Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.2.2. Những hiểu biết về cách giữ gìn sức khỏe ở tuổi mãn kinh
Hiểu biết về chế độ ăn uống hợp lý của phụ nữ mãn kinh qua bảng 3.9 cho thấy phụ nữ cho rằng nên ăn nhiều rau quả chiếm tỷ lệ cao nhất (88,46%), tiếp đến là phụ nữ biết tránh các chất kích thích (84,36% ), bớt ăn thịt - trứng chiếm 62,31%, ăn nhiều thức ăn có chất khoáng chiếm 40%, ăn uống nhiều thực phẩm từ đậu nành chiếm tỷ lệ thấp nhất (30,26%). Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả cao, dao động ít nhiều theo từng nhóm thực phẩm nhưng nhìn chung hiểu biết của nhóm phụ nữ nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Tôn Nữ Minh Quang chỉ có 39,49% cho rằng nên ăn nhiều rau quả và nên ăn nhiều thức ăn có khoáng chất chiếm 3,18% [19].
Phụ nữ hiểu biết nên ăn uống nhiều thực phẩm từ đậu nành có tỷ lệ thấp nhất. Đậu nành là sản phẩm dễ dùng mà có hiệu quả tốt đối với sức khỏe tuổi mãn kinh, nên cần tuyên truyền nhiều hơn cho phụ nữ biết để sử dụng. Phụ nữ Á Châu được ghi nhận có ít triệu chứng mãn kinh hơn các châu khác vì ăn
nhiều sản phẩm của đậu nành chứa nhiều isoflavones và phytosterols, các chất này có công dụng như estrogens tác dụng lên các hệ cơ quan [10].
Qua biểu đồ 3.5 có 44,10% phụ nữ mãn kinh biết cần bổ sung thêm canxi ngoài chế độ ăn như sữa dành cho người lớn tuổi, viên canxi để phòng chống loãng xương. Cùng với kết quả kiến thức về chế độ ăn, có 40% phụ nữ cho rằng nên ăn nhiều thức ăn có chất khoáng (bảng 3.9), chúng tôi thấy rằng kiến thức bổ sung canxi phòng chống loãng xương chưa cao, điều này ảnh hưởng đến thực hành chăm sóc sức khỏe của phụ nữ, góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp của PNMK.
Về chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý ở phụ nữ mãn kinh, theo bảng 3.10 có 60,26% tập luyện thể dục thường xuyên (chiếm tỷ lệ cao nhất), tăng giao lưu với bạn bè chiếm 57,18%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là khám sức khỏe định kỳ (39,23%). Cao hơn so với Tôn Nữ Minh Quang, theo nghiên cứu này chỉ có 41,72% phụ nữ cho rằng nên tập luyện thể dục thường xuyên [19].
Phụ nữ có hiểu biết về dùng thuốc để bổ sung nội tiết ở tuổi mãn kinh chỉ có 11,79% (biểu đồ 3.6). Tuy nhiên cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Tôn Nữ Minh Quang (theo nghiên cứu này chỉ có 1,91%) [19].
Với tiêu chí đặt ra trong phương pháp nghiên cứu của chúng tôi, để đánh giá kiến thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mãn kinh. Kết quả ghi nhận được qua bảng 3.12 kiến thức chung về chăm sóc sức khỏe của PNMK 44,90% có kiến thức tốt về chăm sóc sức khỏe khi mãn kinh, tỷ lệ này chưa cao. Vì kiến thức là nền tảng cho thái độ và đi đến những hành vi chăm sóc sức khỏe đúng.
Mãn kinh là vấn đề về sức khỏe không thể tránh khỏi ở một người phụ nữ nào, mãn kinh không phải là một bệnh, mãn kinh là một phần trong đời sống sinh lý bình thường của người phụ nữ, vì vậy phụ nữ cần trang bị những
kiến thức cơ bản về tiền mãn kinh và mãn kinh để tự chăm sóc mình, để được sống vui, sống khỏe, cuộc sống đầy ý nghĩa [10].