Một số sai hỏng thường gặp và hướng khắc phục

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ơ TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Trang 58 - 62)

- Lắp sai chiều piston bộ phun dầu sớm dẫn đến động cơ bị khựng khi tăng tốc, động cơ hoạt động bất thường ở tốc độ cao như khói đen và bị nổ ở đường ống xả

-Khắc phục bằng cách kiểm tra và lắp lại cho đúng (buồng chứa lò xo thông với đường dầu đến từ thùng chứa)

3.1. Hư hỏng

- Bơm cao áp VE thường có những hư hỏng làm ảnh hưởng tới thời điểm cung cấp, lượng cung cấp nhiên liệu và khả năng tự điều chỉnh tốc độ theo tải. Những hư hỏng chủ yếu như: piston xylanh bị mòn, trầy xướt; van cao áp bị trầy xướt, mòn bề mặt côn, hình trụ; hỏng bộ điêù tốc, bộ phun sớm tự động

3.2. Kiểm tra sửa chữa

3.2.1. Cặp piston và xylanh bơm: Dùng kín lúp quan sát sự trầy xướt của piston,

nhất là nơi đầu rãnh xiên. Nếu trầy xướt nhẹ thì xoáy lại với loại mở xoáy đặc biệt (không được dùng cát xoáy). Nếu bị trầy xướt nặng phải thay mới cả cặp piston và xylanh

3.2.2. Van và bệ van cao áp: Dùng kín lúp quan sát sự tiếp xúc giữa van và bệ

van. Nếu trầy xướt nhẹ thì xoáy lại. Nếu nặng thay mới

3.2.3. Lò xo van cao áp, vòng răng, thanh răng: Nếu lò xo bị cong, rỉ, phải thay mới. Răng của khâu răng và thanh răng bị mòn sẽ làm sai lưu lượng, phải thay mới

Hình 6.7 Vị trí mòn ở piston và xylanh bơm cao áp

Hình 6.8 Van thoát cao áp a.Van b.bệ van A.rãnh thoát B.đầu côn

C.đuôi van D.gờ côn Đ.Mặt tiếp xúc với rãnh thoát G.Lỗ dẫn hướng dầu

3.3. Bộ điều tốc: Kiểm tra bánh răng bộ điều tốc, các quả văng, lò xo, ty đẩy

3.4. Bộ phun dầu sớm tự động: Kiểm tra piston bộ phun sớm, cơ cấu truyền động, lò xo, vành con lăn. Đảm bảo piston không bị trầy xướt, cơ cấu truyền động nhẹ nhàng, vành con lăn có thể xoay nhẹ, lò xo không bị gãy hoặc biến dạng

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm cao áp VE 2.Trình bày qui trình tháo lắp bơm cao áp VE

Bài 07: THIẾT BỊ CÂN CHỈNH BƠM CAO ÁP

(Thiết bị khảo nghiệm)

Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp vận hành, sử dụng thiết bị cân chỉnh bơm cao áp

Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng

-Trình bày được công dụng, và các đặc tính kỹ thuật của thiết bị cân chỉnh bơm cao áp

-Hiểu rõ các bước vận hành thiết bị, nhận diện được sai lệch kỹ thuật và hiệu chỉnh bơm cao áp đúng yêu cầu kỹ thuật

-Hiểu rõ trình tự gá lắp bơm cao áp lên thiết bị cân chỉnh và rèn luyện các kỹ năng gá lắp đúng yêu cầu kỹ thuật

- Nhận diện được hư hỏng, phân tích được nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa đúng yêu cầu kỹ thuật

-Đảm bảo an toàn cho người và máy móc, thiết bị

Nội dung chính:

1.Giới thiệu thiết bị

-Thiết bị khảo nghiệm bơm cao áp loại HORSTMANN, sản xuất năm 2002 của Đức

-Thiết bị khảo nghiệm có độ kiểm tra rất chính xác và nhanh chóng để rút ra kết luận đáng tin cậy về khuyết điểm của động cơ Diesel

-Việc sử dụng và cân chỉnh bơm cao áp được sự trợ giúp đặc biệt của các đồng hồ hiển thị, hiển thị liên tục những số liệu đo được và đọc số liệu nhanh chóng giúp người sử dụng tiến hành kiểm tra nhanh chóng

Hình 7.1 Thiết bị cân chỉnh bơm cao áp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH Mô đun: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ơ TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)