Pháp sư Huệ Luâ nở Tân La (Triều Tiên)

Một phần của tài liệu Du-Tang-Cau-Phap-TT-Thich-Hang-Dat (Trang 98 - 99)

I. An Dương Hầu

41. Pháp sư Huệ Luâ nở Tân La (Triều Tiên)

Pháp Sư có pháp danh tiếng Phạn là Bát Nhã Bạt Ma (Prajnavarman). Tàu dịch là Huệ Giáp. Pháp Sư xuất gia lúc còn ở tại bổn quốc và luôn có tâm nguyện du hành lễ bái thánh tích.

Pháp Sư theo thuyền đến Mân Việt (Phước Kiến), rồi đi bộ đến Trường An. Nơi đó, nhà vua ban chiếu chỉ bảo Pháp Sư làm thị giả cho thầy Huyền Chiếu trên cuộc hành trình sang Thiên Trúc. Qua đến nơi đó, Pháp Sư chiêm ngưỡng lễ bái các thánh tích, rồi trú tại chùa Tín Giả ở nước Am Ma La Bạt khoảng mười năm. Kế tiếp, đi về hướng đông, Pháp Sư viếng thăm chùa Ðỗ Hóa La Tăng (Tukhara Sagharama) ở vùng kế cận. Ngôi chùa này nằm về phía bắc Thiên Trúc và do dân chúng kiến lập để cung ứng chỗ trú ngụ cho chư tăng trong nước. Ngôi chùa này rất sang trọng và thức ăn cùng vật dụng luôn luôn được cúng dường đầy ắp, mà không có ngôi chùa nào sánh bằng. Tên của chùa là Kiền Ðà La Trà (Gandhara Sanda). Pháp Sư trú tại ngôi chùa ấy để học tiếng Phạn, và sau này rất tinh thông về luận Câu Xá. Lúc Nghĩa Tịnh đến đó thì Pháp Sư đã được bốn mươi tuổi.

Chư tăng từ phương bắc tới đều thường trú và làm chủ ngôi chùa Kiền Ðà La Trà. Phía tây chùa Ðại Giác có chùa của người nước Ca Tất Thi. Ngôi chùa này cũng rất sang trọng và có nhiều chư vị thạc đức, mà chư tăng đều tu theo phái tiểu thừa. Chư tăng từ phương bắc đến cũng thường trú nơi đó. Ngôi chùa có tên là Lũ Nõa Triết Lý Ða (Gunacarita); Tàu dịch là Ðức Hạnh (Punyagati). Cách chùa Ðại Giác về hướng đông bắc hai do tuần có chùa Khuất Lục Ca (Calukya), do vua nước Khuất Lục Ca ở nam Thiên Trúc xây cất. Tuy cảnh chùa đơn sơ giản dị nhưng chư tăng trong chùa tinh cần nghiêm trì giới đức. Ðương thời, vua Nhật Quân (Aditysena) vừa xây xong một ngôi chùa mới sát bên chùa Khuất Lục Ca. Chư tăng đến từ phương nam thường trú tại ngôi chùa đó. Mọi nơi đều có chùa chiền, nên chư tăng đồng quốc tịch thường liên lạc với nhau dễ dàng. Song, Thần Châu (nước Tàu) chẳng có một ngôi chùa nào cho chư tăng bổn xứ trú ngụ, nên khiến du tăng bị khó khăn khốn đốn trong việc ăn ở.

Cách tu viện Na Lan Ðà về phía đông, dọc theo hạ lưu sông Hằng có một ngôi chùa tên là Mật Lật Già Tất Tha Bát Na (Mrgasthapana); Tàu dịch là

Lộc Viên. Gần ngôi chùa này có một ngôi cổ tự hiệu là Chi Na nhưng đã bị hoang phế và chỉ còn nền móng. Tương truyền, xưa kia đại vương Thất Lợi Cấp Ða (Sri-Gupta) xây ngôi chùa này cho hơn hai mươi chư tăng Chi Na (thuộc vùng Quảng Châu) trú ở.

Mạt Ha Chi Na (Devaputra) tức Kinh Sư, Tàu dịch là Thiên Tử. Xưa kia, có hơn hai mươi tăng sĩ từ nước Tàu đến đó. Họ đi ngang qua vùng Thục Xuyên 248 và đến Ma Ha Bồ Ðề, cách nhau khoảng năm trăm do tuần, rồi đảnh lễ cúng dường những nơi thánh tích. Quốc vương nước đó chân thành cung kính tiếp đón và cúng dường hai mươi bốn thôn làng để cho họ trú ngụ.

Sau này, họ lần lượt thị tịch và đất đai bị người ngoài chia cắt. Khi Nghĩa Tịnh đến đó, chỉ có khu đất của ba thôn làng là thuộc quyền sở hữu của chùa Lộc Viên. Chùa Chi Na đã được xây năm trăm năm về trước. Hiện tại (trong thời của Nghĩa Tịnh), đất đai thuộc quyền sở hữu của vua Ðề Bà Bạt Ma (Devavarma) ở đông Thiên Trúc. Nhà vua trả ngôi chùa lại cho dân làng đó để tránh những chi phí dành cho các du tăng từ nước Tàu qua hành hương. Ông cũng nói:

- Nếu có chư tăng nước Tàu qua đông đảo, Trẩm sẽ trùng hưng ngôi chùa đó lại. Xây một tổ chim bồ câu rất dễ dàng, nhưng tìm người có phước đức để trụ nơi đó thật rất khó. Nếu ai có tâm vì muốn cứu độ chúng sanh, mang ích lợi đến cho muôn loài mà phụng tấu với Trẩm về việc xây lại ngôi chùa đó, thì việc này chẳng khó chút nào.

Chùa Kim Cang Tòa và Ðại Giác đều do quốc vương nước Sư Tử xây cất. Xưa kia, chư tăng từ nước Sư Tử qua thường đến đó trú ngụ.

Tu viện Na Lan Ðà cách Ma Ha Bồ Ðề khoảng bảy do tuần, được vua Thất Lợi Thụ Yết La Ðiệt Ðề (Sakraditya) xây cất cho tỳ kheo Hạt La Xã Bàn ở bắc Thiên Trúc.

---o0o---

Một phần của tài liệu Du-Tang-Cau-Phap-TT-Thich-Hang-Dat (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)