Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.3.4. Nguồn cung cấp thông tin về mãn kinh
Theo nghiên cứu của chúng tôi, nguồn cung cấp thông tin chính về mãn kinh gồm: qua phương tiện thông tin đại chúng ( internet, ti vi, đài) chiếm tỷ lệ cao nhất (74,93%), qua cán bộ y tế 55,38%, qua người thân chiếm 38,97%, qua bạn bè chiếm 34,36%, qua tạp chí, ấn phẩm 11,27%. Như vậy đối tượng tiếp cận nguồn thông tin về mãn kinh chủ yếu thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ có hơn 50% qua cán bộ y tế, và một tỷ lệ thấp qua tạp chí ấn phẩm.
Tôn Nữ Minh Quang nghiên cứu 314 đối tượng phụ nữ mãn kinh tại ba phường Tây Lôc, Thuận Hòa, Vĩ Dạ thành phố Huế vào năm 2002 về nguồn cung cấp thông tin tiền mãn kinh, mãn kinh kết quả thu được: qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, TV, báo chí) 14,96%, qua cán bộ y tế 4,46%,qua các nguồn thông tin khác 24,20% (19).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tình hình phát triển của đất nước nói chung cũng như thành phố Huế nói riêng, trước sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức truyền thông đại chúng đến tận với người dân. Do đó kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh có nhiều cải thiện rất đáng kể so với những năm trước đây qua nghiên cứu của các tác giả Phạm Gia Đức, Tôn Nữ Minh Quang [18], [19].
Truyền thông những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sau mãn kinh đến cộng đồng, phụ nữ mãn kinh là một nhu cầu rất cần thiết. Điều này sẽ giúp họ hiểu biết các triệu chứng sớm của tiền mãn kinh, mãn kinh cũng như hậu quả muộn, những bệnh lý liên quan đến sự giảm sút estrogen của cơ thể. Sự hiểu biết vế cách giữ gìn sức khỏe giúp họ thực hành một số biện pháp dự phòng thông qua chế độ ăn uống đúng cách, sử dụng các chất có trong thiên nhiên, luyện tập, hoặc bổ sung nội tiết nữ... làm cho phụ nữ mãn kinh lạc quan, tự tin, an tâm hơn nhằm nâng cao chất lượng sống và sức khỏe của lứa tuổi này.