TỨ TƯỢNG NGŨ HÀNH TỨ ĐẠI BỘ CHÂU

Một phần của tài liệu Dich-ly-cao-dai-CM-1 (Trang 25 - 33)

(Bài 6)

Trong đại đa số nhân loại, người học Dịch Lý Đại Đạo vấp một sai lầm lớn là : Trục Thái Cực là cột của lốc xoáy, vừa quay vòng quanh, vừa dịch chuyển, lúc nào Đầu Trục cũng ở trên. Nói nôm na là Trục đứng hơi nghiêng so với mặt phẳng.

Còn Khí Âm Hồng-mông thì cuồn cuộn theo lực của Trục mà chạy quanh Trục. Do vậy mà hình thể tổng quát là một khối Chữ Thập có nét sổ đứng của Trục cao tới 10 muôn 8 ngàn dặm.

Vậy tổng thể bề ngang của Tam Thanh Hồng-khí không biết rộng xa ngần nào. Chỉ biết là Hồng-khí bao hết chiều cao của Trục mà còn thừa.

Cho nên cả một khối Hồng-khí xoay theo Trục, ta mới gọi là khối Thập Tự tuần hoàn, tạo thành một bầu võ trụ có đường kính 10 muôn 8 ngàn dặm, hình tròn phình ở giữa. Bởi tròn nên gọi là “Quả hay Trái” .

Trong “Quả-Trái” này chứa Trời (Càn) và một Hành-tinh là một Quả “ Khôn”, mà hàng tỷ tỷ Quả Khôn như vậy. Nên gọi góp lại là Quả Càn Khôn.

Khí Hồng-mông có hai hướng đối, khi quay nhanh có hai cái bóng nên dường như là 4 cánh quạt. Trục Thái Cực khi dịch chuyển cũng tạo hai cánh phụ nên cũng có 4 cánh. Cả Âm lẫn Dương thành 8 cánh, là Bát Quái Đồ Thiên.

A- TỨ TƯỢNG

Thái Cực khởi Động niệm, Tam Thanh ứng hóa thì Đạo Sanh, đi từ Không về Có. Tam Thanh là Âm khí Thái Cực còn Tứ Tượng là Âm khí của Tam Thanh nên ở dưới Tam Thanh.

26

HÌNH THÀNH TỨ TƯỢNG

Sự ly tâm làm Quả Càn Khôn phình ra, tổng thể hình bầu dục.

27

Có nghĩa là Tam Thanh ứng hóa (niệm Đại Tạo từ Thái Cực), khí Hồng-mông động theo qui trình. Khí Hồng-mông tự phân chất tách từ thể chung Nguyên Thủy ra thành Linh Bửu.

Từ Linh Bửu ra thành 4 nhóm khác tố chất . Bốn tố chất khác nhau càng lúc càng rõ.

Nói khác đi từ một Khí Chất Nguyên Thủy nay ly tâm thành 4 nhóm có đặc tính không giống nhau.

4 nhóm này đồng sinh ra từ nền tảng của khí Hồng-mông. Vị trí của 4 chất nhóm này ở giữa Trục Thái Cực mà sinh ra:

1-Nhóm thứ nhất : có tính Thủyhóa khí, bốc lên trước 3 nhóm kia.

2-Nhóm thứ hai : đối chiếu với nhóm thứ nhất có tính Hỏa trược giáng hạ, lửa hóa khí là nhiệt, lúc nào cũng hạ giáng ngưng.

3-Nhóm thứ ba : Có tính Mộc.

4-Nhóm thứ 4 : đối chiếu với nhóm 3 có tính Kim. Tố chất của 4 tính này đều từ địa bàn của Hành-tinh-Chủ.

Hành-tinh này hình thành từ khí Tiên Thiên Hư Vô cũng thuộc loại nhẹ nhàng thăng lên trên, gần kế các Hành-tinh cõi Tam Thanh.

Hành-tinh này, nơi trung tâm sanh ra 4 Chơn-khí trên có tính Thổ.

Bởi vì 4 nhóm Thủy-Hỏa-Kim-Mộc được sanh ra từ đây (Thổ), ở ngay lãnh thổ của Hành-tinh này nên tính Thổ xâm lấn đến 4 nhóm tạo thành Tứ quý.

4 nhóm Kim-Mộc-Thủy-Hỏa đó là Tứ Tượng. Cả 4 nhóm đếu có tính năng ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.

B- NGŨ HÀNH

Ta có thể nói rằng khí quyển của Hành-tinh này là Chơn-Khí của Kim-Mộc- Thủy-Hỏa-Thổ.

Chơn-Khí này khi tế phân theo hướng Đạo Sanh thấy có Ngũ Khí. Thống nhất lại nó là chất trược của Tam Thanh Khí.

Ngày nay nhân loại trên Địa-cầu thấy rõ Càn Khôn được hình thành từ 108 nguyên tố.

Nếu chia làm 3 thì là Âm, Dương và Trung Hòa (Tam Thanh đó). Nếu 108 nó tán phân ra làm 5 nhóm là Ngũ Hành đó.

Từ Tam Thanh vò viên lại làm Một (108) là Thái Cực đó. Mà từ Thái Nhất dứt Một là Hư Vô đó. Thật diệu huyền !

Trong Ngũ Hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ) thì Hành Thổ là lớn nhất vì là Hành-tinh.

Hành-tinh này là cõi Niết Bàn. Mà Ngũ Hành là Ngũ Lão đó.

Năm Hành này là động cơ chuyển vận quá trình và hoàn thành cơ cuộc Đại Tạo võ trụ Càn Khôn và vẫn còn mãi mãi, vận hành không ngừng nghỉ mà tạo ra sanh diệt.

Lực vô hình này gọi là Đạo Trời.

Đạo Trời là chỗ khởi thủy của Trời Đất nên lớn trên hết. Đạo Trời bao quát và làm chủ võ trụ nên lớn trên hết.

Đạo Trời không có thứ gì của võ trụ mà không do Đạo Sanh. Đạo Trời không thứ gì ở ngoài Đạo.

Do tính chất lớn quá này mới thêm chữ Đại vào gọi là Càn Khôn Đại Đạo.

Quả Càn Khôn có đầu Trục Thái Cực là CAO, cuối Trục Thái Cực là thấp, là

ĐÀI. Cao ở đây không gì cao hơn nữa. Mà thấp (Đài) không gì thấp hơn được. Thế là danh từ CAO-ĐÀI ĐẠI-ĐẠO hình thành là vậy.

Sử dụng ký tự để diễn lập hình thành Ngũ Hành, ta có :

Dùng Chơn-Khí Tam Thanh Dương mà kết tập Chơn-Khí Âm phía dưới Trục Thái Cực, đó là Âm-Dương giao hợp.

Âm-Dương chuyển hóa : Càn Dương nhận một phần Âm khí lẫn vào biến Càn thành Ly. Nói khác là Trung Dương mà hữu Âm.

Khôn Âm nhận một phần Dương khí lẫn vào biến Khôn thành Khảm. Nói khác là Trung Âm mà hữu Dương.

29

Thực thể của khối khí quay quanh Trục Thái Cực chuyển hóa là :

Phần khí ở giữa cô đọng, rán rỏi ma sát hóa lửa là Mặt Nhật, là Ly cung thuộc Âm vừa lắng tụ (Hạ xuống dưới) và tiến gần Trục Thái Cực.

Cung Ly gọi Hỏa Lão.

Phần khí phía ngoài 360o quanh Mặt Trời tiếp tục văng ra (Ly tâm) tạo thành các Thiên-Hà và vô số các Hành-tinh lửng thửng thăng lên và thăng ra ngoài. Các Hành- tinh trong Quả Càn Khôn là Khảm cung.

Nên nhớ Khảm cung ở đây là đang nói Quả Càn Khôn.

Trục Thái Cực vẫn xoay nên Âm Dương (Càn Khôn) giao hợp liên tục (lần hai) cũng có nghĩa là Khảm-Ly giao hợp.

Trục Thái Cực đã hình thành trung tâm là Khí Tiên Thiên cô đọng thành Hành- tinh.

Trong Dương Càn- Âm Khôn đã hóa sanh được 4 Cung chánh là Khảm-Ly- Chấn-Đoài.

Đây là 4 Cung Tứ Tượng, có gốc là Tiên Thiên khí ở giữa Trục Thái Cực. Nơi này là trung tâm của 4 Tượng, giữa gọi là Trung Ương (Mồ Kỷ). Cung Chấn-Đoài giao hợp (Càn Khôn giao hợp ) thành Cấn-Tốn.

30

HÌNH CHỮ THẬP rồi CHỮ VẠN BÁT QUÁI ĐỒ THIÊN

TIÊN THIÊN BÁT QUÁI (HÀ ĐỐ)

Vậy Quả Càn Khôn đã được thành lập. Tạo Đoan đã hoàn thành võ trụ. Ý niệm Đại Tạo của Ngôi Thái Cực đã viên thành.

Dùng con số(Ma Phương) để diễn đạt Đồ Thiên :

31

Năm Hành động giao. Khối Hồng-khí do nhiệt mà thoát khí khinh thanh thượng phù. Trước nhất nên gọi là :

Thiên Nhất sanh Thủy : Cung Khảm (Số 1) .

Số lượng quá nhẹ chỉ có 1 nên ở cao làm đầu thượng. - Khí Hồng-mông 10 phần thoát lên 1 phần.

Thủy khí còn lại 9 phần mà Trung Ương trung hòa ứng số 5. Vậy 9-5 = 4.Cung Tốn sanh ra (số 4)

Thiên Tam sanh Mộc : Cung Chấn (Số 3) .

+ Khí Hồng-mông 10 phần thoát Mộc khí hết 7 phần. Trong 7 phần có Trung Ương 5 phần nên 7-5 = 2.

Đây là Cung Khôn xuất hiện (Số 2) + Tam Mộc bị lực xoáy hút vào Trung Ương. Đó là 3+5 = 8 .

Cung Cấn xuất hiện (Số 8) + Nhất Thủy bị hút vào : 1+5 = 6 . Cung Càn xuất hiện (Số 6)

+ Cung Tốn (Số 4)

+ Tứ Tốn bị hút vào : 4+5 = 9 . Cung Ly xuất hiện (Số 9) 8 cung hình thành chỗ Tạo Đoan viên mãn.

32

Tổng số Đồ Thiên : 1+2+3+4+5+6+7+8+9 = 45

Số học tả sự cần bằng của Quả Càn Khôn :

- Bắc nhất (ít vật chất = Thuần Dương) luôn hướng lên như đầu người vậy và số tả sự cân bằng như sau :

9+5+1

4+5+6 = 15 3+5+7

8+5+2

Trục Thái Cực vừa xoay quanh và vừa dịch chuyển trong Vô-Cực.

Nói khác hơn Quả Càn Khôn đang chở Trời, Phật, Tiên, Thánh, Thần, chúng sanh, vạn hữu đi lang thang trong Vô-cực với vận tốc chung quanh cao mà di chuyển toàn Quả thì chậm.

Thật là Quả Càn Khôn như một chiếc thuyền không bến đỗ !

Ma Phương cân bằng này dĩ nhiên có lúc bị bẻ gãy vì lực ly tâm cúa các Hành- tinh, dẫn đến Quả Càn Khôn trở về chỗ Không, chỉ còn lại các Hành-tinh cõi Niết Bàn mà thôi.

Ta nên nhớ do đây mà Đại Từ Phụ dạy phải để Ngọn Đèn vào giữa Quả Càn Khôn mà thay lời cầu nguyện (Thánh Ngôn- Xin xem lại).

Địa-cầu trong quả Càn Khôn mất thăng bằng thì có thể dựa vào tập thể các Địa- cầu khác mà tái tạo cân bằng.

Còn riêng Quả Càn Khôn mất cân bằng là về Không đó !

Muốn bảo vệ và ổn định quả Càn Khôn thì Khối Đại Linh Quang phải lớn và luôn luôn thắng Âm, không cho Âm đến cực điểm và Cơ Hoàn Đạo phải được Tạo Hóa triển khai.

Rõ ràng Trời đã Sắc Chiếu Quy Bổn Tánh đó !

Khi nói lấy số học để diễn đạt qui trình sanh hóa của Quả Càn Khôn thì đừng lầm số học ở ngoài Càn Khôn, mà Đại Đạo Càn Khôn ứng hóa ra số học đó.

Cái “ Dụng” của Đạo là Đồ Thiên Quái Số.

C-TỨ ĐẠI BỘ CHÂU

Nhất niệm Đại Tạo từ Thái Cực vận hành và hình thành võ trụ rồi chia Càn Khôn làm 4 khu vực gọi là TỨ ĐẠI BỘ CHÂU :

1-Bắc Cưu Lưu ChâuCung Khảm số 1 : Gồm các Hành-tinh ở cõi Niết Bàn.

2-Đông Thắng Thần ChâuCung Chấn số 3 (số lẻ) thuộc Dương nên là Trời tốt của Tiên Phật.

3-Tây Ngưu Hóa Châu (Âm), Cung Đoài, cũng là cõi tốt của Tiên Phật.

33

Cơ Sanh hóa trên Châu này sanh diệt nhanh lẹ.

Đông Thắng Thần Châu và Tây Ngưu Hóa Châu có tiếp giáp hữu hình với Nam Thiện Bộ Châu.

Do đó mà các chúng sanh sống ở Nam Thiện Bộ Châu chỉ trì niệm danh hiệu Phật Di Đà cũng được tiếp dẫn về cõi gần Nam Thiện không chi lạ.

Một phần của tài liệu Dich-ly-cao-dai-CM-1 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)