Đánh giá chung về hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ quặng titan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH quặng titan tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2007-2015-2020 (Trang 28 - 30)

lại ở mức tuyển quặng nguyên khai thành tinh quặng titan có hàm lượng đạt 48% đến 52% TiO2. Tính đến cuối năm 2006 trên địa bàn tỉnh đã có 2 đơn vị hoạt động chế biến quặng titan là:Công ty TNHH Hoa Hằng, Công ty CP Ban Tích.

Công ty TNHH titan Hoa Hằng:

Là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của Công ty Titan Vân Nam Trung Quốc. Công ty được tỉnh Thái Nguyên cấp giấy phép đầu tư ngày 15/9/2003 với vốn đăng ký là 1.000.000 USD, đi vào hoạt động ngày 15/9/2004 tại KCN Sông Công. Tổng vốn đầu tư cho tuyển quặng ilmenit ước khoảng 9 tỷ VNĐ, nguồn quặng đưa vào tuyển chủ yếu do Công ty khoáng sản Thái Nguyên trước đây cung cấp. Tuy nhiên đến nay doanh nghiệp này vẫn chưa có giấy phép chế biến khoáng sản.

Công nghệ tuyển như sau: Quặng titan gốc được đập trong máy đập hàm, sau khi phân loại, qua máy nghiền bi, sau đó được bơm lên vít đứng, rồi qua bàn đãi, theo băng tải chuyển qua máy sấy quay, qua tuyển từ.

Đã tuyển được 3.800 tấn tinh quặng với hàm lượng TiO2 = 52%. Số tinh quặng này đã xuất khẩu sang Trung Quốc.

Công ty Cổ phần Ban Tích và Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và phát triển nông thôn miền núi:

Nhà máy chế biến quặng titan của hai doanh nghiệp này được xây dựng cách khu khai thác khoảng 01 km, sơ đồ công nghệ, các thiết bị chủ yếu và vốn đầu tư xưởng chế biến cũng tương tự như của Công ty TNHH Titan Hoa Hằng.

Các nhà máy đã đi vào hoạt động từ năm 2005, 2006 chế biến được khoảng 18.000 tấn quặng ilmenit nguyên khai. Công suất thiết kế 60.000 tấn quặng ilmenit/năm. Đến tháng 7 năm 2006 đã chế biến được khoảng 8.000 tấn sản phẩm tinh quặng ilmenit, hàm lượng 48-49% TiO2.

2.3.5. Đánh giá chung về hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ quặng titan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. titan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Tài nguyên Titan của Thái Nguyên tuy có trữ lượng lớn nhất cả nước và phân bố khá tập trung (chỉ ở vùng Núi Chúa) song chất lượng quặng thấp (quặng nghèo). Khả năng tuyển tinh chỉ đạt 48-52% TiO2. Nếu không được đầu tư chế biến sâu và luyện kim thì rất khó sử dụng; phần tài nguyên ở cáp dự báo vẫn chưa được tiếp tục thăm dò nâng cấp.

Báo cáo Quy hoạch quặng titan tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2007-2015-2020

29

- Việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản nói chung và titan nói riêng chưa được thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, dẫn đến những khó khăn cho công tác quản lý, sản xuất, bảo vệ tài nguyên. Mỏ titan Cây Châm có trữ lượng lớn, hàm lượng giầu, vì vậy phải là nguồn tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả. Hiện nay khu vực mỏ đã bị chia nhỏ và cấp một phần cho 3 Doanh nghiệp mà không theo một quy hoạch thống nhất nào. Khu vực phía Tây bao gồm thân quặng gốc nằm phía dưới và sa khoáng nằm phủ ngay phía trên được phân chia cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Ban Tích. Việc cấp mỏ cho 2 Doanh nghiệp này có những bất hợp lý sau: Phần trữ lượng sa khoáng 856.800 tấn nguyên khai không đưa vào trữ lượng giao mỏ; phần thân quặng gốc phía tây là một thể thống nhất có trữ lượng cấp 121+122, lại cắt đôi chia cho 2 doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp cũng chỉ được khai thác một phần của phần nửa đã được chia cắt đó (cụ thể: Công ty CP xuất nhập khẩu được khai thác lộ thiên từ cốt +70 trở lên; Công ty CP Ban tích được khai thác từ cốt +50 trở lên) phần đã cấp cho hai doanh nghiệp chỉ chiếm 41% trữ lượng của cả thân quặng. Như vậy phần còn lại của thân quặng gốc phía Tây chiếm 59% trữ lượng nằm ở đáy thân quặng và ở ranh giới giữa 2 công trường khai thác của 2 doanh nghiệp. Ngoài ra còn khu vực quặng nguyên khai có hàm lượng TiO2 là 8,75% ở cấp 221 nằm bao quanh các khối 121+122 chưa được đề cập đến. Khu vực sa khoáng phía đông được giao cho Công ty TNHH Xây dựng và phát triển nông thôn miền núi có trữ lượng quặng nguyên khai cấp 121+122 là 2.108.200 tấn, song trữ lượng được phép khai thác chỉ là 155.691 tấn.

- Các dự án đầu tư khai thác mỏ do chủ đầu tư tự lập không thuê các đơn vị tư vấn chuyên ngành có đủ điều kiện, năng lực hoạt động tư vấn theo quy định của Luật Xây dựng, luật khoáng sản lập và chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, nên có rất nhiều sai sót. Các dự án này chỉ nhằm mục đích hoàn chỉnh thủ tục để xin cấp mỏ, không mang ý nghĩa kỹ thuật công nghệ để chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp khi thi công khai thác.

- Việc xây dựng dây chuyền công nghệ tuyển chưa dựa trên kết quả một thí nghiệm công nghệ tuyển nào đối với quặng titan nguyên khai của mỏ Cây Châm, nên chưa xây dựng được chế độ tuyển hợp lý để tăng khả năng thu hồi sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

- Trong khâu xử lý quặng titan nguyên khai chưa tiến hành công tác kiểm tra kỹ thuật, lấy mẫu phân tích để đánh giá hoạt động của dây chuyền chế biến nhằm có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo tận thu sản phẩm.

Báo cáo Quy hoạch quặng titan tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2007-2015-2020

30

- Xưởng tuyển và địa điểm xây dựng của Công ty TNHH Titan Hoa Hằng không hợp lý. Công ty không có mỏ, ở quá xa các nguồn quặng và chưa được cấp giấy phép chế biến.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH quặng titan tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2007-2015-2020 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)