THẬT và KHÔNG THẬT.

Một phần của tài liệu DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH TRỰC CHỈ ÐỀ CƯƠNG PHÁP SƯ TỪ THÔNG - GIÁO ÁN TRUNG CAO CẤP PHẬT HỌC (Trang 122 - 124)

Ba mươi mốt đề mục được xem là “HAI” và dựa trên tướng “HAI” đó mà tư duy

quán sát rồi phản tỉnh hồi đầu, ba mươi mốt vị Bồ tát đều chứng nhập “PHÁP MÔN KHÔNG HAI.”.

Ba mươi mốt “cặp” phạm trù đối đãi ấy, nhận xét kỹ, ta thấy có đề mục chỉ có

MỘT. Như đề mục: CÓ TƯỚNG SỞ ĐẮC, lại có những đề mục không phải “HAI” mà

KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC. Đề mục LÀM PHƯỚC, LÀM TỘI, LÀM KHÔNG

PHƯỚC KHÔNG TỘI.

Ấy thế mà tất cả đều được xem là HAI.

Do vậy, ta cũng thấy rõ kinh dạy qua vấn đề chứng nhập PHÁP MÔN KHÔNG HAI, như trước đã nói. Chứng nhập PHÁP MÔN KHÔNG HAI mục đích không phải

chối bỏ số “hai” để lùi về số “một”. Cũng không nhằm tránh né số “hai” để có được số

“ba”, số “bốn”, số “năm”.

2/ Đến lượt Bồ tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi, Ngài cho rằng: Đã là PHÁP MÔN KHÔNG HAI thì ngôn từ không bàn luận đến được. Văn tự không mô tả được. Nghĩ ngợi KHÔNG HAI thì ngôn từ không bàn luận đến được. Văn tự không mô tả được. Nghĩ ngợi đến “ba” đã là sai rồi. Đến chỗ tuyệt đường đối đãi thì có diễn đạt hoa mỹ, khéo léo cách

nào cũng không phải cái đó. Vì cái đó, chỗ đó, nó ở vào lãnh vực BẤT KHẢ TƯ NGHÌ. Chỉ ai CHỨNG mới biết mà thôi. Chữ CHỨNGở đây không có gì quá sức tưởng tượng đâu các bạn ạ! Nó đồng nghĩa với cái từ CHỨNG NƯỚC ở các tòng lâm miền Bắc nước

Việt Nam ấy.

"Như nhơn ẩm thủy, lãnh noãn tự tri". Chỉ có người “chứng nước” mới biết được nước ấm lạnh ở độ nào...người không chứng nước thì nghe để mà nghe, sự diễn tả của người chứng nước không làm cho người không chứng hiểu chính xác độ nóng lạnh, vị

ngọt ngon của “tách trà” thơm ngát ấy.

3/ Đến lượt ngài Duy Ma Cật trình bày phương cách “CHỨNG NHẬP PHÁP

MÔN KHÔNG HAI” của mình! Ngài biểu thị bằng thái độ im lặng thản nhiên. Đại chúng như hồi hộp và có ý trông chờ những gì sẽ diễn biến ra sau giây phút thản nhiên im lặng đó. Nhưng rồi không có gì nũa hết! Bồ tát Đại trí Văn Thù thông cảm sâu sắc, tận cùng ý niệm của nhau, như hai tấm gương đối diện cùng lồng bóng phản chiếu trước một cành hoa rực rỡ sắc màu.

Bồ tát Đại Trí Văn Thù chỉ tán thán trước sự biểu hiện lặng im mà không bình luận gì thêm nữa. Bồ tát Đại Trí Văn Thù tâm đắc và cảm thông hành động biểu hiện đó

của ngài Duy Ma Cật. Ngài Văn Thù cho rằng hành động đó, tự nói lên phương cách

“CHỨNG NHẬP PHÁP MÔN KHÔNG HAI” của ngài Duy Ma Cật đầy đủ lắm rồi. Còn dùng ngôn ngữ văn tự để phủ nhận văn tự ngữ ngôn, ngài Đại Trí Văn Thù đã bỏ lỡ cơ

may không về đến đích. Người hiểu được Duy Ma Cật phải là bậc Đại trí, chẳng những

cần có “Căn bản trí” mà phải sử dụng “Sai biệt trí” để thấy biết tường tận mọi vật lý, sanh

lý và tâm lý giữa cuộc đời.

Ở đời, người hay dạy dỗ, quở phạt, đánh mắng con cái là người cha mẹ quá thương con cái “của” mình. Không ai bỏ công dạy dỗ, quở phạt, đánh mắng những đứa

Một phần của tài liệu DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH TRỰC CHỈ ÐỀ CƯƠNG PHÁP SƯ TỪ THÔNG - GIÁO ÁN TRUNG CAO CẤP PHẬT HỌC (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)