NHỮNG NHẬN THỨC SAI LẦM CỦA MỘT SỐNG ƯỜI ĐỆ

Một phần của tài liệu kinh-bat-nha-truc-chi-de-cuong (Trang 74 - 76)

T PHT TRÊN BƯỚC

ĐƯỜNG TÌM ĐẾN QU VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC CHÁNH GIÁC

Trong toàn bộ kinh điển Phật, đạo lý nhân quả và vấn đề TRI HÀNH được xem là vấn đề then chốt. Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát được tiêu biểu cho TRI. Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ

tát tiêu biểu cho HÀNH. TRI mà không HÀNH ví như có mắt mà cụt chân. HÀNH mà thiếu TRI ví như đôi chân đi khẻo mà mù đôi mắt. Chỉ có khi nào TRI HÀNH hợp nhất mới đem lại kết quả mong muốn cho người con Phật. Khi kiểm điểm lại những ngày tháng trôi qua, sự TRI HÀNH của mình còn rời rạc, Huyền Giác thiền sư than thở viết:

"Ngô to niên lai tích hc vn Dic tng tho s tm kinh lun Phân bit danh tương bt tri hu

Khước b Như Lai kh hà trách S tha trân bo hu hà ích

Nhp hi toán sa đồ t Tùng lai tng đắng giác hư hành

Đa niên ung tác phong trn tác

TRI HÀNH chưa hợp nhất, kết quả còn thăm thẳm xa xôi. TRI sai, HÀNH quấy hướng dẫn nhiều người cùng làm như vậy thì thiệt thòi cho những người đệ tử Phật từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.

Là những người xuất gia, trưởng tử Phật có trách nhiệm hướng dẫn tinh thần cho Phật tử, truyền bá chánh pháp của Như Lai, chúng ta không thể lơ là, hời hợt để mặc tình cho tà giáo ngoại đạo lung lạc chánh pháp của Như Lai, bôi nhọ giáo lý, xuyên tạc kinh điển bằng những hình thức quá lỗi thời, những nghi lễ nặc mùi vụ lợi để cho người đệ tử Phật thực thà, chất phác, tiền mất tật mang, để cho đạo Phật, người đệ tử Phật, mang tiếng là hạng người mê tín dị đoan, là hạng ký sinh trùng trong xã hội.

Muốn được quả giải thoát giác ngộ phải tu nhân giải thoát giác ngộ. Phủ nhận lý nhân quả, không còn là một đệ tử Phật. Chúng ta phải cần nói thẳng với Phật tử chúng ta rằng:

• Muốn có giải thoát giác ngộ, không thể có mâm cao, lễ đầy hiến dâng cho Phật • Muốn có giải thoát giác ngộ, không thể có ở sự rải nước và chú nguyện ở các

Thày

• Muốn có giải thoát giác ngộ, không thể có ở những buổi trai tăng lắm tiền nhiều phẩm vật.

• Muốn có giải thoát giác ngộ, không thể có ở những hành động đua tranh tạo tượng Phật lớn, xây chùa to.

Theo giáo lý Phật, tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, không luận giàu nghèo đều có thể đạt đến giải thoát giác ngộ thành tựu VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC bằng khả năng nghị lực của chính mình. Con người có khả năng hành động cải tạo những tư tưởng hành động có tánh hắc ám vô minh....Có khả năng xây dựng cho mình một nhận thức trong sáng. Đề cao cảnh giác với bọn giặc cướp: thập sử, thập triền. Thân cận những bạn hữu thuần lương: Tứ nhiếp, lục độ, thất bồ đề phần....và thẳng nẻo mà đi trên con đường BÁT CHÁNH ....Làm được vậy thì sự giác ngộ giải thoát là của chung của nhân loại, ai cũng có quyền xây dựng nên và tự thừa hưởng lấy. Quả VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC không phải là cái để dành riêng cho một Đức Phật hay đấng Như Lai Thế Tôn nào.

Một phần của tài liệu kinh-bat-nha-truc-chi-de-cuong (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)