NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG LÀ ĐẠT ĐÁO ĐIỂM CỦA

Một phần của tài liệu kinh-bat-nha-truc-chi-de-cuong (Trang 53 - 55)

CỦA

BÁT NHÃ BA LA MẬT

Tu Bồ Đề! Giả sử có người đem thất bảo đầy vô lượng cõi nước để làm việc bố thí, nhưng nếu có thiện nam, thiện nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thọ trì đọc tụng kinh này rồi giảng nói cho người khác nghe chứng bốn câu kệ, phước đức của người này nhiều hơn người trước.

Nhưng phải giảng nói như thế nào? - Rằng:

"Không nên chấp thủ pháp tướng và hãy như như bất động" trước các pháp tướng ấy. Vì sao thế?

-Vì:

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng huyển, như bóng quáng bọt bèo Như sương mai, như điện chớp

Nên như vậy mà quán chiếu tư duy.

TRC CH

Từ trước đến đây, không cần đếm kỹ là mấy lần, nhưng độc giả đã nhớ vấn đề cơ bản của tư tưởng Bát Nhã mà Phật nói rất nhiều lần. Rằng đem vật chất thất bảo bố thí bao nhiêu, cúng dường cách nào, cũng không thể so sánh với công đức tu tập Bát Nhã Ba La Mật. Ý đó Phật nhắc nhiều lần đến nỗi độc giả có cảm nghĩ lạ, nếu không dám nói là nhàm tai. Nhưng chính điều đó nói rõ với đệ tử Phật rằng:

Trí tuệ Ba La Mật mới là DUYÊN NHÂN trực tiếp thành tựu một Như Lai.

Hãy lấy trí tuệ cung dưỡng Phật, ngày thành Phật đến rất gần, như người nấu gạo chẳng mấy chốc có cơm ăn.

Lấy thất bảo cúng dường Phật, như nhà nông mới ngâm thóc giống, chờ ngày thu hoạch, phải trải mấy khâu...dài...

Giảng nói Bát Nhã Ba La Mật, tùy đối tượng mà vận dụng ngữ ngôn, không nhất định phải nói bài kệ nào, ý nghĩa đoạn kinh nào. Đó gọi là "PHƯƠNG TIỆN" Bát Nhã. Từ phương tiện đưa hành giả một bước tiến lên.

Rằng:

Tt c pháp hu vi

Như mng huyn, như bóng quáng bt bèo Như sương mai, nhưđin chp Nên như vy mà quán chiếu tư duy.

Đó là bước thứ hai trên đường đi lên Thật tướng Bát Nhã, là QUÁN CHIẾU Bát Nhã vậy.

Trải qua quá trình quán chiếu Bát Nhã đến độ "hành thâm". Bấy giờ hành giả sẽ có một nghị lực khinh an, vượt ra khổ não. Hành giả sẽ có sức trí tuệ sắc bén như lưỡi kiếm kim cương. Trước đối thủ lục dục, thất tình, bát phong, thập sử, hành giả hóa giải chúng bằng một tâm trạng an lành, bình tĩnh hiên ngang như núi chúa, thanh thoát tợ trời xanh, biểu hiện sức sống lạc quan tự tại của con người NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG giữa chốn trần ai. NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG là người đạt đến THẬT TƯỚNG BÁT NHÃ BA LA MẬT rồi. Có người bảo: Nếu nhìn các pháp hiện hữu như chiêm bao, như ảo thuật, như bọt nước, như bóng quáng, như sương mai, như điện chớp thì hành giả tu Bát Nhã nhìn đời bằng cặp mắt quá bi quan tiêu cực. Đó là thứ triết lý nhồi nhét cho con người một nhãn quan rời rạc xa thực tế: ăn, mặc, ở, ngủ, thở ...của cuộc đời.

Lời phê phán đó, nghe qua hẵn cũng có người cho là đúng. Nhưng đi sâu lãnh vực tri thức thì nó chỉ đúng với con người biết một mà chẳng biết hai về giáo lý Phật. Hay tệ hơn nữa là những người chưa hiểu Phật pháp tí nào.

Thuyết minh lý "vạn pháp nhân duyên sanh" là giáo lý rời xa thực tế ư? Thuyết minh y tha khởi tánh của sự vật hiện tượng là bi quan tiêu cực ư?

Một phần của tài liệu kinh-bat-nha-truc-chi-de-cuong (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)