Luật sư Huyền Quỳ (Mahamarga) ở Nhuận Châu

Một phần của tài liệu Du-Tang-Cau-Phap-TT-Thich-Hang-Dat (Trang 103 - 110)

I. An Dương Hầu

45. Luật sư Huyền Quỳ (Mahamarga) ở Nhuận Châu

Luật Sư là người Giang Ninh ở Nhuận Châu, họ Hồ, thuộc dòng dõi quý tộc. Luật Sư tinh thông văn học và sử ký. Tánh tình nhân từ, lễ nghĩa, kính pháp trọng tăng. Với danh thơm và hoài bão lớn, Luật Sư xuất gia từ thuở ấu niên. Khi trưởng thành, Luật Sư được mọi người cung kính và tôn trọng. Luật Sư tiến bộ và thành tựu trong việc tu học. Không những am tường luật tạng mà Luật Sư còn tinh thông thiền định. Luật Sư giữ giới luật tinh nghiêm mà ít có ai hành được. Luật Sư luôn tham dự những buổi luận nghị về kinh điển và đặc biệt chú tâm vào huyền nghĩa. Nhờ có bẩm chất học giả, trí huệ và tài năng thư pháp của Luật Sư rất tuyệt vời. Luật Sư chỉ thường dùng ba bộ y ca sa của sa môn.

Mỗi lần bước vào chánh điện, Luật Sư thường bỏ dép ra, nhưng lại mang vào khi đi đường. Luật Sư rất cẩn thận và tỉ mỉ mà chẳng màng đến những tiếng cười đùa của thế nhơn. Không bao giờ đặt lưng trên chiếu, Luật Sư luôn luôn ngồi thiền quán. Dầu thường đi khất thực, Luật Sư cũng không nhận nhiều thức ăn, và luôn tránh thọ thực tại các phòng ăn lớn.

Nhiều người thích mang đôi giày rơm. Họ cũng biết nghệ thuật làm giày. Song, giày rơm rách nát không thể chừng mực. Trên đường vân du, Luật Sư luôn mang đôi giày rơm rách tả tơi. Thật là khổ nhọc!

Luật Sư luôn có đồng ý kiến với các pháp hữu, nhưng lại có lý giải riêng; có thể khởi cơn giông tố trong nguồn nước sông tĩnh lặng; không độc đoán hay thỏa thuận dễ dàng như người thường, thường có tâm tính hướng về chân lý. Làm thế nào mà Luật Sư hòa quang đồng trần được với những kẻ bình thường đang sống trong tối tăm với tâm tánh chấp trước nặng nề!

Luật Sư du hành từ nơi này sang nơi khác rồi tới Ðan Dương. Nơi đó, Luật Sư đồng giao kiết với một người nọ là sẽ qua Thiên Trúc. Sau đó, Luật Sư rơi lệ tạm biệt người anh và thân hữu ở miền nam, vì hoài vọng tầm cầu Phật pháp để hoằng dương chánh pháp, một tôn giáo đã ngự trị cuộc đời và tâm linh của mình.

Với mục đích đó, Luật Sư đến Quảng Châu, nhưng chẳng may bị bịnh sưng phổi. Cảm thấy bịnh tình trói buộc khiến không thể tiến bước, Luật Sư đành thất vọng não nề trở về bổn xứ Ngô Sở vào năm hai mươi lăm tuổi.

Sau này, một vị tăng tên là Triết, đến Thiên Trúc và thuật lại rằng luật Sư Huyền Quỳ, một danh tăng, đã cảm bịnh mà thị tịch.

Thật là điều bất hạnh! Cuộc đời của Luật Sư minh chứng rằng đạt được mục tiêu không phải là chuyện dễ. Thương thay! Ước vọng chân thành tầm cầu chân lý thể pháp, vượt ngoài âm dương, và mang giáo lý Phật đà về bổn xứ của Luật Sư đã bị tiêu tan như bọt sóng cồn vì nghiệp chướng bịnh hoạn. Thế nên, tôi (Nghĩa Tịnh) viết kệ tán thán:

"Thạc nhân đã tịch

Ai hay kế thừa

Rủi thay đoản mạng

Ô hởi thương thay!

Hoài bão cao vọng

Bị tan từng mãnh Hoa nước chóng tàn Liễu giải lý dễ Dụng công hành khó

Thuở còn niên thiếu

Ðức nghiệp tròn đầy

Truyền đăng hậu thế

Ước nguyện cao tột

Tráng chí hùng dũng."

Vì muốn giữ gương sáng về cuộc đời tu hành của Luật Sư nên tôi (Nghĩa Tịnh) viết lại tiểu sử để ngàn thu nhớ mãi.

Ðể tưởng nhớ đến Luật Sư, tôi (Nghĩa Tịnh) viết thêm một bài kệ:

"Tâm hướng về ngôi Phạm vũ

Hồn mơ bay qua Tiên Châu

Sầu trai trẻ lâm bịnh hoạn

Không cùng bạn sang Tây Thiên

Hoài vọng tan như cát bụi

Lá đã rơi đành về cội!

Chí nguyện xưa lại bất thành

Một mai gặp duyên lành đến

Quán xem mạch pháp lưu truyền."

Vào niên hiệu Hàm Hanh (670-673), trú tại Tây Kinh một năm, tôi (Nghĩa Tịnh) thường nghe giảng và tu học kinh luận. Ðương thời, tôi cùng với thầy Xứ Nhất ở Bình Bộ, luật sư Hoằng Huy ở Lai Châu, và ba đại đức đồng hẹn nhau đến lễ bái núi Linh Thứu và hướng tâm về cây Giác Thọ (tức cội Bồ Ðề).

Vì mẹ già và nhớ đến Bình Châu, nên thầy Xứ Nhất phải quày về cố hương. Ngược lại, luật sư Hoằng Huy khi gặp thầy Huyền Chiêm tại Giang Ninh bèn hướng tâm về cõi An Dưỡng (tây phương Cực Lạc). Huyền Quỳ cùng đi với Nghĩa Tịnh đến Quảng Phủ, nhưng vì bịnh nên không thể tiến bước. Một mình Nghĩa Tịnh khởi hành cuộc vân du cùng với tiểu tăng Thiện hạnh.

Chia tay với những pháp lữ tại đất Thần Châu, Nghĩa Tịnh không tìm được một pháp lữ trên đất Thiên Trúc. Ðương thời, nếu Nghĩa Tịnh có chút do dự (đi Thiên Trúc) thì hoài vọng chắc không thể hoàn thành. Buồn vì cô đơn du hành, Nghĩa Tịnh viết bài kệ:

"Vượt bao trùng dưong muôn ngàn dặm

Dây sầu khuấy động tâm trăm mảnh

Thân hình sáu thước, bóng khắc khoải

Biên thùy Thiên Trúc, chẳng cùng ai

Bèn tự giải nổi ưu sầu, bảo:

Thượng tướng chống quân xâm lăng

Chí không dời, sĩ phu nào bằng

Nếu như than tiếc vì mạng ngắn

Sao được mãn nguyện sống Trường Trăng!"

Niên hiệu Hàm Hanh thứ ba (672), tôi an cư kiết hạ tại Dương Phủ. Ðầu mùa thu, tôi chợt gặp sứ giả triều đình là Phùng Hiếu Thuyên ở Cung Châu.

Mông ơn đàn việt sứ giả Phùng Hiếu Thuyên, tôi đến Quảng Châu, rồi hẹn với chủ thuyền người Ba Tư 256 ngày lên thuyền xuôi về nam. Tôi lại được sứ quân Phùng Hiếu Ðản, Phùng Hiếu Chẩn, em của Phùng Hiếu Thuyên, và phu nhân họ Ninh họ Bành cùng những vị khác tặng rất nhiều phẩm vật. Trước khi khởi hành, vì sợ tôi sẽ bị đói khát hay gặp nhiều sóng gió trên biển cả và hiểm nạn trên đất liền, nên toàn gia đình cùng quyến thuộc đều tranh nhau cúng dường rất nhiều thức ăn vật dụng. Tôi cảm thấy lòng thành lo lắng của họ như cha mẹ thương con côi cút, thường cung cấp những nhu yếu phẩm. Nhờ những vật dụng họ cúng dường mà tôi có thể hành hương sang thắng xứ (Thiên Trúc).

Lòng thành của gia quyến sứ quân họ Phùng đã khích lệ tôi lên đường hành hương rất mãnh liệt. Chư tăng và kẻ tục ở vùng Lãnh Nam đều quyến luyến rơi lệ khi tôi từ biệt. Ngay cả các học giả ở phương bắc cũng ưu sầu vì không biết ngày nào sẽ tương hội.

Vào tháng mười một, tôi bắt đầu cuộc hành trình, hướng về phía Dục Chẩn, và bỏ lại Phiên Ngu (Quảng Ðông) đằng sau lưng. Ðôi khi, tôi hướng tâm đến Lộc Viên và vọng mong lên núi Kê Túc để lễ bái.

Bấy giờ, cơn gió mùa bắt đầu thổi đến. Với đôi dây thừng cột trên buồm thuyền cao trăm thước, thuyền tiến về hướng Chu Phương. Rời sao Ky, hai thuyền buồm bị gió thổi bay mất. Thuyền chạy trên những làn sóng cao ngất như núi. Hợp với dòng suối vịnh, những đợt sóng triều dâng cao tận trời xanh như mây đen vần vũ.

Gần hai mươi ngày, thuyền đến nước Phật Thệ. Nghĩa Tịnh lên bờ, ở lại nơi đó sáu tháng để học Thanh Minh (ngôn ngữ). Ðược sự giúp đỡ của quốc vương, tôi đến nước Mạt La Du (Malayu), tức nước Thất Lợi Phật Thệ (Sribhoga) và trú tại đó hai tháng, rồi đến nước Yết Trà.

Ðến tháng chạp, tôi lên vương thuyền (thuyền của hoàng gia) để đi đông Thiên Trúc. Cách nước Yết Trà khoảng mười ngày, thuyền đến nước của người Khỏa Thân (Insula Nudorum). Nhìn về hướng đông bãi biển, chỉ thấy toàn là những cây dừa xiêm, cùng một rừng dây trái trầu, trông rất đẹp mắt. Thuyền vừa đến bãi biển thì thổ dân chèo trăm chiếc xuồng nhỏ. Họ đem dầu, chuối, cùng những đồ vật làm bằng tre mía ra để trao đổi hàng hóa.

Vật họ cần nhất là sắt. Một mảnh sắt dài hai lóng tay có thể đổi lấy năm hay mười trái dừa xiêm. Nơi đó, đàn ông thì trần trụi còn đàn bà thì che thân bằng lá. Thương nhân muốn cho áo quần nhưng họ đều khoát tay từ chối.

Ðược biết, nước này nằm thẳng về hướng tây nam của vùng Thục Xuyên. Nơi đây không bao giờ sản xuất thiếc sắt. Vàng bạc rất ít thấy. Nhu yếu phẩm chính là dừa và khoai, mà lúa gạo lại rất hiếm. Họ xem thiếc sắt là vật trân quý nhất, và được gọi là Lô Ha.

Nói chung, dung sắc của thổ dân không đen đúa và có vóc hình tầm trung bình. Nghệ thuật làm giỏ bằng cây mía của họ rất tinh vi mà không nơi đâu sánh bằng. Nếu có ai từ chối trao đổi hàng hóa, họ sẽ bắn cung tên tẩm độc. Ai bị tên bắn thì mạng không còn.

Thuyền chạy khoảng nửa tháng về hướng đông bắc thì đến nước Ðam Ma Lập Ðề (Tamralipti), tức biên giới phía nam của đông Thiên Trúc. Cách tu viện Na Lan Ðà và Ma Ha Bồ Ðề khoảng sáu mươi do tuần. Tôi gặp ngài Ðại Thừa Ðăng (Mahayana) tại nơi ấy lần đầu tiên. Nơi đó, tôi học tiếng Phạn và thanh văn luận (Vyakarana).

Kế đến tôi cùng với ngài Ðại Thừa Ðăng lên đường đi thẳng về hướng tây, và đồng hành với một trăm thương nhân đến trung Thiên Trúc. Cách Ma Ha Bồ Ðề mười ngày đường, chúng tôi băng qua một ngọn núi cao và đầm lầy. Ðường xá rất nguy hiểm và gồ ghề. Ði qua nơi đó phải có người đồng hành chứ chẳng nên đi một mình.

Trên đường đi, tôi mệt lã người vì những cơn bịnh sốt. Dầu muốn nhưng tôi không thể đi kịp theo đoàn thương nhân. Song, tôi vẫn tiến bước. Song, vì quá mệt mõi, nên trong năm dặm đường mà tôi nghỉ ngơi cả trăm lần. Ðương thời, đồng hành có hơn hai mươi vị tăng ở tu viện Na Lan Ðà. Ngài Ðại Thừa Ðăng đã đi về phía trước, và bỏ một mình tôi trên con lộ hiểm nguy. Hoàng hôn vừa che trùm mặt đất thì bọn cướp liền xuống núi, vây quanh tôi. Giương cung tên, chúng trương mắt nhìn và chửi rủa. Ðầu tiên chúng lột thượng y, rồi đến y phục dưới thân, và ngay cả dây nịt trên thân trần truồng cũng bị lột luôn.

Bấy giờ, tôi cảm thấy đời mình đã tận và sẽ không còn nhìn lại thế gian. Nếu bị tên bắn hay giáo đâm thì niềm hy vọng hành hương lễ bái thánh tích tan tành như cát bụi. Theo lời đồn đãi của dân chúng nước đó thì bọn cướp

nếu bắt được người nào có sắc diện hồng hào tuấn tú thì sẽ đem cúng tế quỷ thần. Nhớ lại những lời này khiến tôi rùng mình, càng sợ hãi thêm. May thay, tôi trốn thoát, rồi chạy vào một cái đầm nước. Nơi đó, tôi trét bùn cùng lấy lá che trùm lên thân, rồi chống gậy, men theo con đường cũ.

Màn đêm bao phủ khắp nơi. Lữ quán lại cách đó rất xa. Vào canh hai, tôi gặp lại các pháp lữ đồng hành nhờ nghe tiếng gọi của ngài Ðại Thừa Ðăng từ bên ngoài thôn làng. Vừa gặp lại nhau, ngài Ðại Thừa Ðăng liền cho tôi y phục để mặc, rồi dẫn tôi tới một bồn nước để tắm gội trước khi vào làng.

Từ nơi đó, chúng tôi đi khoảng vài ngày thì đến tu viện Na Lan Ðà. Nơi đó, chúng tôi lễ tháp Căn Bổn (Mulagandhakuti). Kế đến, tôi hành hương lên núi Linh Thứu và thấy một đống y phục được cất gọn gàng bên trong. Thứ đến, tôi tới chùa Ðại Giác, lễ chân dung tượng Phật.

Ðược chư tăng và kẻ tục ở Sơn Ðông cúng dường một mảnh lụa dầy nhuyễn, tôi bèn may y ca sa đúng theo lượng của Như Lai rồi thành kính cúng dường lên thánh tượng. Luật sư Huyền ở Bộc Châu đã đưa cho tôi hàng trăm ngàn cây bảo cái để cúng dường đức Như Lai. Tôi thay mặt thiền sư An Ðạo lễ bái tượng Phật ở cội Bồ Ðề thể theo lời yêu cầu thuở xưa. Với lòng thành kính tột bậc và tâm bất phân biệt, năm vóc gieo xuống đất, tôi lễ bái thánh tượng Phật đà. Vì muốn báo đền bốn trọng ân 257 ở đất Ðông Hạ (nước Tàu) cùng hóa độ pháp giới hàm linh, tôi nguyện được vào sơ hội Long Hoa, gặp đức Thế Tôn Từ Thị, để khế hợp chân tông, đắc trí vô sanh.

Sau đó, tôi lễ bái các thánh tích khác, rồi đi ngang qua Phương Trượng (ở nước Khuất Câu Thi). Hành hương đến đâu, tôi đều vận tâm chân thành mà lễ bái. Tôi lại vào Lộc Viên, leo lên núi Kê Túc, rồi trú lại tu viện Na Lan Ðà hơn mười năm để tầm cầu gom góp kinh điển.

Thời gian sau, tôi đi theo tuyến đường cũ để trở về cố hương. Trước khi đến nước Ðàm Ma Lập Ðề, tôi lại gặp một bọn cướp, nhưng thoát nạn đao kiếm, mà được toàn mạng trong lằn tơ kẻ tóc.

Từ hải cảng, tôi theo thuyền đến nước Yết Trà, mang theo hơn năm trăm ngàn ba tạng kinh điển bằng tiếng Phạn, mà trơng đó có hơn một ngàn quyển kinh luận đã được phiên dịch ra tiếng Tàu. Trên đường đi, tôi ghé qua thành phố đông dân cư ở nước Thất Lợi Phật Thệ.

Một phần của tài liệu Du-Tang-Cau-Phap-TT-Thich-Hang-Dat (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)