Phương pháp phân hủy sinh học (bioremediation) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xử lý ô nhiễm dầu bởi tính hiệu quả và thân thiện với môi trường. Các báo cáo cho thấy các nhóm vi sinh vật phân hủy dầu có khả năng loại bỏ đến trên 90% lượng dầu gây ô nhiễm chỉ sau 7 đến 15 ngày [35, 36], các nhóm vi sinh vật sử dụng có khả năng phân hủy hầu hết các thành phần hydrocarbon trong dầu kể cả các thành phần hydrocarbons thơm khó phân hủy, có độc tính cao với người và động thực vật ở cả môi trường nước và đất [37, 38]. Phương pháp phân hủy sinh học khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp vật lý như hấp phụ dầu, hớt váng,… được sử dụng trong giai đoạn đầu để loại bỏ nhanh chóng một lượng dầu và ngăn chặn sự lây lan ô nhiễm chỉ đem lại hiệu quả xử lý thấp đạt từ 10-15%, hơn nữa các phương pháp vật lý không thể loại bỏ các thành phần lơ lửng của dầu trong môi trường. Các phương pháp hóa học được sử dụng trong xử lý ô nhiễm dầu như chiết xuất, đông tụ, sử dụng chất phân tán, chất nhũ hóa,… tuy đem lại hiệu quả xử lý cao nhưng lại dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm thứ cấp do không thu hồi lại hết được các chất hóa học sử dụng trong quá trình xử lý ô nhiễm.
Cùng với việc lựa chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải mạnh download by : skknchat@gmail.com
các hợp chất gây ô nhiễm, thì việc đảm bảo khả năng chống chịu của vi sinh vật với các tác nhân gây stress của môi trường xử lý là một vấn đề cần phải giải quyết để nâng cao hiệu quả xử lý cũng như tiết kiệm chi phí của phương pháp phân hủy sinh học. Hiện nay màng sinh học vi sinh vật (biofilm) đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ứng dụng để xử lý ô nhiễm môi trường đất, nước đem lại hiệu quả khả quan. Biofilm là một dạng cấu trúc của vi sinh vật trong tự nhiên bao gồm tập hợp các vi sinh vật và hệ polymer ngoại bào do chính vi sinh vật tạo ra tạo nên một cấu trúc màng bao phủ lên bề mặt vật thể rắn hoặc bề mặt chất lỏng [39, 40]. Biofilm được nghiên cứu ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới để xử lý các tác nhân gây ô nhiễm khác nhau, trong đó có cả các hợp chất hữu cơ độc hại khó phân hủy trong tự nhiên như: phenol, PAH,… [37, 38].