tập rèn luyện, trao dồi, thực hành các thiện pháp bằng suy nghĩ, lời nói và hành động); Chánh tinh tấn (Tính năng động, tích cực trong cuộc sống); Chánh niệm, Chánh định (Khả năng làm chủ bản thân, làm chủ cảm xúc, tình cảm, tâm lí, khả năm kiểm soát tốt tư duy, ngôn ngữ, hành động).

Giáo lí Tam vô lậu học (Ba môn tu học để không còn phiền não đưa đến sự sa đọa vào con đường khổ) của Phật giáo dạy về những giá trị đạo đức giúp con người hoàn thiện và nâng cao phẩm giới (Giới); giúp con người làm chủ cảm xúc, tình cảm, tâm lí (Định); có khả năng thích nghi, ứng phó và giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội một cách hiệu quả trên cơ sở nhân duyên, kết quả (Tuệ). Giới, Định, Tuệ chẳng những giúp cho con người hoàn thiện nhân cách, đạt được những giá trị chân, thiện, mỹ trong cuộc sống, mà còn giúp con người vượt lên trên lối sống tầm thường.

Lục hòa là sáu nguyên tắc sống hòa hợp Đức Phật dạy hàng xuất gia (tu sĩ chuyên nghiệp) nhằm xây dựng đời sống tu hành hòa mục, tịnh lạc, giúp giáo đoàn tăng thịnh; tuy nhiên, tư tưởng Lục hòa cũng mang lại lợi ích lớn cho bất cứ đời sống tập thể nào biết vận dụng, thực thi nó.

“Lục hòa gồm: Thân hòa đồng trú (sống chung hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần bình đẳng, tương thân tương ái, không phân biệt đối xử, không thành kiến, tị hiềm), khẩu hòa vô tranh (lời nói từ ái, thuận hòa, không tranh đấu hơn thua, không xúc phạm, không làm tổn thương người khác), ý

hòa đồng duyệt (biết trao đổi, hội ý tiến đến hòa hợp, đồng thuận, không tranh

chấp hơn thua, không thành kiến, oán thù), giới hòa đồng tu (cùng nhau thực hành, duy trì giới pháp, giữ gìn những chuẩn mực đạo đức, thực hành và giúp đỡ nhau trong việc trau dồi phẩm cách, đức hạnh, hoàn thiện bản thân), kiến

tưởng, nhận thức hòa hợp không còn dị biệt), lợi hòa đồng quân (cùng chia sẻ với nhau một cách đồng đều, bình đẳng về phương diện vật chất cũng như những thụ hưởng tinh thần, cùng chia sẻ trên tinh thần hòa đồng ái kính).

Mục đích Phật giáo là “đào luyện con người thành bi, trí, dũng”. Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm quả cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là tri thức tiến hoá, dũng là năng lực tiến hoá. Con người như thế là con người mới, căn bản của xã hội mới.

Đặc điểm của Phật giáo là “kiến thiết một xã hội mới” mà căn bản là con người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, là phải chiến thắng chính mình trước hết. Con người tự chiến thắng con người, nghĩa là cái “nhân cũ” (bóc lột, đàn áp, độc tài, xâm lược) không còn nữa, thì kết quả được cái “quả mới” là một xã hội mới. Trong xã hội ấy, quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: Bình đẳng trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ.” [18]

Một phần của tài liệu Tài liệu Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)