Bảng 2.4: Bảng thống kê số học sinh hàng năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý dạy học tại trường THPT Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn (Trang 66 - 73)

Học sinh Số lớp 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Khối 10 10 371 371 373 Khối 11 10 372 372 375 Khối 12 10 385 387 387 Tổng 30 1.128 1.130 1.135 Nguồn: Tác giả

Qua bảng 2.4 ta thấy: Số lớp học cho cả 03 khối trong toàn trường qua các năm ổn định là 30 lớp. Số học sinh khối 10 và 11 trong 2 năm đầu như nhau do không có sự thay đổi về số lượng học sinh tăng hay giảm. Học sinh khối 12 trong năm học 2017- 2018 tăng 02 em do đó là các em chuyển từ trường khác đến. Số học sinh trong năm 2018-2019 thay đổi so với năm học trước chủ yếu khối 10 và khối 11 là do có em đã chuyển trường và có em do việc riêng của gia đình đã phải nghỉ học giữa năm học.

2.2.3. Kết quả dạy học

Thống kê số tiết dạy học bổ trợ cho học sinh lớp 10 (năm học 2019 - 2020)

Môn Toán Ngữ văn Tiếng Anh Vật lý Hóa học Tổng

Số tiết 40 40 40 12 10 142

Thống kê số tiết dạy học tăng thời lượng cho học sinh lớp 10 (năm học 2019-2020)

Môn Toán Ngữvăn T.Anh Vật lý Hóahọc Sinhhọc Lịchsử Địa lý Tổng

Số tiết 40 40 40 20 20 16 12 12 200

Thống kê số tiết ôn tập thi Tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 (năm học 2019-2020)

Môn Toán Ngữvăn T.Anh Vậtlý Hóahọc Sinhhọc Lịchsử Địalý GDCD

Số

tiết 80 80 80 50 50 50 50 50 30

- Tổng ôn tập với học sinh đăng kí thi tổ hợp KHTN: 390 tiết - Tổng ôn tập với học sinh đăng kí thi tổ hợp KHXH: 370 tiết

- HS khối 11: Ngoài học chính khóa còn học thêm môn Nghề phổ thông (Qui định bắt buộc của Bộ GD&ĐT). Thời lượng 03 tiết/tuần = 01 buổi/tuần.

- Thực hiện dạy tăng thời lượng 9 môn đối với khối 12 (Ôn Tốt nghiệp), 8 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh, Sử, Địa đối với khối 11 và 5 môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa đối với khối 10. Tổ chuyên môn thống nhất số tiết cho từng khối xây dựng kế hoạch nêu rõ nội dung cho từng tiết học, bố trí dạy xen kẽ sau tên bài cụ thể; đưa nội dung tăng thời lượng vào chương trình giáo dục bộ môn. Nhà trường bố trí dạy các tiết tăng thời lượng xen kẽ vào thời khóa biểu chính khóa.

3402 tiết, khối 11 là 1920 tiết, khối 10 là 1420 tiết.

2.3. Thực trạng quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn, giai đoạn 2016-2020

2.3.1. Bộ máy quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý dạy học tại Trường trung học phổ thông HIỆU TRƯỞNG HIỆU PHÓ PHỤ TRÁCH CƠ SỞ VẬT CHẤT HIỆU PHÓ PHỤ TRÁCH PHÁP CHẾ HIỆU PHÓ PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN PHỤ TRÁCH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT PHỤ TRÁCH BAN CƠ SỞ VẬT CHẤT TỔ NGỮ VĂN TỔ LÍ – TIN - CN TỔ TOÁN TỔ NGOẠI NGỮ TỔ HÓA – SINH – THỂ DỤC - GDQP TỔ HÀNH CHÍNH TỔ XÃ HỘI TỔ BẢO VỆ PHỤC VỤ

Hoàng Văn Thụ

Bộ máy quản lý dạy học tại trường THPT Hoàng Văn Thụ với từng thành viên trong Ban giám hiệu, mỗi thành viên chịu trách nhiệm phụ trách các công việc được phân công theo kế hoạch, đứng đầu và quản lý chung là Hiệu trưởng, sau đó là Hiệu phó phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm phụ trách các tổ bộ môn, Hiệu phó phụ trách công tác pháp chế chịu trách nhiệm phụ trách công tác pháp chế, Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất chịu trách nhiệm phụ trách công tác cơ sở vật chất.

a. Chức năng của hiệu trưởng

Điều hành công việc theo chế độ thủ trưởng, đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ. Chịu trách nhiệm trước Sở GD&ĐT, trước lãnh đạo cấp trên và trước pháp luật về về mọi mặt hoạt động của nhà trường theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng theo điều lệ trường THPT quy định. Phụ trách chung các hoạt động của nhà trường và trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác như: Công tác chính trị tư tưởng; Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng giáo viên; Công tác kế hoạch, tài chính, tài sản; Quản lý giáo viên, nhân viên, phân công công tác; Kiểm tra, đánh giá việcthực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên; Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Công tác kiểm tra nội bộ; Phụ trách công tác phối hợp cùng đoàn thanh niên trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Đoàn TN, của nhà trường.

b. Chức năng của Hiệu phó phụ trách chuyên môn

Phụ trách chuyên môn. Chủ động tham mưu trình Hiệu trưởng quyết định các nhiệm vụ về hoạt động chuyên môn trong nhà trường, cụ thể như: Công tác chuyên môn (Xây dựng chương trình phát triển nhà trường, phân công chuyên môn, xếp Thời khoá biểu chính khóa, ôn HSG, ôn thi THPT Quốc gia, dạy tăng thời lượng....; Lên kế hoạch tổ chức các kỳ thi của trường trong năm học (theo kế hoạch của nhà

trường, kế hoạch của Sở); Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra; Đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giờ dạy, chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà.

c. Chức năng của ban cơ sở vật chất

Tham mưu và tổ chức, triển khai thực hiện quản lý tài sản, công tác quy hoạch, xây dựng và quản trị cơ sở vật chất của Trường.

Thực hiện mua sắm, thanh lý và theo dõi việc sử dụng hiệu quả tài sản, trang thiết bị củaTrường phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, làm việc và học tập; Chỉ đạo, điều hành công tác trực tuần, các kế hoạch hoạt động ngời giờ lên lớp, lao động đảm bảo vệ sinh nhà trường luôn xanh, sạch và đẹp.

d. Chức năng của Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.

Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.

Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...).

Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...).

2.3.2. Lập kế hoạchdạy học tại trường trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ

Lập kế hoạch quản lý dạy học hay còn gọi là xây dựng kế hoạch, là sự xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về sự phát triển một quá trình và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đó. Nói một cách đơn giản, lập kế hoạch quản lý dạy học là quyết định trước xem sẽ phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm cái đó.

Kế hoạch dạy học tạitrường THPT Hoàng Văn Thụ bao gồm các kế hoạch như kế hoạch dạy học hàng năm, kế hoạch dạy học theo từng học kì, kế hoạch dạy học theo từng bộ môn.

Từ kế hoạch giáo dục hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục học kì theo các năm, theo học kì và theo môn học.

Sau đây là kế hoạch giảng dạy của (Học kì I năm học 2018 - 2019)

Bảng 2.5: Bảng kế hoạch dạy học trong học kì (năm học 2018-2019)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý dạy học tại trường THPT Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn (Trang 66 - 73)