Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc (Trang 46 - 139)

a. Môi trường pháp lý

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu sự tác động trực tiếp từ những quy định của pháp luật kinh doanh, có thể là tích cực hoặc tiêu cực, nhưng doanh nghiệp không đủ thẩm quyền để thay đổi. Do đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt đối với các tác động tích cực và điều chỉnh trước các tác động tiêu cực để khắc phục khó khăn trong quá trình hoạt động. Có như vậy mới đạt được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Thị trường và sự cạnh tranh

Trong sản xuất hàng hóa, biến động cả thị trường đầu tư đầu vào và đầu ra là căn cứ quan tọng để doanh nghiệp lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn. Khi xem xét thị trường, không thể bỏ qua các yếu tố cạnh tranh, doanh nghiệp nào tạo được ưu thế sẽ chiếm lĩnh thị trường đồng nghĩa với việc kinh doanh có lãi và sử dụng vốn hiệu quả.

c. Rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh:

Doanh nghiệp không lường trước được các rủi ro: thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, dịch bệnh… hoặc những rủi ro trong kinh doanh mà làm thiệt hại đến vốn của doanh nghiệp.

d. Đối thủ cạnh tranh

Việc xác định được đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những rủi ro khi xây dựng kênh phân phối, giá bán và hệ thống bán hàng. Doanh nghiệp sẽ có thể dự đoán được những khả năng mà đối thủ cạnh tranh sẽ làm với mình và có những đối sách phù hợp. Đối thủ cạnh tranh được phân thành 3 cấp bậc: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ gián tiếp và sản phẩm thay thế. Doanh nghiệp cần chú ý đến cả 3 cấp bậc này vì đối thủ gián tiếp rất có khả năng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp và sản phẩm mới rất có khả năng sẽ thay thế sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

e. Khách hàng

mình như thế nào? Bán ở đâu? Và bán giá bao nhiêu? Khi nào doanh nghiệp nên bán hàng hóa và dịch vụ? Tùy theo sự phân bố của tập khách hàng ( tập trung hay phân tán ) mà việc chọn địa điểm tiêu thụ cho hợp lý. Tùy theo phân loại mà mỗi tập khách hàng có những đặc điểm tâm lý về nhu cầu về số lượng, thị hiếu riêng quyết định khi nào thì bán. Để thu được lợi nhuận tối đa thì tùy vào từng ngành hàng, mặt hàng và nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp phải biết chiều long khách hàng, tạo ra sự thuận lợi nhất để khách hàng đến với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải luôn coi trọng những lựa chọn của khách hàng. Đồng thời doanh nghiệp luôn đổi mới các phương thức bán hàng và phục vụ phù hợp với tập tính của khách hàng ở mỗi vùng, mỗi quốc gia.

f. Nhà cung cấp

Nhà cung cấp cung ứng các loại yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp để có thể đảm bảo được hoạt động của mình sẽ được diễn ra theo đúng kế hoạch, đảm bảo về chất lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào các nhà cung cấp. Những ưu thế và đặc quyền của các nhà cung cấp cho phép họ có những ảnh hưởng nhất định đối với doanh nghiệp và những áp lực đối với doanh nghiệp. Họ có nhiều cách để tác động vào khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp, như có thể nâng giá, giảm chất lượng sản phẩm mà họ cung ứng hoặc không đảm bảo đúng tiến độ cung cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp.

1.4. CÁC HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trực tiếp thông qua lợi nhuận thu được bởi đây chính là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, để có định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì phải theo hướng nâng cao khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp:

- Tích cực tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

- Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu.

Từ hai hướng cụ thể trên, mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm, ngành nghê, hình thức hoạt động, có thể tìm ra những biện pháp cụ thể, phù hợp để nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Có một số biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Xác định nhu cầu vốn kinh doanh chính xác, đầy đủ và kịp thời. Nhu cầu vốn kinh doanh phải được xác định dự trên quy mô kinh doanh, kế hoạch sản xuất làm cơ sở đảm bảo đưa ra kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp tránh tình trạng thiếu vốn gây ngưng trệ sản xuất hoặc thừa, thiếu vốn gây ứ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn.

Thứ hai: Lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn kinh doanh theo hướng tích cực: Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đồng thời tăng cường khai thác, huy động vốn từ nhiều nguồn bên ngoài để nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn.

Thứ ba: Cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để có thể nắm bắt được tình hình biến động về giá trị cũng như cơ cấu của tài sản nhằm hạn chế sự mất mát, thất thoát tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo vốn kinh doanh được bảo toàn về hiện vật.

Thứ tư: Cần xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.

Thứ năm: Thực hiện áp dụng các phương pháp chống rủi ro bằng cách chủ động mua bảo hiểm cho tài sản và trích lập các quỹ dự phòng để đảm bảo nguồn tài chính bù đắp những rủi ro có thể xảy ra và bảo toàn được vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ KHAI THÁC MỎ TÂN VIỆT BẮC

2.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ KHAI THÁC MỎ TÂN VIỆT BẮC

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắctiền thân là Công ty TNHH Xây dựng Tân Việt Bắc được thành lập theo Đăng ký kinh doanh số 0102004480 do Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 25/01/2000, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, XD dân dụng và công nghiệp.

Và để phù hợp với định hướng phát triển của công ty, cũng như sự phát triển chung của đất nước, Công ty đăng ký chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình cổ phần hóa và ngày 01/07/2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội đã cấp Đăng ký kinh doanh số 0101211399 chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty TNHH sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với tên gọi Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng hạ tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc.

Trên cơ sở kinh nghiệm và các nguồn lực đã có, Hội đồng quản trị Công ty quyết định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực khai thác mỏ, đầu tư bất động sản, vui chơi giải trí và một số lĩnh vự khác.

Trải qua hơn 20 năm quá trình hình thành và phát triển, đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc đã trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh với tổng số vốn điều lệ là 1.200 tỷ đồng, sở hữu hàng trăm máy móc thiết bị nhập ngoại đồng bộ, hiện đại phục vụ cho các hoạt động thi công; cùng với đội ngũ nhân lực 1.820 người có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao và giàu kinh nghiệm...

Để đạt được thành quả như ngày hôm nay của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc, bên cạnh sự sáng tạo nỗ lực phấn đấu

quên mình của tập thể cán bộ công nhân viên thì niềm tin và sự hợp tác hiệu quả của các đối tác, khách hàng là nhân tố vô cùng quan trọng cho sự thành công. Công ty chúng tôi ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình và luôn phấn đấu để trở thành một đối tác tin cậy với tất cả các khách hàng, đối tác đã, đang và sẽ cùng chúng tôi sát cánh trên bước đường phát triển vì sự phồn vinh chung.

Trong xu thế hội nhập kinh tế và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc đã xác định được con đường phát triển và cải tổ mạnh mẽ cấu trúc Công ty theo định hướng quản lý tập trung, chuyên môn hóa nghiệp vụ và chuyên nghiệp hóa mọi hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng nhân sự, đồng thời đẩy mạnh quan hệ hợp tác liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để cùng phát triển, tạo ra những công trình, sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và đóng góp tích cực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.

2.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty

Kể từ khi thành lập cho đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có nhiều thay đổi, ngày càng phong phú và cải tiến hơn. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty cũng được mở rộng hơn. Và hiện nay lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là:

+ Đầu tư,xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật,thi công cơ giới và kinh doanh bất động sản

+ Đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác công trình thủy điện. + Khai thác mỏ.

+ Sản xuất sắt, gang, thép, đúc kim loại màu + Thiết kế xây dựng đường bộ, cầu đến loại trung.

+ Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. + Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.

+ Dịch vụ thương mại.

+ Đại lý mua, đại lý bán ký gửi hàng hoá. + Kinh doanh vật liệu xây dựng.

+ Dịch vụ vận tải, vận chuyển hành khách.

+ Xây dựng, lắp đặt đường dây, trạm biến thế điện đến 35KV.

+ Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, vũ trường, quán bar).

+ Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. + Môi giới bất động sản.

+ Buôn bán chất đốt (than, gas, xăng dầu), phụ gia phục vụ cho sản xuất xi măng. + Mua bán, tư vấn và cung cấp phần mềm máy tính.

+ Dịch vụ tư vấn thiết kế các giải pháp tin học, dự án công nghệ thông tin (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình).

+ Tư vấn chuyển giao công nghệ và phần cứng máy tính.

+ Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị ngành tin học. + Dịch vụ cung cấp thông tin kinh tế trên mạng (trừ hoạt động báo chí). + Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu. Lưu trữ và xử lý máy tính.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc được thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc

Nguồn: Sơ đồ tổ chức của Công ty CP Đầu tư XD hạ tầng và KTV Tân Việt Bắc

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty.

Ban kiểm soát: Do hội đồng quản trị bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc. Hiện tại, Ban kiểm soát có 5 thành viên.

Ban Tổng giám đốc: Gồm Tổng giám đốc và 04 Phó tổng giảm đốc.

Tổng giám đốc thực hiện việc điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về nhiệm vụ và quyền được giao.

Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về lĩnh vực được phân công.

Các phòng chức năng của công ty: Giúp Ban tổng giám đốc xử lý và quản lý công việc với các nhiệm vụ và vai trò được giao.

Các xưởng sản xuất của công ty: Là nơi thực hiện các bước để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Các đơn vị trực thuộc: Các đơn vị trực thuộc vận hành độc lập với nhau trên cơ sở các quy định sản xuất kinh doanh do công ty đề ra và phải tuân theo quy định của pháp luật.Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc hiện đang có 4 Công ty trực thuộc.

2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây

Trong những năm gần đây, cũng giống như các doanh nghiệp cùng ngành khác, Công ty có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp không ít thách thức và khó khăn. Với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên và Ban lãnh đạo, Công ty đã và đang có những bước tiến vững chắc, khẳng định vị thế của một Công ty chuyên về lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng và khai thác mỏ hàng đầu Việt Nam và trong khu vực. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm từ 2015 đến 2019 được khái quát qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắcgiai đoạn 2015 – 2019

(Tham khảo phụ lục 1)

Trong 5 năm từ 2015 đến 2019, ta có thể thấy quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ổn định:

Doanh thu thuần:

Năm 2018, DTT giảm so với năm 2017 là 52.231 triệu đồng, tương đương giảm 7%. Kết thúc năm 2019, doanh thu tiếp tục giảm so với năm 2018 là 229.130 triệu đồng, tương đương 34% so với năm 2018 và gấp hơn 4 lần so với năm 2017.

Lợi nhuận:

Trong hai năm 2017 và 2018, lợi nhuận công ty có tăng lên, từ 9.600 triệu đồng năm 2017 tăng lên 21.140 triệu đồng, tương ứng mức tăng hơn 2 lần, tuy nhiên kết thúc năm 2019, lợi nhuận của công ty chỉ thu về là 13.720 triệu đồng, giảm hơn 40% so với năm 2018.

Các số liệu báo cáo kết quả kinh doanh trên thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty mặc dù có lãi nhưng đang không ổn định, đặc biệt với tình hình thực tế xuất hiện ở việc quản lý vận hành và đầu tư phát triển sang lĩnh vực mới hiện nay.

2.2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

2.2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

a. Lực lượng lao động

Hiện tại, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc với đội ngũ công nhân lành nghề được đào tại trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu cao đối với các dây chuyền thiết bị công nghệ cao. Hơn nữa, với chính sách phân công nhiệm vụ công việc rõ ràng và chính sách đãi ngộ hiện có của Công ty đã tạo sự khuyến khích cao đối với đội ngũ công nhân viên của Công ty. Điều này cũng có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Như đã đề cập tại mục 1.2.3 ở trên, cơ sở vật chất kỹ thuật là nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nâng cao, phát triển cơ sở vật chất và áp dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc (Trang 46 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w