6.1. Kiểm tra, điều chỉnh lưu lượng phun
Hình 7.2. Băng thử kiểm tra bơm cao áp 6.1.1.Các bước tiến hành
-Gá đặt bơm cao áp lên băng thử
-Lắp các ống dầu lên kim phun trên băng thử và đặt kim phun vào các ống nghiệm có ghi vạch phân phối
-Nối hệ thống nhiên liệu trên băng thử với bơm cao áp -Mở cửa sổ bên hong bơm cao áp
-Xả gió trong bơm cao áp
-Khi đủ 100 lần phun, nhiên liệu sẽ tự động ngừng phun vào ống nghiệm
-Dừng máy và quan sát mực dầu trong các ống nghiệm phải đều nhau và đúng lưu lượng của nhà chế tạo
-Nếu chưa đạt thì tiến hành điều chỉnh lại
-Tiến hành kiểm tra ở 3 cấp độ hoạt động của bơm: Thấp, trung bình và cao Kiểm tra và điều chỉnh đến khi nhiên liệu ở các ống nghiệm bằng nhau và đúng thông số kỹ thuật là đạt yêu cầu
6.2. Kiểm tra áp suất mở van cao áp (van triệt hồi)
Hình 7.3 Mở các đường ống dầu cao áp
6.2.1.Các bước tiến hành
-Bơm cao áp được lắp trên bàn khảo nghiệm và các đường ống được lắp theo sơ đồ
-Các van trên sơ đồ ở vị trí mở
-Đường ống dầu hồi của bơm cao áp được bịt kín (cụm van ổn áp được tháo ra, dùng bulông có kích thước tương ứng vặn vào)
-Cho bơm truyền và bơm cao áp của bàn khảo nghiệm làm việc để đưa nhiên liệu vào khoang chứa bơm cao áp
-Xả gió trong hệ thống
-Đưa tay thước về vị trí ngưng cung cấp nhiên liệu quay piston của con đội máy cần kiểm tra xuống phía dưới
-Quan sát đồng hồ áp suất và ghi nhận giá trị trên đồng hồ khi nhiên liệu bắt đầu chảy ra ở thân bơm của van cần kiểm tra
-Đem kết quả so sánh với số liệu -Tiếp tục ở các phân bơm còn lại
Lưu ý
-Khi kiểm tra ở phân bơm nào thì mở van kiểm tra ở phân bơm đó, các van kiểm tra ở các phân bơm còn lại được đóng kín, mở van ở phân bơm này mới đóng van ở phân bơm kia lại
-Sau khi kiểm tra xong ở các phân bơm, tắt bơm truyền và bơm cao áp của bàn khảo nghiệm
6.2.2.Điều chỉnh
Thường áp suất mở van triệt hồi khoảng 25 ÷ 27 KG/Cm2 , áp suất mở các van yêu cầu tương đương nhau. Nếu không đạt phải điều chỉnh lại
-Dùng clê mở van triệt hồi, lấy cụm van triệt hồi ra -Nếu áp suất cao hơn qui định, bớt đệm chêm lò xo
-Nếu áp suất thấp hơn qui định, chêm đệm lò xo hoặc thay lò xo tương ứng -Nếu áp suất không thay đổi khi thực hiện như trên, có thể do hư hỏng ở cụm van triệt hồi
-Khi điều chỉnh xong xiết chặt lại rắc co van triệt hồi
Ví dụ : Van triệt hồi bơm cao áp GMC-TOYOTA áp suất mở van triệt hồi 25 KG/Cm2 .
Hình 7.4 Kiểm tra góc độ phun dầu các tổ bơm
6.3.1.Trình tự gá lắp
-Bắt chặt bơm cao áp cố định trên bàn khảo nghiệm
-Nối khớp trục bơm cao áp với trục dẫn động bàn khảo nghiệm
-Lắp mâm chia độ vào khớp nối trục bơm cao áp (nếu trên bàn khảo nghiệm không có sẵng bàn chia độ)
-Lắp đường ống thấp áp của bàn khảo nghiệm đến bơm cao áp cần kiểm tra -Lắp thời điểm kế vào rắc co cao áp cuả bơm cao áp cần kiểm tra
6.3.2.Các bước kiểm tra
-Cho bơm truyền của bàn khảo nghiệm làm việc, đồng thời xả gió ở bơm cao áp -Đưa thanh thước về vị trí cung cấp nhiên liệu cực đại.
-Dùng tay xoay trục bơm theo chiều làm việc đến khi mực dầu trong thời điểm kế chớm đi lên thì dừng lại
-Quan sát vòng chia độ ở đầu trục bơm cao áp đọc số đo ở đầu mũi dò điều chỉnh mũi đo về vị trí 00 khi bắt đầu ở xylanh thứ nhất theo thứ tự cung cấp nhiên liệu ở các nhánh bơm
-Tiếp tục xoay trục bơm cao áp theo chiều làm việc đến khi nhánh bơm kế tiếp (theo thứ tự cung cấp). Bắt đầu cung cấp (mực dầu trong thời điểm kế vừa chớm đi lên) thì dừng lại
-Đọc giá trị ở đầu mũi dò, xác định sai lệch theo góc lệch công tác, độ sai lệch cho phép ±10
-Khi kiểm tra xong tắt bơm truyền của bàn khảo nghiệm
6.3.3.Điều chỉnh
Sau khi kiểm tra nếu góc lệch công tác giữa các nhánh bơm không đúng với giá trị qui định, ta tiến hành điều chỉnh lại
-Dùng 2 clê miệng vặn vít điều chỉnh -Điều chỉnh chiều cao con đội
-Sau khi điều chỉnh xong xiết chặt đai ốc khóa con đội, dùng tay quay trục bơm cao áp theo chiều làm việc
-Khi con đội đi lên đến vị trí cao nhất thì dừng lại, dùng trục vít bẩy con đội đi lên
-Yêu cầu kỹ thuật: Con đội phải có khoảng chạy nhất định 0,5 ÷ 1 mm -Thử nghiệm lại theo các bước kiểm tra trên
6.4. Điều chỉnh bộ điều tốc
Hình.7.5 Điều chỉnh bộ điều tốc
6.4.1.Kiểm tra ở số vòng quay cực tiểu
-Gá bơm cao áp lên bàn khảo nghiệm theo sơ đồ -Cho bơm truyền của bàn khảo nghiệm làm việc
-Cho động cơ của bàn làm việc và điều chỉnh số vòng quay lớn hơn số vòng quay định mức nhỏ nhất của bơm cao áp cần kiểm tra
-Đưa thanh răng về vị trí ngưng cung cấp nhiên liệu
-Hạ từ từ tốc độ động cơ của bàn đến số vòng quay định mức thấp nhất của bơm cao áp
-Xác định số vòng quay thấp nhất cuả bơm cao áp cần kiểm tra khi có nhiên liệu phun ra
-So sánh với yêu cầu kỹ thuật
6.4.2.Kiểm tra ở số vòng quay cực đại
- Tương tự như trên, nhưng:
+Đưa thanh thước về vị trí cung cấp cực đại
+Tăng tốc độ động cơ của bàn đến số vòng quay cao nhất +Quan sát vòi phun
+Từ số vòng quay định mức cao nhất trở lên không có nhiên liệu phun ra
+Xác định số vòng quay cao nhất của bơm cao áp cần kiểm tra khi không có nhiên liệu phun ra
+So sánh với yêu cầu kỹ thuật
Lưu ý
-Bộ điều tốc 1 chế độ: kiểm tra số vòng quay ở chế độ cực đại
-Bộ điều tốc 2 chế đô : Kiểm tra ở số vòng quay cực tiểu và số vòng quay cực đại
-Bộ điều tốc đa chế độ : Đặt cần ga ở một vị trí bất kỳ
+Nếu tăng tốc độ cốt bơm thì thanh thước dịch chuyểm về phiá giảm lượng nhiên liệu cung cấp
+Nếu giảm tốc độ cốt bơm thì thanh thước dịch chuyển về phiá tăng lượng nhiên liệu cung cấp
Ví dụ: Bơm YTH-5A ( MTZ-80/82 )
nmin = 200 v/phút, nmax = 1170 v/phút
6.4.3.Điều chỉnh bộ điều tốc
Sau khi khảo nghiệm bộ điều tốc, có thể có hoặc không có các trường hợp bộ điều tốc tác động ở số vòng quay cao hơn hoặc thấp hơn định mức, nói chung là bộ điều tốc hoạt động không đúng yêu cầu thì ta tiến hành điều chỉnh lại số vòng quay định mức của bộ điều tốc
-Tăng sức căng lò xo bộ điều tốc nếu số vòng quay tác động của bộ điều tốc thấp hơn qui định
-Giảm sức căng lò xo bộ điều tốc nếu số vòng quay bộ điều tốc cao hơn qui định
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày các đặt tính kỹ thuật cơ bản của thiết bị cân chỉnh bơm cao áp 2.Trình bày qui trình vận hành thiết bị cân chỉnh bơm cao áp
3.Trình bày phương pháp kiểm tra điều chỉnh bơm cao áp PE trên thiết bị cân chỉnh
Bài 8: SỬA CHỮA PAN ĐỘNG CƠ DIESEL
Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp vận hành và sửa chữa pan động cơ Diesel
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng
-Hiểu và trình bày được qui trình vận hành động cơ Diesel 1 xy lanh và nhiều xy lanh
-Vận hành được động cơ Diesel 1xy lanh và nhiều xy lanh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Xác định được nguyên nhân và xử lý pan trên động cơ Diesel - Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
Nội dung chính: