Bảng 2.5: Bảng kế hoạchdạy học trong học kì (năm học 2018-2019)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý dạy học tại trường THPT Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn (Trang 73 - 83)

Môn Lớp Toá n Hóa Sin h Văn Sử Địa T. Anh Tin CN GD CD TD GD QP 12 5 3 2 2 5 2 1 5 1 1 1 2 0 11 4 2 2 1 4 1 1 4 1 1 1 2 1 10 4 3 2 1 4 1 2 4 2 1 1 2 1

Qua bảng 2.5 ta thấy số tiết trong tuần là không giống nhau. Ví dụ lớp 10, 11 các môn Văn, Toán, Tiếng Anh là 4 tiết/tuần, nhưng lớp 12 do các em phải học nhiều hơn nên số tiết là 5 tiết/tuần. Các môn còn lại tối thiểu là 1 tiết/tuần, tối đa là 3 tiết/tuần. Vì vậy, các môn chính như Văn, Toán, Tiếng Anh vẫn là các môn được chú trọng do đó là các môn học chính.

Các giải pháp chính: Đây chính là cách thức để đạt được các mục tiêu chung trên cơ sở khai thác tối đa mặt mạnh của nhà trường, tận dụng cơ hội bên ngoài và hạn chế ảnh hưởng của những mặt yếu cũng như giảm thiểu tác động của thách thức bên ngoài. Các giải pháp thường được xây dựng theo các mặt hoạt động của nhà trường cũng như các điều kiện thực hiện các chức năng xã hội đó.

2.3.2.2. Kế hoạch dạy học theo từng bộ môn:

Kế hoạch dạy học bộ môn bao gồm khung chương trình cơ bản và các hoạt động giáo dục của bộ môn. Nếu mỗi khối lớp có nhiều lớp hay nhóm lớp học theo chương trình khác nhau (ví dụ lớp trọng điểm, lớp cơ bản, lớp định hướng theo ban KHTN…) thì mỗi lớp, nhóm lớp xây dựng 1 chương trình riêng.Khung chương trình cơ bản (phần cứng) là những tiết dạy theo chương trình chính khóa để đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Những tiết này được xếp thời khóa biểu, đưa vào phân phối chương trình chi tiết, của môn học, đánh số từ 01 đến hết đảm bảo không ít hơn so với số tiết quy định theo khung chương trình của Bộ. Các hoạt động giáo dục (phần mềm) là các hoạt động khác của bộ môn trong quá trình giáo dục như phụ đạo, bồi dưỡng, ôn tập, hoạt động trải nghiệm, chủ đề liên môn, tích hợp.

2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học

- Mục đích phổ biến: Phổ biến, giải thích để giáo viên hiểu rõ nội dung kế hoạch. Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân.Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm của nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, học sinh trong toàn trường;

Làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật. Gắn giáo dục pháp luật với công tác tư tưởng chính trị, đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống và rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật của cán bộ công chức, viên chức, nhân viên, học sinh; góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục.

Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, gắn tuyên truyền giáo dục pháp luật với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;

Chọn lọc, phát triển các mô hình, biện pháp giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp đối tượng; đảm bảo công tác giáo dục pháp luật được thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo, đa dạng hóa các hoạt động nhằm phù hợp với tình hình thực tế địa phương và nhiệm vụ năm học của ngành.

- Hình thức phổ biến: đăng tải trên trang thông tin điện tử trường THPT Hoàng Văn Thụ.

b. Phân công bố trí giáo viên

Giáo viên giảng dạy là người trực tiếp truyền thụ kiến thức đến học sinh thông qua môn học. Nề nếp, kỷ cương trong hoạt động của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến nề nếp và kết quả học tập của học sinh. Chất lượng giờ dạy trên lớp là khâu quyết định đến chất lượng dạy học trong nhà trường. Vì vậy, việc phân công giáo viên dạy lớp nào là công việc quan trọng của công tác quản lý nhân sự trong trường học.

Trong phân công giảng dạy có rất nhiều hình thức phân công như: - Dạy toàn cấp (tất cả các lớp) một bộ môn.

- Dạy một bộ môn cho một khối lớp vài năm rồi luân chuyển khối lớp. - Dạy một bộ môn ở 2 khối lớp.

- Dạy 2 bộ môn: 1 môn chính và 1 môn phụ…

Mỗi hình thức đều có những điểm tích cực và hạn chế riêng. Hiệu trưởng cần nắm được yêu cầu của công tác giảng dạy, thực trạng đội ngũ của trường mình và xuất phát từ nhận thứcvì công việc để chọn người thích hợp, chứ không vì người để đặt công việc.

Bảng 2.6: Bảng phân công giảng dạy của giáo viên tổ Ngữ Văn (năm học 2018-2019)

Đơn vị: Tiết/tuần

TT Họ và tên Lớp dạy

Số tiết

thực dạy nhiệmKiêm số giờTổng Khối 10 Khối 11 Khối 12

1 Nguyễn Phương Anh A1 A2, A7 10,9 CN 10A1,TTCĐ 15,9 2 Lăng Thị Thúy Huynh A8 A5,A8 10,9 CN 10A8+ TPCM 15,9 3 Đặng Thị Trà Giang A3,A9 A5, A9 16,2 Ngân hàngđề KT 16,2 4

Hoàng Thị Diệu Linh A1, A3 9,1

CN 11A3,

TKHĐ 15,1

5 Vũ Thị Nga A7 A2,A10 12,7 12,7

6 Đỗ Thị Nhân A6, A7 A4, A9 12,7 TTCM 15,7

7 Linh Thị Thuận A4, A8 A1 12,7 CN 11A4 16,7

8 Phạm Thị Thúy A4,A5 11,6 11,6

9 Vi Thị Thúy A2, A10 A6 10,8 12A6+CN PCTCĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17,8 10 Trần Thị Hải Yến A6 A3, A10 10,9 CN 12A3 14,9

Nguồn: Tác giả

Bảng 2.6 trên là bảng phân công giảng dạy của giáo viên tổ Ngữ Văn theo quy định của nhà trường, dựa trên năng lực dạy học và sự phân bố đồng đều giữa các khối lớp, số tiết thực dạy, các công việc kiêm nhiệm khác trong năm học.

c. Tổ chức các hình thức dạy học

Tổ chức thực hiện các hình thức dạy học là công việc tất yếu của ngành giáo dục hàng năm dựa trên kế hoạch dạy học đã được xây dựng từ trước.

Việc đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học ở các cấp học được thực hiện thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tự học, tự rèn luyện trong các nhà trường. Các cấp học tích cực triển khai quan điểm, phương pháp dạy học tích cực, chuyển từ chủ yếu cung cấp kiến thức sang vừa cung cấp kiến thức vừa dạy cách học, cách nghĩ, cách làm, cách sống gắn với đổi mới hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất và năng khiếu đặc biệt của học sinh. Các mô hình giáo dục mới, các phương pháp dạy học hiện đại được phát huy, giúp hình thành trong mỗi học sinh tinh thần, kỹ năng tự giác, tự quản, tự học, tự kiểm tra đánh giá. Qua đó, học sinh được tiếp cận với những phương pháp học tập tiên tiến; năng động, sáng tạo, chủ động vận dụng kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Để nâng cao chất lượng dạy học nhà trường chú trọng đến các hoạt động phụ trợ khác như: phụ đạo, học nhóm, dạy học theo chủ đề cụ thể thấy ở bảng sau:

Bảng 2.7:Kế hoạch dạy học theo các hình thức dạy học

Đơn vị: Tiết/tuần Lớp Hình thức 10 11 12 Dạy phụ đạo 2 2 4 Dạy theo nhóm 2 2 2 Dạy theo chủ đề 1 1 2 Bồi dưỡng HSG 2 2 2 Ôn thi 3 3 3 Ngoại khóa 2 1 1 Hướng nghiệp 1 1 2

Qua bảng 2.7 ta thấy các hoạt động dạy học theo các hình thức dạy họclà một trong những hoạt động ý nghĩa, gắn liền với hoạt động thực tiễn trong quá trình dạy học.Thông qua các hoạt động đó, giáo viên không chỉ truyền đạt cho học sinh kiến thức, kĩ năng mà còn hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất để các em bước vào cuộc sống.

Một số hình thức tổ chức dạy học thường được áp dụng:

Truyền đạt bài dạy trên lớp

kết giữa giáo viên và học sinh trong suốt hoạt động dạy và học ở trên lớp. Vì thời lượng truyền đạt bài dạy trên lớp không có nhiều thời gian, do đó g iáo viên phải nắm rõ mục đích cũng như những kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau buổi học để đúc kết cho nội dung của giáo án. Giáo án nên ngắn gọn, súc tích, đầy đủ các ý chính và nắm rõ nội dung bài học, có cách dẫn dắt hợp lý giúp các em hiểu bài nhanh hơn.

Tổ chức thảo luận nhóm

Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập. Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi, chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi trong việc ghi vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm. Nhóm học tập có thể 2 em, 3 em, tốt nhất là 4 em để đảm bảo các em dễ hợp tác với nhau.Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, nên để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanh lớp học; Điều chỉnh những đồ đạc không cần thiết được cất đi nếu gây cản trở khi tổ chức hoạt động nhóm; Luân phiên chỉ định nhóm trưởng và thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm một cách linh hoạt phù hợp trong các hoạt đông của từng bài học.

Tổ chức dạy phụ đạo

Dạy phụ đạo cho học sinh thường là các đối tượng học sinh chưa đạt chuẩn về học lực và hạnh kiểm. Viêc dạy phụ đạo sẽ do một giáo viên được Ban giám hiệu lựa chọn và phân công giảng dạy. Kế hoạch dạy phụ đạo theo kế hoạch đầu năm đã xây dựng.

Giờ học phụ đạo tại trường chính là cơ hội để học sinh trao đổi kiến thức với bạn bè và thầy cô. Học sinh cần học phụ đạo để nâng cao kiến thức là một nhu cầu chính đáng, đặc biệt là đối với học sinh có học lực trung bình, yếu và kém. Học phụ đạo là cơ hội để học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài tập, ôn lại kiến thức đã học, nhất là tư duy mở rộng vấn đề.

Ngoài ra, việc trao đổi thoải mái, không áp lực về thời gian giúp học sinh tự tin hơn, phát huy khả năng sáng tạo, hoạt động nhóm, đặc biệt là tạo được không khí lớp học thân thiết, gần gũi.

Sử dụng phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học của giáo viên chủ yếu được thực hiện bằng công cụ là máy chiếu hoặc tivi, ngoài ra giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ để làm công cụ dạy học. Tuy nhiên dạy học bằng máy chiếu vẫn được giáo viên áp dụng nhiều nhất trong dạy học.

Phương tiện dạy học vừa điều khiển được hoạt động nhận thức một cách sinh động vừa là nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng.

Dạy học trực tuyến

Đây là hình thức khá mới mẻ trong hoạt động dạy học của giáo viên. Hoạt động dạy học trực tuyến chỉ được áp dụng khi giáo viên không trực tiếp truyền đạt bài dạy trên lớp. Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh.

Dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên internet để giảng dạy và học tập. Thông qua dạy học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.Như vậy, dạy học trực tuyến tạo điền kiện cho học sinh và giáo viên có cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như “tự chủ và tự học”, “năng lực tin học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”.

Nhà trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học của 30 lớp trong đó mỗi lớp có 01 đầu máy chiếu, 01 tivi có kết nối wifi; có 02 phòng thực hành tin học, mỗi phòng có 25 chiếc máy vi tính; có hơn 30 bộ bàn ghế của giáo viên và gần 400 bộ bàn ghế của học sinh.

Nhà trường có trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường, tránh lãng phí; định kỳ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo quy định; tuyệt đối không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn khi chưa cải tạo, sửa chữa.

e. Tạo động lực cho giáo viên

Nhà trường luôn chăm lo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên, thúc đẩy giáo viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Để làm được điều đó, cán bộ quản lý phải hiểu được nhu cầu và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của giáo viên để có thể kịp thời động viên, hỗ trợ, tạo động lực giúp giáo viên phấn đấu đạt hiệu quả làm việc cao. Những yếu tố tạo động lực cho giáo viên cụ thể như sau:

- Tiền lương và các khoản phụ cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiền thưởng khi giáo viên có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, đạt danh hiệu thi đua hoặc giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp.

- Hỗ trợ giáo viên nếu có học sinh thi đạt giải học sinh giỏi các cấp.

- Có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên dạy kiêm nhiệm như công tác công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn.

- Chế độ thanh toán thêm giờ vào các ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, phụ cấp lưu trú khi đi công tác, thực hiện nhiệm vụ được giao khác.

- Thanh toán tiền tàu xe nghỉ phép cho cán bộ, giáo viên khi đi thăm người thân ốm đau, hiếu hỉ. Được thanh toán tiền nghỉ phép khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.

- Chi hỗ trợ Tết nguyên đán, Tết dương lịch, ngày Nhà giáo Việt Nam. - Chi văn phòng phẩm, báo chí, truyền thông.

- Chi thanh toán các khoản cho chuyên môn nghiệp vụ như thi học kì, tổ chức thi chung, thi khảo sát chất lượng, thi nghề phổ thông, thi chọn học sinh giỏi, đề thi đề xuất cho thi tuyển sinh, thi học sinh giỏi.

- Chi cho công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên. Chi cho giáo viên hướng dẫn học sinh thi nghiên cứu khoa học, thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng,

thi khởi nghiệp.

- Chi tất cả các hội đồng coi thi trong nhà trường, các kì thi, cuộc thi phong trào, ôn đội tuyển học sinh giỏi các cấp.

Ngoài ra còn rất nhiều các hoạt động khác cần đến sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, giúp cho giáo viên có động lực để phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ cho năm học và các năm học tiếp theo.

2.3.4. Kiểm soát dạy học ở trường trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn

Kiểm soát là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh sự sai lệch để đảm bảo đạt được mục tiêu.

Kiểm soát dạy học là chức năng rất quan trọng của công tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói riêng. Quản lý mà không có kiểm soát thì quản lý sẽ kém hiệu quả và dễ trở nên quan liêu.

Mục tiêu kiểm soát: nhằm phát hiện kịp thời và sửa chữa những sai lệch trong hoạt động dạy học đảm bảo thực hiện đúng chương trình dạy học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý dạy học tại trường THPT Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn (Trang 73 - 83)