- Hoạt động khoáng sản là loại hình kinh doanh có điều kiện; chịu sự điều chỉnh của Luật Khoáng sản và các luật khác có liên quan; tuy nhiên việc chấp hành các quy định của pháp luật chưa nghiêm; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản chưa tốt; còn có nhận thức khác nhau về hoạt động khoáng sản; vai trò tham mưu, đề xuất, phối hợp của một số ngành chưa cao.
- Chưa đánh giá đúng tiềm năng khoáng sản của tỉnh; chưa có quy hoạch phát triển; chưa có chiến lược, mục tiêu, định hướng phát triển rõ ràng, cụ thể và lâu dài đối vơi từng loại khoáng sản.
- Trách nhiệm của các cấp các ngành, của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, chưa được quán triệt đầy đủ. Quyền lợi và trách nhiệm của nhân dân địa phương, nơi có khoáng sản cũng chưa được qui định rõ ràng.
- Công tác quản lý của Nhà nước từ Trung ương đến cấp tỉnh còn một số bất cập: Sự phối hợp điều hành, thanh tra, kiểm tra, giám sát giữa các cấp, các ngành tới các doanh nghiệp chưa thường xuyên và chặt chẽ. Chưa có các biện pháp mạnh để xử lý các vi phạm theo qui định hiện hành.
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu, thăm dò nâng cấp trữ lượng chưa đủ mức cần thiết, dẫn tới chất lượng sản phẩm và các chỉ tiêu thu hồi tài nguyên thấp.
- Đầu tư cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đòi hỏi vốn lớn, có nhiều rủi ro, chậm thu hồi vốn. Trong khi các doanh nghiệp tham gia khai thác khoáng sản (trừ một số DNNN) còn lại đều là doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính, trình độ công nghệ, nhân lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản thấp.
- Công tác quản lý khai thác và xuất khẩu khoáng sản chưa chặt chẽ, các qui định về quản lý xuất khẩu khoáng sản còn bất hợp lý.