Định hướng chế biến sâu giai đoạn 2007-

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH quặng titan tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2007-2015-2020 (Trang 38 - 39)

- “Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác”(1)

.

Chế biến sâu khoáng sản là chủ trương đúng đắn của Nhà nước nhằm nâng cao giá trị kinh tế, giá trị sử dụng, phát huy tối đa ưu thế tài nguyên, gia tăng hiệu quả kinh tế, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tinh quặng Ilmenit gốc hàm lượng 48% trở lên của mỏ cây Châm chỉ được xuất khẩu đến hết 2008. Từ năm 2009 trở đi Bộ Công nghiệp sẽ ngừng việc cho phép xuất khẩu tinh quặng ilmenit (gốc và sa khoáng). Vùng quặng titan ở Thái Nguyên được phát triển khai thác muộn hơn các mỏ sa khoáng ven biển, trên cơ sở đặc thù quặng titan của Thái Nguyên để thực hiện được chủ trương trên cần phải có thời gian khẩn trương chuẩn bị, do đó ngay từ năm 2007 các doanh nghiệp được cấp giấy phép thăm dò, khai thác quặng titan phải lập và triển khai các dự án chế biến sâu và luyện kim (làm xỉ titan 85% TiO2 và bột màu Dioxyt titan) để sử dụng số quặng đã khai thác ra.

Việc lựa chọn sản phẩm chế biến sâu phải phù hợp với đặc thù tài nguyên, sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến, sản phẩm phải có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tận thu triệt để các yếu tố cộng sinh có giá trị, cho ít chất thải, thân thiện với môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.

Để chế biến sâu quặng titan ở Thái Nguyên phải có bước đi hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, hạ tầng cơ sở và tiến bộ KHCN của từng giai đoạn.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở hiện nay và dự báo phát triển trong những năm tới, trên cơ sở đặc thù quặng ti tan Thái Nguyên sản phẩm chế biến sâu có thể định hướng chủ yếu là xỉ titan (85% TiO2) và bột màu TiO2 .

(1)

Báo cáo Quy hoạch quặng titan tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2007-2015-2020

39

Trong quặng titan Cây Châm có chưá: Ta, Nb, V là những kim loại hiếm rất có giá trị, do đó cần áp dựng công nghệ tận thu các nguyên tố này để tăng giá trị tài nguyên.

Công suất nhà máy chế biến sâu: Theo định hướng chế biến quặng sâu quặng Titan trong quy hoạch chung của cả nước, thì Thái nguyên nên tập trung vào hai loại sản phẩm:

+ Bột màu có nhu cầu lớn, nhưng để sản xuất cần công nghệ tiên tiến và vốn lớn, ngoài ra việc thâm nhập vào thị trường bột màu thế giới có nhiều khó khăn do đó nên phát triển theo hướng liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài. Dự tính công suất ban đầu tối thiểu là 20.000-30.000 tấn/năm, sau đó tăng lên 40.000 tấn/năm.

+ Xỉ Titan (85% TiO2) công suất ban đầu tối thiểu là 5.000-10.000 tấn/năm, sau đó tăng lên 20.000 tấn/năm.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO QUY HOẠCH quặng titan tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2007-2015-2020 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)