I. An Dương Hầu
33. Sa môn Tăng Già Bạt Ma (Sanghavarman) ở Khương Quốc
Thuở nhỏ thầy đã từng đi vân du bằng đường bộ qua những bãi sa mạc cát đá rồi đến kinh thành. Thầy rất sùng tín Phật pháp, và tự giữ giới hạnh rất tinh nghiêm, cùng luôn hành hạnh từ bi hỷ xả.
Trong niên hiệu Hiển Khánh, thể theo sắc lệnh của nhà vua, Thầy cùng với đoàn sứ giả qua Tây Vức, rồi đến chùa Ðại Giác. Tại Kim Cang Tòa, Thầy đốt đèn nến trong bảy ngày đêm để cúng dường đại pháp hội kiết tập kinh điển. Trong nội viện Bồ Ðề, dưới cành cây Vô Ưu, Thầy khắc thánh tượng Phật cùng Bồ Tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara).
Thầy lại trở về nước Tàu và phụng chiếu chỉ của nhà vua, sang Giao Chỉ tìm dược thảo. Ðến nơi, gặp lúc hạn hán, nhân dân đói kém, nằm chết la liệt, nên ngày ngày Thầy đem thức ăn nước uống để cứu tế họ. Thầy rơi lệ xót xa trước tình cảnh đói khát ngặt nghèo của dân chúng, nên được gọi là 'Thường Ðế Bồ Tát (tức vị Bồ Tát thường rơi lệ)'. Thời gian sau, Thầy có chút bịnh rồi tịch vào năm sáu mươi tuổi.
---o0o---
34-35. Pháp sư Bỉ Ngạn (Nirvana) và Trí Ngạn (Jnanaparin) ở Cao Xương 245
Hai thầy đến Trường An và có ý muốn xuất gia. Họ rất nóng lòng qua trung Thiên Trúc để tận mắt xem sự hoằng hóa của đạo Phật.
Thế nên, cùng với đoàn sứ giả Vương Huyền Khuyếch, họ lên thuyền đi qua Thiên Trúc. Chẳng may, trên thuyền họ nhuốm bịnh và tịch. Bộ luận Du Già cùng những bộ kinh luận khác bằng chữ Tàu của họ đều được để lại nước Thất Lợi Phật Thệ (Srivijaya).
---o0o---