Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể:
a. Dựa vào nguồn hình thành vốn
Về cơ bản, vốn kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp bao gồm vốn điều lệ (do các chủ sở hữu đầu tư), vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại và các quỹ, nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn do nhà nước tài trợ (nếu có).
- Nợ phải trả: Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn, bao gồm:
+ Toàn bộ số nợ phải trả nhà cung cấp, số phải nộp ngân sách nhưng chưa đén hạn nộp, số phải trả công nhân viên nhưng chưa tới hạn trả. Nguồn vốn mà doanh nghiệp được quyền sử dụng hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không bắt buộc phải trả lãi suất tiền vay. Vì vậy, doanh nghiệp nên chủ động tận dụng nguồn vốn này để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo uy tín và kỷ luật thanh toán.
+ Các khoản nợ vay: Bao gồm nợ vay ngân hàng, nợ tín phiếu, trái phiếu… Đây là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn vốn này doanh nghiệp phải trả lãi và nếu tỷ trọng nợ vay trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp cao thì mức độ rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp càng lớn.
b. Dựa vào đặc điểm luân chuyển vốn
- Vốncốđịnh
Vốncốđịnhcủadoanh nghiệp làmột bộphận đầu tư ứngtrước về tài sản cố định và tài sản đầu tư cơ bản, mà đặc điểm luân chuyển từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
Quy mô của tài sản cố định sẽ quyết định quy mô vốn cố định, đặc điểm của TSCĐ sẽ tác động đến sự vận động và công tác quản lýVCĐ. Việc quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hữu hiệu sẽ mang lại hiệu quả trong công tác quản lý vốn cố định.
- Vốn lưu động
Là một thước đo tài chính, thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho các hoạt động diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp. VLĐ được thể hiện qua các hình thức: Vốn bằng tiền (tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ….), đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm, bán thành phẩm…..và tài sản lưu động khác.
VLĐ có đặc điểm:
Một là:VLĐ lưu chuyển nhanh,hình thái biểu hiện luôn thay đổi, từ vốn bằng tiền sang vốn sản xuất: vật tư, hàng hóa …Kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm,VLĐ trở về hình thái vốn tiền tệ ban đầu. Quá trình này được gọi là sự tuần hoàn của VLĐ. Do quá trình SXKD của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng được lặp lại và có tính chu kỳ.
Hai là: VLĐ dịch chuyển toàn bộ một lần vào quá trình sản xuất để tạo nên giá trị sản phẩm mới.
Ba là: Sau khi doanh nghiệp hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ cũng hoàn thành một vòng tuần hoàn.
Việc phân loại vốn kinh doanh thành vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu đặc điểm của từng loại vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD cũng như hiệu quả sử dụng từng loại vốn.
Đối với VCĐ, doanh nghiệp cần tính toán một cách cẩn thận hiệu quả của số vốn bỏ ra. Phải quản lý chặt chẽ VCĐ trên cả hai hình thái hiện vật và giá trị.
Đối với VLĐ, doanh nghiệp phải thường xuyên quản lý chặt chẽ tất cả các khâu chu chuyển của VLĐ.
c. Căn cứ vào phạm vi huy động
VKD được hình thành từ:
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp:
Là nguồn vốn huy động được từ bản thân doanh nghiệp: Khấu hao TSCĐ, lợi nhuận giữ lại, khoản trích lập dự phòng, các khoảndo thanh lý, chuyển nhượng và bán TSCĐ.
Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp:
Là nguồn vốn có thể huy động được từ bên ngoài doanh nghiệp gồm: Vốn vay ngân hàng, vốn vay từ các tổ chức kinh tế khác, vốn do liên doanh liên kết với doanh nghiệp hoặc tổ chức khác, từ việc phát hành trái phiếu, nợ nhà cung cấp và các khoản nợ khác.
Ưu điểm: Tạo nên cơ cấu tài chính linh động cho doanh nghiệp. Nếu chi phí sử dụng thấp hơn doanh lợi đạt được, việc huy động vốn từ ngoài doanh nghiệp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hpats triển nhanh và vững chắc hơn.
Nhược điểm: Việc trả lợi tức tiền vay cùng với việc hoàn trả đúng hạn các khoản vay sẽ khiến doanh nghiệp gặp phải các rủi ro: Nếu việc sử dụng vốn SXKD của doanh nghiệp thiếu hiệu quả, các k hoản nợ sẽ trở thành gánh nặng đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro lớn.
Xuất phát từ các ưu – nhược điểm ở trên cho chúng ta thấy, nếu kết hợp với nguồn vốn bên ngoài một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro về mức thấp nhất trong việc sử dụng đồng vốn.
d. Dựa trên thời gian huy động vốn
Trên cơ sở thời gian huy động, nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên: Mang tính lâu dài, ổn định. Nguồn vốn này có thể được sử dụng trong việc hình thành tài sản lưu động cho doanh nghiệp, gồm nguồn vốn riêng, các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tạm thời: Mang tính ngắn hạn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ dài hạn.
Tổng TS = Tổng nguồn vốn Tổng Nguồn vốn = Nợ phải trả + VCSH
Theo cách phân loại như trên sẽ giúp nhà quản trị xem xéthuy động các nguồn vốn một cách hợp lý, phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó, nhà quản trị sẽđưa ra các biện pháp thích hợp đểnâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và quan điểm về sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thì điều kiện cần đầu tiên chính là vốn, nhưng để đạt được mục đích cao nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận thì chưa đủ. Để đạt được mục đích cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp cần khai thác tối đa, sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có, đặc biệt là việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp.
Tìm hiểu khái niệm hiệu quả và khái niệm hiệu quả kinh doanh sẽ giúp ta hiểu rõ về khái niệm thế nào là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Sự tương quan giữa:Đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục đích mong muốn chính là hiệu quả.
Sự tương quan giữa: sự khan hiếm của các yếu tố đầu vào và sản phẩm ở đầu ra của quá trình sản xuất được gọi là hiệu quả kỹ thuật, có thể đo lường theo hiện vật.
Sự tương quan giữa: các yếu tố đầu vào và sản phẩm ở đầu ra của quá trình kinh doanh được gọi là hiệu quả kinh doanh. Sử dụng thước đo tiền tệ sẽ giúp ta đo lường được sự tương quan này.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và vì thế mới cần đánh giá hiệu quả
kinh doanh để xem xét các tài nguyên được phân phối ở mức độ như thế nào.
Trong hoạt động SXKD, việc sử dụng vốn nhằm để đạt mục đích thu được lợi nhuận trong tương lai. Do đó, việc so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn bỏ ra sẽ cho ta thấy được mức độ hiệu quả trong công tác sử dụng VKD của doanh nghiệp.Nói cách khác, doanh nghiệp với chi phí hợp lý có đạt được mục tiêu sinh lợi tối đa trong quá trình khai thác, sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay không sẽ cho ta thấy được việcdoanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không.
Mục tiêu của doanh nghiệp chính là nâng cao hiệu quả của việc sử dụng VKD để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro phát sinh, nâng cao mức thu nhập cho người lao động, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động,nâng cao uy tín, mức độ cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường. Thực chất của hiệu quả chính là thước đo trình độ lợi dụng các nguồn lực có sẵn (nhân lực, tài chính) của doanh nghiệp, Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn kinh doanh, doanh nghiệp cần:
Thứ nhất: Đảm bảo sự tiết kiệm, tránh lãng phí:Sử dụng vốn một cách hợp lý, đúng mục đích. Việc để đồng vốn không sinh lời hoặc sử dụng không hợp lý sẽ gây ra lãng phí.
Thứ hai: Phải thực hiện đầu tư: Thông qua việc phát triển và mở rộng quy môdoanh nghiệp khi cần thiết.
Thứ ba:Mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp chính là sử dụng vốn một cách hiệu quả. Muốn vậy, các mục tiêu đã đề ra trong bản kế hoạch SXKD phải được hoàn thành.
1.2.2Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Tham khảo mục 4.3 – Hệ thống chỉ tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh – Giá trình quản trị kinh doanh tập I do PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền chủ biên: Muốn đánh giá hiệu quả kinh doanh, trước hết cần sử dụng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Ở đây, ta đang xét đến việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, do đó
ta sẽ sử dụng các chỉ tiêu theo cấp độ 2: gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động như hiệu quả sử dụng vốn dài hạn và vốn ngắn hạn, gồm:
a. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn:
Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ (sức sản xuất của toàn bộ vốn):
Trong một kỳ, vốn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp chỉ tốt khi chỉ tiêu này ở mức năm sau cao hơn năm trước.
Chỉ tiêu này cho ta biết:Cứ 1 đồng vốn sử dụng bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thuthuần.
Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý vốn có hiệu quả như thế nào. Vòng quay toàn bộ vốn càng lớn chứng tỏ vốn của doanh nghiệp vận động nhanh, lợi nhuận tăng, tăng khả năng cạnh tranh và tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
ĐVT: Vòng
Chỉ số vòng quay toàn bộ vốn của năm sau mà tăng cao hơn năm trước đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có lãi, cũng tức là việc sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp là có hiệu quả. Nếu số vòng quay toàn bộ vốn tăng lên là do tốc độ quay vòng của các loại tài sản ngắn hạn (như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho) tăng lên thì điều này là hoàn toàn hợp lý. Nhưng, nếu số vòng quay tổng vốn tăng lên là do sự thay đổi về cơ cấu đầu tư tài sản, thì chúng ta phải xét tới lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác mà doanh nghiệp đang thực hiện, cũng như môi trường kinh doanh.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn kinh doanh:
Đối với chỉ tiêu này, người ta thường tính riêng rẽ mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh:
ĐVT: %
Trong hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế sẽ được các nhà quản trị sử dụng nhiều hơn.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư, nghĩa là một đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Để phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh, ta có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng theo phương pháp Dupont như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên
= Lợi nhuận sau thuế x DTT
VKD DTT VKD bình quân
= Tỷ suất lợi nhuận x Vòng quay của vốn Trên doanh thu
Hiệu quả của việc sử dụng VKD của doanh nghiệp là tốt nếu chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên VKD ở mức cao và phải đạt tiêu chí: năm sau cao hơn năm trước.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ bỏ ra. Mặt khác, chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.
ĐVT: %
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực.Chỉ tiêu này cao sẽ giúp các nhà quản trị có thể dễ dàng hơn trong việc huy động vốn trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp thì các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút thêm vốn đầu tư. Hiệu quả của việc sử dụng VKD là tốt nếu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ở mức cao và phải đảm bảo tiêu chí năm sau cao hơn năm trước.
Theo mô hình Dupont, ta có thể biến đổi chỉ tiêu ROE để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE) =
Lợi nhuận
sau thuế x Doanh thu x Tài sản bình quân Doanh thu Tài sản bình
Tỷ suất lợi nhuận VCSH
(ROE)
=
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
thuần
x Số vòng quay của tài sản x
Hệ số tài sản so với VCSH
Nhìn vào quan hệ trên ta thấy, muốn nâng cao khả năng sinh lời của VCSH, ta có thể tác động vào 3 nhân tố: hệ số tài sản so với VCSH, số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó đưa ra biện pháp để đẩy nhanh tỷ suất sinh lời của VCSH.
Ngoài ra, để tìm các nhân tố tác động đến lợi nhuận của mỗi đồng vốn góp, các nhà phân tích còn triển khai công thức tính tỷ suất lợi nhuận VCSH như sau:
Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE) = Vòng quay VKD x Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x
Nhìn vào công thức trên, ta có thể xác định được:
- Sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. - Trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Bình quân sử dụng 1 đồng VKD, công ty phải vay nợ bao nhiêu đồng. Việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng tăng sẽ khiến chỉ tiêu ROE tăng vọt qua các năm. Và khi điều này xảy ra, nhà quản trị cần phải đặt câu hỏi liệu xu hướng này có tiếp tục trong các năm tới hay không? Và việc tiếp tục sử dụng chiến lược này trong các năm tiếp theo so với lãi suất trong các năm có nên hay không? Và đối với với khả năng tài chính của doanh nghiệp liệu có an toàn cho doanh nghiệp hay không?
Nếu sự gia tăng ROE xuất phát từsự gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoặc vòng quay tổng tài sản thì đây là một dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, các nhà quản trị cần phân tích sâu hơn nữa: Sự giảm chi phí của doanh nghiệp có nên tiếp tục thực hiện hay không và việc thực hiện này sẽ bắt nguồn từ đâu? Với cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp như hiện nay thì doanh thu có tiếp tục tăng hay không và