NHẤT BỔN TÁN VẠN THÙ (Bài 8)

Một phần của tài liệu Dich-ly-cao-dai-CM-1 (Trang 38 - 43)

Tiên Thiên Khí hay Khí Hồng-mông (hoặc Đám Tinh-vân). Đó là 108 nguyên tố ở thể khí, có thể gọi là Khoáng-khí.

Do chính là nguyên tố nên dần dần kích tương từ nhẹ đến mạnh. Chúng tố tìm đến nhau khi đồng. Chúng tố đẩy nhau khi khác.

Đấy là lực được sanh để lớn dần lên là Trục Thái Cực, là Cốt Xoáy đầu tiên tạo thành Càn Khôn Đại Đạo.

Cột Xoáy này quay quanh 360o tạo một ống không càng lâu càng lớn rộng. Cột cao sâu cũng không cùng.

39

Tại sao càng xoáy thì cột Không thoát khí và Thông khí lại càng lớn ?

Vì lực xoáy của cột quanh 360o một lực mà hai chiều :

- Một nửa 180o lực ném Tiên Thiên Khí ra.

- Một nửa 180o hút Tiên Thiên Khí vào.

Lực hút vào và lực ném ra không đồng lượng Tiên Thiên Khí, vì ném ra thì Tiên Thiên Khí đã cô đặc dần (có độ cô đọng kết tập) nên ly tâm ra Chân Không mà chạy quanh.

Hút vào thì khí loãng mà ném ra thì đã cô đọng. Đấy chính là nguyên nhân làm lòng Trục Thái Cực lớn rộng vô cùng.

Khi mà chỉ có Tiên Thiên Khí trong Chân Không thì dầu lực ra hay vào, hai lực cùng Đại tạo ra Đại Đạo. Khi mà hoàn thành vũ trụ rồi thì :

. Lực ném ra là lực Đại tạo Nhất Bổn Tán Vạn Thù.

. Lực hút vào khi mà đã có rồi các Hành-tinh, Thiên-Hà, Thái Dương Hệ là lực Hoàn Đạo vì Tiên Thiên Khí không còn quanh Trục đậm đặc.

Lực hút vào xay nát Hành-tinh ra cát bụi làm cho các Thái Dương Hệ nuốt nhau, tạo ra hiện tượng tiêu mòn quả Càn Khôn.

Đó là Cực Sanh đến Diệt. Âm Dương đổi ngôi ! Nay ta chỉ nói đây là lực ném ra.

Khi Đức Thái Cực khởi niệm Đại Tạo, mười hai (12) Hành-tinh Đại tố tiếp Pháp vận khởi nguyên, có nghĩa là Ngôi Thái Cực phóng xuất Thần Quang mang qui trình Đại Tạo.

Nhất động biến 12 Pháp hóa và biến từ 12 Thượng Giới ra 24 Pháp tại Trung Giới (12+24 = 36).

Toàn Tam Thập Lục Thiên động chuyển mà Trục Thái Cực là Ống Thông khí. Lực xoáy của Thái Cực là lực truyền tải, là vận tốc truyền tải và 36 Pháp biến

(36 x 2) = 72 Pháp Hạ Giới.

Vậy một niệm Thượng Giới của Đại Từ Phụ, nếu ở Thượng Giới thì hóa ra 12 Pháp – Xuống Trung Giới thì hóa 24 Pháp- Xuống Hạ Giới thì hóa 72 Pháp. Muốn chuyển hóa có lập trình cả Tam Giới thì cần 108 Pháp.

Lực Pháp ra một nửa vòng Thái Cực có 108 Pháp.

Pháp ứng hóa đến đâu đều có sự phản hồi kết quả (Pháp phản hồi).

Pháp phản hồi tại Tam Thanh Điện đó chính là Đạo Trung Hòa do Đức Nguyên Thủy chủ vận Trung Hòa. Đây là chỗ lực đi và lực về đồng thì. Ta không thể dùng nhơn trí mà hiểu vậy.

Nếu lực ra và lực vào bằng nhau thì vật thể bất động. Mà nên nhớ rằng Pháp ra và vào là Vô Tướng Pháp. Ở trong Chân Không Hư Vô thì bao giờ cũng có trạng thái đến và đi, ra và vào.

Tất cả là Vô Tướng Pháp Giới vi diệu của Đấng Tạo Hóa mà nhơn trí không thể nhiếp thọ, càng không thể truyền tự. Chỉ nhiếp thọ bằng Chơn Tâm.

40

Pháp Diệu Huyền này nháy mắt Càn Khôn động chuyển với 180o Pháp xuất lực ra vạn thù – 180o Pháp hoàn, lực về quy nhất.

Do lực ra và về đồng thì nên kết quả : Chuyển hóa Càn Khôn tức khắc, nên mới :

« Nhất toán họa phước lập phân » !

Nói ra cho dễ hiểu, dễ nhiếp thọ là qui trình Đại tạo vừa nghĩ thì kết quả của qui trình suốt mỗi thời điểm đều biết rõ ngay lúc mới phát niệm.

Đặc tính của Thái Cực là Pháp niệm Tạo công nên Chính Đức Thái Cực đổi được lập trình Đại Đạo : Chuyển họa vi phước.

Thật sự vậy nên có câu : « Tích phước, hựu tội Đại Thiên Tôn ».

Lập trình của một Lá số Tử vi do 108 Sao ở 12 Cung (12 Sao Thượng Giới), ta biết ngay họa phúc (kết quả Tiêu cực + Tích cực) của từng thời điểm, kể cả chuyển hóa tái tạo sang lập trình khác.

Vì vậy cho nên Pháp diệu này là « Chơn Như Tướng Pháp » ở môi trường « Không Không », dầu cho Quả Càn Khôn ứng hiện Đại Đạo tuần hoàn. Thể vô tướng được bày biện hiện rõ trong Chơn Như (Tánh Không) vậy.

Bậc hằng tại Chơn Tánh thấy rõ Vạn Pháp Vô Tướng đầy ấp Hư Không như thấy muôn sóng trên biển vậy.

Càn Khôn Đại Đạo ở trong Hư Không thể hiện Pháp Hữu hình- Hữu tướng-

Vô tướng.

Thế nhân đòi cái ligira trong Hữu vi. Đó là cái thấy chưa đủ.

Thế nhân đâu rõ rằng Càn Khôn là một tập hợp Tinh-cầu, Có mà Không, Chuyển mà Không Chuyển, Pháp mà Vô Pháp. Chỉ một Chơn Như Tánh Không vậy.

Nhất niệm Đại Tạo Thái Cực 108 nguyên tố tinh ba thoát lên thành cõi Niết Bàn. Hình thành 12 Hành-tinh có nội điểm làm khưu nữu cho các lực phía dưới.

Đức Thượng Đế dạy Thầy có số 12 là số riêng của Thầy.

Thầy ngự tại Hành-tinh cao nhất trong Quả Càn Khôn. Hành-tinh này, cõi

này gọi là Tối Đại Niết Bàn và từ « CAO » được khai sinh.

Mười hai (12) Kinh-lạc đã được thành lập thì tại cõi Tối Đại Niết Bàn đã hình thành một cái Bát Quái Đồ Thiên rồi vậy. Đây là Pháp vận Nhất Nguyên tạo thành võ trụ, mà cũng là lực Chúa Tể của Vạn Pháp.

Nơi Đại Pháp hóa tối cực Chí Linh mà chính Đức Tạo Hóa mới là Độc tôn. Không có Hai Ngôi. Không Đấng Phật Tiên nào có năng lực tối cao này.

Thầy làm chủ rõ ràng. Khí Hư Vô sanh chỉ chính Thầy Đầu Tiên nên :

« Có Thầy rồi mới có các con. Có các con rồi mới có hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật ».

Vậy sự chia phân của vạn hữu đi đến chỗ sát hại nhau tại thế giới chúng sanh là một Đại Tội Nghịch Đạo mà vốn dĩ con người là chủ sáng tác, chế tạo.

41

Thảo nào Đức Lý-Thái-Bạch nói :

« Lão muốn diệt hết chúng sanh ngang ngược cho rồi để không phải điều rắc rối, nhưng Đại Từ Phụ không cho ».

Và hôm nay chính Đức Thái Cực lâm phàm vào nơi thấp nhất của Nam Thiện Bộ Châu mà lập thành cơ quan CAO-ĐÀI CỨU THẾ, gom chúng sanh lại một, chở che cho qua kiếp nạn.

Ấy vậy mà chúng sanh dùng tài sản của Địa-cầu thị oai với Tạo Hóa và chư Phật Tiên chớ không chịu nghe lời, trở lại giết Cha.

Lòng Đại Từ của Tạo Hóa vô lượng, vô biên, vẫn theo từ đứa con hư đốn mà đưa tay dắt dìu, chờ đợi chúng từ kiếp này đến kiếp nọ, vào sâu trong Địa-ngục mà cứu khổ. Và Chư Phật Tiên lập thành các Tập Đoàn cứu khổ với Đại Từ Phụ.

Vậy mà ác thay, chúng sanh vẫn thêm vào nhiều ngang ngược, lấy cây cỏ mà chống đỡ núi to. Thật là :

Đáng thương mà cũng đáng cười, Vì lòng kiêu ngạo dể ngươi cao dày.

Con người biết hiếu kính với cha phàm sao không biết hiếu kính Trời Già ? Đạo Trời sanh Đức Hiếu, là Pháp Diệu Sanh của Tạo Hóa.

Đạo Hiếu là Tổ của các Đạo Pháp khác, Vạn Pháp khác.

Đạo là Dương Sanh –Hiếu là Đức Âm. Cổ nhân thuận Đạo nên sống hợp Tạo Hóa, lúc nào cũng coi Hiếu là Thượng Đức.

(Đưa bút lên Trung Huỳnh xin nguyện tất cả chúng sanh ở Tam Châu (Đông- Tây- Nam) đồng đẳng hiếu thống Tạo Đoan. Chúng sanh trong các cõi nhận một Gốc Nguồn để tự tại trong lòng Đại Đạo …)

Trở lại lực xoáy từ Thượng Giới đã hình thành Bát Quái Đồ Thiên rồi nằm ngoài Đại Đạo Càn Khôn. Đây có thể nói là Pháp Diệu Không Tướng.

Đây là chỗ mà Kinh Phật dùng bổ khuyết Chơn Kinh để cượng nói sau cùng. Muôn Kinh, ngàn Điển thế gian đều diễn đạt từ Tam Thanh trở xuống chỗ Vô vi Hữu tướng.

Bát Quái Đồ Thiên ở Trung Giới, đó là cái bóng của Đồ Thiên phía trên. Từ cái thể Vô tướng theo chiều Đạo Sanh mà ra thể Hữu tướng.

Từ Trung Giới trở lên, khi mà Dương thoát ra, thăng lên và thăng ra (văng ra) bên ngoài tạo thành 36 Thiên-Hà, vì trước khi tập kết các nguyên tố vừa thăng lên, vừa kết tập khi đồng chất và đẩy nhau khi khác chất, thậm chí hợp nhau cọ xát để sanh ra các hợp chất.

Do Thiên-Hà quá lớn và dài, tượng như dải lụa quay nhẹ theo Trục Thái Cực. Cuối cùng Thiên-Hà tách ra vô số Hành-tinh.

Cõi Trung Giới trở lên có Tam Thiên thế giới phân bố rải rác trong 36 Thiên-Hà. Ngoại trừ cõi Thượng Giới từ Tam Thanh trở lên là cõi Vô Sắc Giới, là Tánh Hải Chơn Như Vô Pháp Giới. (Trong Chân Không không chứa Pháp Giới).

42

Từ Tam Thanh trở xuống có 24 dãy Thiên-Hà, cũng là cõi Niết Bàn, hết 80% diện tích, tức nhiên cõi này có 24 Khí chất nhẹ.

Bát Quái Đồ Thiên tại Trung Giới là Pháp Diệu Hữu tướng Vô hình.

Vì vậy mà 36 Thiên-Hà phát 36 Pháp khí hóa sanh phân nửa Quả Càn Khôn. Cổ nhân gọi là 36 phép biến hóa.

Cơ sanh hóa trên 36 tầng Trời (Thiên-hà) thanh tịnh luôn, ở thể Vô hình Hữu tướng. Chơn Khí có ít nên khí muốn ở các Hành-tinh rất loãng, vì khí quyển cực nhẹ nên ta thấy như loãng.

Tất cả mọi thứ ở các thế giới này như là già tinh ròng, không có tạp âm lẫn vào. Vì vậy nếu có Âm thì không thể trụ được vì lẽ Dương khắc Âm, sét nổ cũng tiêu Âm khí. Nói rõ hơn nơi Niết Bàn không có từ lực nào thu nhiếp Âm khí và Âm Dương đã được thành lập phân định từ lúc sanh hóa Trời Đất.

Ống đầu Trục Thái Cực được khái quát đường kính quá lớn đã yếu mà các Hành- tinh phía trên đầu trục quay cực chậm, hấp lực cực yếu. Hành-tinh không rã ra vì mỗi Hành-tinh gần như thuần chất, sự gắn kết hóa chất Địa tầng rất chắc. Chúng thuần Dương và tinh ròng đến gần như tự phát sáng không cần Mặt Nhật. Nhiệt độ ôn hòa, chúng chỉ dịch chuyển nhẹ theo hướng của Trục Thái Cực.

Các Hành-tinh từ đầu Trục Thái Cực, tức cõi Tam Thanh trở xuống Trung Giới, vùng này rộng lớn có 24 Thiên-Hà. Trược khí gấp đôi trên Thượng tầng đã thêm 24 khí tiết nữa, độ quay quanh trục còn chậm. Tất cả ở xa Trục Thái Cực. Ở gần bìa mé ngoài của Quả Càn Khôn, chúng làm cho Quả Càn Khôn phình nở ra chung quanh. Chỗ giáp Trung Giới và Hạ Giới Quả Càn Khôn có đường kính vô cùng lớn, không còn là 10 muôn 8 ngàn dặm đâu mà hơn thế nữa.

Mỗi Hành-tinh có bầu Khí quyển khí dày hấp lực của Hành-tinh càng tăng dần theo chiều xuống.

Mỗi dãy Thiên-Hà cũng có Chơn Khí phía ngoài.

Quả Càn Khôn cũng có Chơn Khí bao quanh vì sao. Ba tầng khí của Tam Giới bọc quanh ngoài Quả Càn Khôn. Khí ấy phát ra một vòng Huyền Sắc như Quả Càn Khôn được bao quanh một vòng hào quang màu đen.

Tất cả Mặt Nhật ở phía trong quả Càn Khôn phát sáng bị vô số các Hành-tinh cản lại, tạo thành một trường hỗn tạp khúc xạ ánh sáng.

Mặt Nhật và các Hành-tinh là vật thể chuyển động nên sự khúc xạ này càng đa dạng mà ác thay khúc xạ này là từ trường giữa các Hành-tinh với nhau.

Do sự thay đổi liên tục từng thời điểm, ánh sáng Huyền phía ngoài Quả Càn Khôn cũng có tính Huyền không giống nhau.

CHƯƠNG THỨ BA : KHẢM

Một phần của tài liệu Dich-ly-cao-dai-CM-1 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)