Rủi ro kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đề tài "Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm" ppt (Trang 27 - 30)

Đây là loại rủi ro thường gặp nhất trong thanh toán thư tín dụng. Rủi ro này gây thiệt hại tuy không lớn nhưng nó lại ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Khi rủi ro này xảy ra không những ngân hàng bị thiệt hại mà nó còn ảnh hưởng tới hoạt động kinh

doanh của khách hàng. Các rủi ro kỹ thuật xảy ra thường do nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng không thực hiện theo đúng quy định đặc biệt là quy định UCP 500. Trong quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ các bên tham gia phải tuân thủ theo quy tắc và thực hành thống nhất theo quy định của phòng thương mại quốc tế (ICC). Hiên nay quy địng UCP 500 được áp dụng trên toàn thế giới nó có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Ngoài ra các ngân hàng phải tuân thủ theo quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ(URR)

+ Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng thông báo

Theo điều 7 của UCP 500 quy định trách nhiệm của ngân hàng thông báo “ ngân hàng thông báo, nếu quyết định thông báo tín dụng thư, phải kiểm tra cẩn thận tính xác thực bề ngoài của tín dụng thư mà họ thông báo. Nếu ngân hàng đó quyết định không thông báo tín dụng thư thì phải báo không chậm chễ cho ngân hàng phát hàng”. Nghiệp vụ thông báo tín dụng hoàn toàn mang tính chất dịch vụ,do vaỵy ngân hàng thông báo, ngoài những quy định tại điều khoản này, không chịu trắch nhiệm về khả năng giao hàng của người hưởng, khả năng thanh toán của người mở..., hoặc bất cứ phát sinh nào liên quan đến tín dụng thư đó. Như vậy ngân hàng thông báo không phải chịu bất cứ một trách nhiệm gì nhưng khi mắc phải sai sót thì khi đó uy tín của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Khi mắc sai sót loại này phía khách hàng sẽ đánh giá tới nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng này.

+ Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng mở L/C

Theo UCP 500, ngân hàng mở được miễn trách nhiệm thanh toán nếu bộ chứng từ đó có lỗi. Tuy nhiên nếu ngân hàng mở không thưch hiện theo đúng những quy định tại điều 13,14 của UCP500 thì ngân hàng mở phải chịu trách nhiệm về bộ chứng từ đó. Trong điều 13,14 quy định các trường hợp sau Thông báo từ chối chứng từ nhưng không nói rõ sự bất hợp lệ của chứng từ, hoặc những bất hợp lệ này bị ngân hàng chiết khẩu phủ nhận hoặc trở nên không có giá trị

Ngân hàng phát hàng có thời gian là 7 ngày để kiểm tra chứng từ và quyết định nhân hay từ chối chứng từ.

Nếu ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc một ngân hàng được chỉ định hành động thay mặt các ngân hàng này quyết định từ chối chứng từ thì phải gửi thông báo không chậm chễ về các quyết định từ chối bằng viễn thông hoặc, nếu không thể được thì bằng các phương tiện nhanh chóng khác, nhưng cũng không chậm hơn 7 ngày làm việc ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ. Thông báo đó sẽ được gửi cho ngân hàng mà từ đó nó nhận được chứng từ hoặc gửi cho người thụ hưởng, nếu nó nhận được chứng từ trực tiếp từ người này. thông báo này phải nêu tất cả những điểm bất hợp lệ mà theo đó ngân hàng từ chối các chứng từ và cũng phải nói rõ ngân hàng đang giữ chứng từ để tuỳ quyền định đoạt của người xuất trình hay trả lại cho người xuất trình. Nếu ngân hàng phát hành không hành động theo đúng với quy định của điều khoản này hoặc không gĩư chứng từ tuỳ quyền định đoạt của người xuất trình hoặc trả lại cho người xuất trình, ngân hàng phát hành sẽ bị mất quyền khiếu nại là chứng từ không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng thư.

Ngoài ra ngân hàng mở còn gặp phải rủi ro lớn đối với nhà nhập khẩu do không tiến hành thẩm định một cách kỹ lưỡng tình hình tài chính của đơn vị xin mở L/C, nhất là những khách hàng quan hệ lần đầu. Khi đơn vị nhập khẩu làm ăn thua lỗ liên tục mà ngân hàng không hay biết. Khi đó ngân hàng mở vẫn thanh toán cho người bán trong khi đó không thu hồi hết về phía người mua.

+ Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng thông báo

Theo điều 7 UCP500 quy định trách nhiệm của ngân hàng thông báo. Theo UCP500 ngân hàng thông báo ,nếu quyết định thông báo tín dụng thư ,phải kiểm tra cẩn thận tính xác thực bề ngoài tín dụng thư mà họ thông báo.

Nếu ngân hàng thông báo không thể kiểm tra được sự xác thực bề ngoài, ngân hàng thông báo phải báo không chậm chễ cho ngân hàng mà từ

đó họ nhận được chỉ thị rằng không thể kiểm tra được tính xác thực của tín dụng thư, nhưng nếu ngân hàng quyết định thông báo tín dụng thư đó thì phải báo cho người hưởng biết rằng họ không thẻ kiểm tra tính xác thực của tín dụng thư.

Ngoài ra khi ngân hàng gửi đi một bộ chứng từ sai sót mà không phát hiện ra do lỗi của ngân hàng thì ngân hàng sẽ phải chụi ro do việc tu chỉnh chứng từ và thanh toán chậm. Ngay cả khi ngân hàng thực hiện đúng chức trách của mình thì những sai sót này sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài "Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm" ppt (Trang 27 - 30)