Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì quản lý hoạt động tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối tỉnh Hòa Bình vẫn còn những bất cập, hạn chế:
(1)Công tác tham mưu lãnh đạo trong việc lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền và ban hành văn bản hướng dẫn công tác tuyên truyền
Công tác tham mưu lãnh đạo trong việc ra văn bản hướng dẫn và lập kế hoạch hoạt động tuyên truyền đôi khi còn chậm, chưa có điều tra, tìm hiểu đầy đủ thông tin, nên chất lượng tham mưu cho lập kế hoạch và ban hành văn bản chưa cao. Các bước trong quy trình lập kế hoạch đôi khi chưa được tuân thủ nghiêm.
(2)Tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền còn một số hạn chế như: - Về tổ chức bộ máy, hiện nay số lượng cán bộ có thể đảm nhận nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh Hòa Bình còn quá ít và chưa chuyên nghiệp, phần lớn báo cáo viên đều là cán bộ phải kiêm nhiệm từ 2-3 “mảng” công tác. Với số lượng này và kĩ năng tuyên truyền chưa cao nên đã không đáp ứng được khối lượng công việc đặt ra,
0 2040 60 80 100 120
Thường xuyên Không thường xuyên
Hình 2.1. Kết quả khảo sát về thái độ của cán bộ thực hiện hoạt động tuyên truyền
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền còn nhiều bất cập. Các cấp ủy cơ sở chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền, việc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng chưa được thực hiện một cách thường xuyên, bài bản. Hoạt động tuyên truyền còn hạn chế về phương pháp và nội dung tuyên truyền: kỹ năng truyền đạt nội dung chưa tốt, ít có sự tương tác trao đổi, nội dung tuyên truyền chưa thực sự thiết thực; hoạt động tuyên truyền ở cơ sở còn nặng về tuyên truyền đường lối, chính sách một chiều, xem nhẹ các nội dung khác như: tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt, chưa gắn liền lý luận với thực tiễn, tính chiến đấu chưa cao… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ý thức chưa cao trong học tập chính trị.
- Hình thức tuyên truyền vẫn còn những cách làm máy móc, dập khuôn; nhất là khi tình hình trong nước và quốc tế diễn ra nhanh và đa chiều. Cụ thể, tuyên truyền trực quan chủ yếu là băng zôn, cờ đuôi nheo, v.v. về hình thức không bắt mắt và hạn chế tuyên truyền về nội dung. Hình thức này chủ yếu mới thực hiện được ở các kỳ cuộc lớn.Nhiều hình thức tuyên truyền chưa đạt
hiệu quả phong phú, còn dập khuôn máy móc. Các tài liệu tuyên truyền do Đảng phát hành, nội dung chưa thiết thực, hình thức vẫn còn kém hấp dẫn người xem, người đọc, người nghe.
- Về việc triển khai nghị quyết càng xuống cấp dưới thì thời gian triển khai càng ngắn. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là phải quán triệt sâu, rõ các nội dung của nghị quyết nhất là những vấn đề về tư tưởng, lý luận và thực tế mới nảy sinh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cơ sở nhằm làm sinh động và cụ thể thêm tính thuyết phục của Nghị quyết.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tuyên giáo với các đơn vị làm công tác thông tin tuyên truyền, giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm. Cơ chế còn nhiều bất cập, thiếu chiến lược, định hướng và kế hoạch dài hạn cho chiến lược tuyên truyền đối ngoại
- Việc bảo đảm kinh phí và nguồn lực cho hoạt động tuyên truyền đôi lúc còn gián đoạn chưa kịp thời và chưa đáp ứng đầy đủ.
- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân chưa thực sự hiệu quả, biểu hiện cụ thể như: Việc khuyến khích cán bộ, đảng viên thực hiện minh bạch về tài chính, đảm bảo nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước còn mang tính chất hình thức. Thực tế hoạt động kê khai tài sản được thực hiện thường xuyên theo quy định; tuy nhiên, việc xác minh tính xác thực của các bản kê khai tài sản trên lại tương đối hạn chế; một số chương trình thực hành tiết kiệm được phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhưng chưa có những đánh giá cụ thể sau quá trình thực hiện....
(3) Kiểm tra việc thực hiện tuyên truyền
Hình thức kiểm tra chủ yếu là kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ thông qua chế độ báo cáo, trong khi đó kiểm tra đột xuất tại một số đơn vị chi
bộ, đảng bộ cơ sở ít được thực hiện và còn chưa hiệu quả.
Nội dung kiểm tra chưa tập trung vào trọng điểm nên chưa thật sâu sắc. Phát hiện và tham mưu xử lý sai phạm chưa thật kịp thời nên tính răn đe chưa cao.
2.3.3.Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan
- Một bộ phận cán bộ làm công tác tư tưởng còn chưa linh hoạt, sáng tạo trong triển khai các hoạt động tuyên truyền.
- Nội dung của hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thiếu tính thuyết phục.
Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý" nêu rõ: "Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còn một số hạn chế, yếu kém… Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới, bổ sung, cập nhật, còn trùng lặp, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách lãnh đạo, quản lý... Thiếu sự liên thông giữa các cấp học, các hệ đào tạo dẫn đến việc cán bộ phải học nhiều lần một số chuyên đề, học phần". Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hạn chế của hoạt động tuyên truyền của Tỉnh ủy hiện nay. Một số nội dung của chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ lý luận chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân còn thiếu thuyết phục, thiếu tính sát thực với tình hình thực tế.
- Những vấn đề phức tạp về chính trị - xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
* Nguyên nhân khách quan:
- Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, hạn chế của hoạt động tuyên truyền còn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan. Đó là quá trình phát triển kinh tế kéo theo những vấn đề phức tạp về chính trị - xã hội ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
- Sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản trước tình hình mới, những bất ổn về chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng có tác động tiêu cực không nhỏ đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhiều tầng lớp nhân dân. Hiện nay, một số nước tư bản có nền kinh tế thị trường xã hội (các nước Bắc Âu) với mức an sinh xã hội cao, các nước phát triển với mức thu nhập cao là điểm đến của luồng di cư trên thế giới; trong đó, có một số người Việt Nam. Hiện trạng này đã làm xuất hiện luồng tư tưởng hoài nghi về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa Mác - Lênin, thậm chí cực đoan đến mức chống phá Đảng và Nhà nước. Đây thực sự là những nguyên nhân khách quan gây khó khăn lớn cho công tác tư tưởng của Đảng, của Tỉnh ủy hiện nay.
- Quá trình hội nhập về văn hóa của cả nước nói chung và Hòa Bình nói riêng làm xuất hiện trào lưu tư tưởng đòi dân chủ hóa các vấn đề kinh tế, chính trị giống như các nước phương Tây. Nhưng trên thực tế, những đòi hỏi này xuất phát từ mục đích chống phá Đảng và Nhà nước của nhiều thế lực thù địch trong và ngoài nước. Những người dân có nhận thức chưa đầy đủ về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng là những đối tượng bị lợi dụng để đạt được những mục đích trên. Bên cạnh đó, văn hóa, lối sống phương Tây thực dụng, độc hại và không phù hợp với truyền thống, văn hóa Việt Nam đã ảnh hưởng đến một bộ phận người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Sự ảnh hưởng của văn hóa, điện ảnh tác động không nhỏ đến lối sống, suy nghĩ hành động của thanh niên. Như trong thời gian gần đây, những
vụ án giết người, cướp của với tính chất man rợ gây hoang mang trong dư luận xã hội thực sự là vấn đề đặt ra cho cả hệ thống chính trị nói chung và cơ quan chuyên trách thực hiện công tác tư tưởng nói riêng. Lối sống thực dụng này có chiều hướng lấn át các giá trị ưu việt của chủ nghĩa xã hội và các giá trị văn hóa dân tộc.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN CỦA BAN TUYÊN GIÁO
ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH HÒA BÌNH
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý hoạt động tuyên truyền của BanTuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình đến năm 2025