VI THUYẾT PHÁP YẾU

Một phần của tài liệu DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH TRỰC CHỈ ÐỀ CƯƠNG PHÁP SƯ TỪ THÔNG - GIÁO ÁN TRUNG CAO CẤP PHẬT HỌC (Trang 35 - 37)

V/ LẠI VẤN ĐỀ THUYẾT PHÁP

VI THUYẾT PHÁP YẾU

Đức Phật gọi Ông Ca Chiên Diên bảo: “Ca Chiên Diên! Thầy hãy đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật”.

1/ Ông Ca Chiên Diên thưa: “Bạch Thế Tôn! Trước kia con đã từng được nghe Phật nói pháp yếu cho các Tỳ Kheo. Hôm nọ con cùng các Tỳ Kheo hội họp lại, con bèn trùng tuyên diễn nói lại về ý nghĩa vô thường, khổ ,không, vô ngã và tịch diệt... Lúc bấy giờ Trưởng giả Duy Ma Cật đến, nói với con rằng:

2./ Thưa Ngài Ca Chiên Diên! Ngài không nên dùng tâm hành sanh diệt mà nói pháp thật tướng. Thưa Ngài, các pháp không sanh không diệt, đó là nghĩa vô thường. Ngũ ấm rỗng không, không có điểm sanh khởi, đó là nghĩa khổ. Các pháp rốt ráo không, không có nguồn gốc, đó là nghĩa không. Ngã và vô ngã không hai, đó mới là nghĩa vô ngã. Các pháp xưa không sanh,

nay không diệt, đó là nghĩa tịch diệt.

Sau khi Ông Duy Ma Cật diễn nói về những pháp yếu đó, các Tỳ Kheo tâm được cởi mở. Vì vậy hôm nay con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật”.

TRỰC CHỈ

Học Phật phải tập nhìn vạn pháp qua hai mặt. Thuyết pháp cũng vậy. Pháp có pháp tánh và pháp tướng. Chưa ngộ nhập “thật tướng”, chỉ nói được pháp tướng. Thể nhập thật tướng mới được pháp tánh. Thấy cái ta

Thấy phiền não là thật, cho nên thấy tịch diệt Niết Bàn.

Vô thường, khổ, không, vô ngã, tịch diệt, ông Ca Chiên Diên càng diễn giải tỉ mỉ chi ly, càng chứng tỏ tâm ông bị dính mắc càng nhiều. Thật tướng vạn pháp là CHƠN THƯỜNG. Vì các pháp sanh không thật sanh.

Các pháp diệt không thật diệt. Sanh diệt là hiện tượng tùy duyên, nhìn bên

mặt pháp tướng. Không sanh không diệt là thật tướng các pháp nhìn bên mặt pháp tánh.

Vì thật tướng “VÔ” tướng.

Vì thấy vạn pháp sanh diệt VÔ THƯỜNG cho nên KHỔ.

Vì thấy VÔ THƯỜNG, KHỔ cho nên thấy vạn pháp KHÔNG.

Vì thấy VÔ THƯỜNG, KHỔ, KHÔNG, cho nên thấy vạn pháp VÔ

NGÃ.

Vì thấy VÔ THƯỜNG, KHỔ, KHÔNG, VÔ NGÃ, cho nên thấy vạn

pháp TỊCH DIỆT NIẾT BÀN cầu mong chứng đắc.

Nhìn qua cái nhìn pháp nhãn của Thanh văn là thế.

Nhận biết thật tướng vạn pháp không sanh diệt, cho nên biết vạn pháp

THƯỜNG.

Vì biết vạn pháp THƯỜNG, cho nên có CHƠN LẠC.

Vì biết vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, cho nên có CHƠN

NGÃ.

Vì biết vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, CHƠN NGÃ, cho

nên CHƠN TỊNH.

Với tuệ nhãn của Bồ Tát thì vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN

LẠC, CHƠN NGÃ, CHƠN TỊNH.

Nhìn vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, CHƠN NGÃ,

“chứng” với “đắc”.

Nhằm xiển dương “thật tướng vô tướng” của các pháp, Bồ Tát Duy

Ma Cật tung đòn “đối trị tất đàn” để khủng bố tư tưởng tiểu thừa của Ông Ca Chiên Diên:

“Các pháp không sanh không diệt là VÔ THƯỜNG”.

“Ngũ uẩn giai không là KHỔ”.

“Ngã và vô ngã không hai là VÔ NGÃ.”

”Các pháp xưa không sanh nay không diệt là TỊCH DIỆT”

Một phần của tài liệu DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH TRỰC CHỈ ÐỀ CƯƠNG PHÁP SƯ TỪ THÔNG - GIÁO ÁN TRUNG CAO CẤP PHẬT HỌC (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)