Khái niệm, đặc điểm của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc (Trang 29 - 31)

a. Khái niệm vốn kinh doanh:

Theo phần I Nhập môn quản trị kinh doanh, mục 1.1.1.2 Doanh nghiệp, giáo trình quản trị kinh doanh do PGS. TS. Nguyễn Ngọc Huyền chủ biên, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2016: Doanh nghiệp là xí nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.

Theo điều 4, Luật Doanh nghiệp (29/11/2005), doanh nghiệp (DN) là một tổ chức kinh tế có: tên, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Vốn kinh doanh là số tiền cần thiết phải có để đầu tư cho các mục đích, ý tưởng kinh doanh hay quá trình sản xuất của doanh nghiệp. VKD được hiểu là số tiền tạm ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Đối với doanh nghiệp, VKD có ý nghĩa quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện qua các yếu tố: Nguyên – nhiên vật liệu, cơ sở vật chất, nhân sự … Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn.

b. Đặc điểm vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ nhất:Vốn đại diện cho giá trị của một lượng tài sản nhất định.

Giá trị của Tài sản hữu hình và tài sản vô hình là thể hiện phần vốn mà doanh nghiệp huy động để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh: nhà xưởng, thiết bị, đất đai,bản quyền… theo đó thì các tài sản này khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị mất đi, mà theo thời gian sẽ thu hồi được giá trị.

Thứ hai:Vốn luôn vận động sinh lời.

Biểu hiện của Vốn dưới dạng tiền, ngược lại tiềm năng của vốn được thể hiện dưới hình thái tiền. Khi tiền được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

và sinh lời, tiền sẽ trở thành vốn. Trong quá trình vận động của vốn, vốn có thể được biểu hiện dưới các hình thái khác nhau, nhưng chu trình vận hành bao gồm điểm xuất phát và đích đến phải là giá trị - là tiền. Kết thúc một chu trình để sang một chu trình mới, tức là sang điểm xuất phát mới có giá trị lớn hơn để thể hiện nguyên tắc sử dụng, bảo toàn, và phát triển của Vốn.

Sự vận động của vốn tạo thành một vòng tuần hoàn, bắt đầu từ hình thành vốn tiền tệ (T), chuyển sang hình thái hàng hóa (H) khi doanh nghiệp dùng tiền này để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ). Qua quá trình sản xuất, giá trị TLSX, SLĐ lại được chuyển dịch dần vào giá trị thành phẩm, hàng hóa tạo ra (H’). và cuối cùng khi hàng hóa được tiêu thụ trong quá trình lưu thông, vốn kinh doanh sẽ được thu hồi về dưới hình thái tiền tệ (T’), kết thúc một quá trình chu chuyển vốn mà ở đó T’ chính là doanh thu, T’ phải lớn hoan giá trị đầu tư ban đầu (T) để đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra và có lãi.

Thứ ba: Vốn cần có sự tập trung, tích lũy để đạt đến một lượng giá trị nhất định. Khi đó vốn mới phát huy tác dụng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp ngoài việc khai thác các tiềm năng về vốn của mình, còn cần phải tìm cách để thu hút vốn từ các nguồn khác nhau: Cổ phiếu, liên doanh liên kết……

Thứ tư: Vốn có giá trị về mặt thời gian. Trong nền KTTT như hiện nay, đồng tiền luôn chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: lạm phát, chính trị…... Do đó, doanh nghiệp khi xem xét về vốn cần xét thêm yếu tố về thời gian. Vì chịu nhiều tác động như đã đề cập ở trên, nên tại mỗi thời điểm khác nhau, giá trị của mỗi đồng là khác nhau.

Thứ năm: Vốn luôn gắn liền với chủ sở hữu.Điều này có nghĩa rằng mỗi một đồng vốn đều có chủ sở hữu. Nếu đồng vốn vô chủ sẽ đồng nghĩa với việc khi có chi tiêu phát sinh sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả. Chúng ta cần phân biệt giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Trong một số trường hợp, người sở hữu cũng chính làngười sử dụng đồng vốn, cũng có một số trường hợp tách rời nhau. Tuy nhiên, dù

trong bất cứ trường hợp nào thì người sở hữu vốn vẫn có quyền được ưu tiên và được tôn trọng đối với phần vốn mình sở hữu. Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng để thực hiện việc huy động, quản lý và sử dụng vốn.

Thứ sáu: Trong nền KTTT, vốn có thể là tài sản hữu hình hoặc thể hiện giá trị của những tài sản vô hình: Thương hiệu, mặt bằng kinh doanh, bản quyền thương mại, bí quyết công nghệ, sáng chế, phát minh…. đóng góp một phần quan trọng trong việc vận hành và tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ Tầng và Khai thác mỏ Tân Việt Bắc (Trang 29 - 31)

w