Xác định tâm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Một số phương pháp xử lý truy vấn mới trên cơ sở dữ liệu hướng đối tượng mờ (Trang 89)

Trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng mờ, miền giá trị của các thuộc tính định lượng của đối tượng mờ mà trong đó (các thuộc tính có thể chứa giá trị rõ hoặc mờ) được chia thành hai hoặc nhiều khoảng mờ. Trong các khoảng mờ, một phần tử có thể

88

thuộc nhiều hơn một khoảng với các mức độ khác nhau. Trong phần mục này, giả sử mỗi thuộc tính định lượng được chia thành ba khoảng mờ bằng phương pháp tiếp cận thống kê trong đó sử dụng kỳ vọng 𝑥̅ (mean) và độ lệch chuẩn (Sd) được minh họa như trong hình 2.10.

Hình 2.10: Các khoảng mờ

Định nghĩa 2.13. Mức độ chồng lấp giữa các đối tượng dữ liệu mờ thuộc về hai

hoặc nhiều cụm được định nghĩa như sau:

𝑂𝑣𝑒𝑟𝑙𝑎𝑝 =∑𝐶𝑛𝑗=1|𝐶𝑗|

|⋃𝐶𝑛𝑗 𝐶𝑗| ∗ 100 (2.42)

Trong đó 𝐶𝑗 là cụm thứ j, với j=1, 2,..., n 2.2.2.2 Xác định các khoảng

Khoảng thứ nhất (𝟏𝒔𝒕 interval) Biên dưới (𝑑−) của khoảng thứ nhất là giá trị nhỏ nhất trong miền của thuộc tính định lượng. Biên trên (𝑑+) được tính bằng kỳ vọng 𝑥̅

và độ lệch chuẩn (Sd) của các giá trị của thuộc tính định lượng. Biểu thức toán học của (𝑑− ) và (𝑑+) được trình bày như sau:

𝑑− = 𝑀𝐼𝑁(𝑋1𝐶𝑗, 𝑋2𝐶𝑗, … . , 𝑋𝑁𝐶𝑗) 𝑑+ = 𝑥̅ −𝑆𝑑

2 + 𝑥̅ × 𝑜𝑣𝑒𝑟𝑙𝑎𝑝

} (2.43)

Trong đó 𝑋𝑁 là giá trị của cụm 𝐶𝑗 với 𝑁 = 1,2, . . , 𝑛 và 𝑗 = 1,2, . . 𝑛.

Trong khoảng thứ nhất (1𝑠𝑡 interval)hàm thành viên Z-membership được sử dụng để tính mức thành viên, đó là: 𝑓(𝑥)𝒵 =1 2+ 1 2 𝑐𝑜𝑠 ( 𝑥 − 𝑑− 𝑑+− 𝑑−) Π (2.44)

89

Khoảng thứ hai (𝟐𝒔𝒕 interval) Biên dưới (𝑑− ) và biên trên (𝑑+) của khoảng thứ hai được tính như sau:

𝑑− = 𝑥̅ −𝑆𝑑

2 − 𝑥̅ ∗ 𝑜𝑣𝑒𝑟𝑙𝑎𝑝 𝑑+ = 𝑥̅ +𝑆𝑑

2 + 𝑥̅ ∗ 𝑜𝑣𝑒𝑟𝑙𝑎𝑝

} (2.45)

Khoảng này sử dụng cả hàm thành viên S-membership và Z-membership, được biểu diễn như sau:

𝑓(𝑥)𝑆 =1 2+ 1 2 𝑐𝑜𝑠 ( 𝑥̅ − 𝑥 𝑥̅ − 𝑑−) Π, với 𝑑− ≤ 𝑥 ≤ 𝑥̅ 𝑓(𝑥)𝒵 =1 2+ 1 2 𝑐𝑜𝑠 ( 𝑥 − 𝑥̅ 𝑑+− 𝑥̅) Π, với 𝑥̅ ≤ 𝑥 ≤ 𝑑+ } (2.46)

Khoảng thứ ba (𝟑𝒔𝒕 interval) Biên dưới (𝑑− ) và biên trên (𝑑+) của khoảng thứ ba được tính như sau:

𝑑

− = 𝑥̅ −𝑆𝑑

2 − 𝑥̅ ∗ 𝑜𝑣𝑒𝑟𝑙𝑎𝑝 𝑑+ = 𝑀𝐴𝑋(𝑋1𝐶𝑗, 𝑋2𝐶𝑗, … . , 𝑋𝑁𝐶𝑗)

} (2.47)

Khoảng này sử dụng hàm thành viên S-Membership có dạng như sau.

𝑓(𝑥)𝑆 =1 2+ 1 2 𝑐𝑜𝑠 ( 𝑑+− 𝑥 𝑑+− 𝑑−) Π (2.48)

Ví dụ 2.9: Dựa vào kết quả phân cụm của thuật toán EMC cho thuộc tính “Điểm

môn toán” , ta phân loại giá trị định lượng của thuộc tính này thành ba khoảng, như trong Bảng 2.7, trong đó giá trị khoảng được xác định từ 22 đến 99.

Bảng 2.7: Xác định khoảng mờ của thuộc tính định lượng "Điểm toán"

Khoảng mờ Khoảng Giá trị tối thiểu Giá trị tối đa

Điểm_toán.Thấp 22 đến 48 0.0 0.44

Điểm_toán.Trung bình 53 đến 64 0.44 0.55

Điểm_toán.Cao 67 đến 99 0.55 1.0

2.2.3 Xử lý truy vấn dựa trên các khoảng mở

Giả sử dữ liệu số đã được nhóm thành q cụm, tức là

𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟1, 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟2, … , 𝑣à 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟𝑞. Gọi 𝐶𝑖 là tâm của cụm 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟𝑖, và 𝑇𝑖 là tâm chuẩn hóa của 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟𝑖, trong đó 1 ≤ 𝑖 ≤ 𝑞. Khi đó 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟𝑖 = {𝑑1, 𝑑2, … , 𝑑𝑚}, m

90

𝐶𝑖 = (𝑑1+ 𝑑2+ ⋯ + 𝑑𝑚)/𝑚 (2.49) 𝑇𝑖 = (𝐶𝑖− 𝑆)/(𝐿 − 𝑆) (2.50)

Trong đó L đại diện cho dữ liệu số lớn nhất trong chuỗi dữ liệu số và S đại diện dữ liệu số nhỏ nhất trong chuỗi dữ liệu số.

Trường hợp 1: Điều kiện câu truy vấn người dùng thực hiện trích rút trực tiếp lên

các phân khoảng mờ như: Thấp, Trung bình, Cao.

Ví dụ 2.10: “Lấy FOID, Tuổi và Điểm môn Toán” của những học sinh có “Điểm

môn Toán cao”, bảng 2 cho thấy các định nghĩa của các số hạng mờ của thuộc tính Điểm Toán. Theo các giá trị khoảng mờ của “Điểm Toán” thuộc tính được trình bày trong bảng 2, biểu diễn khoảng của giá trị mờ “cao” là [0.55, 1.0]. Bởi vì điều kiện truy vấn của người dùng là "Điểm Toán cao" và biểu diễn khoảngcủa giá trị mờ "cao" là [0.55, 1.0], ta có thể thấy rằng tâm cụm chuẩn hóa 𝑇3 = 0.56 nằm trong khoảng [0.55, 1.0] và kết quả truy vấn là các bộ giá trị thuộc tính của “Điểm Toán” nằm trong cụm 3 như trong bảng 2.8.

Bảng 2.8: Danh sách dữ liệu từ kết quả truy vấn trực tiếp trên các vùng mờ

FOID Tuổi Điểm Toán FOID Tuổi Điểm Toán

FOID30 23 72 FOID46 21 83 FOID38 21 72 FOID35 21 84 FOID15 21 73 FOID56 21 84 FOID2 22 74 FOID13 22 88 FOID48 21 75 FOID36 21 88 FOID28 21 77 FOID8 21 89 FOID42 21 77 FOID31 23 90 FOID4 21 78 FOID52 21 90 FOID50 21 79 FOID59 21 94 FOID10 21 82 FOID47 21 95 FOID33 23 82 FOID58 21 96 FOID45 22 82 FOID26 23 97 FOID41 21 83 FOID27 21 97 FOID44 21 83 FOID60 23 98 FOID24 23 67 FOID16 21 99

91

Trường hợp 2: Đôi khi, người sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu hướng đối tượng mờ

có thể muốn hệ thống xếp hạng các kết quả truy vấn, sao cho chúng không cần phải tìm kiếm trong số các kết quả truy vấn để tìm ra kết quả tốt nhất. Trong tình huống này, hệ thống phải hợp nhất tất cả các cụm được truy xuất để tạo thành một cụm mới có tên là cụm được truy xuất. Chúng ta có thể tính toán mức thành viên cho mỗi dữ liệu trong cụm dữ liệu được truy xuất, trong đó mức thành viên của chuỗi dữ liệu 𝑝𝑖

trong cụm được truy xuất càng lớn, mức độ hài lòng đối với truy vấn của người dùng đối với bộ truy vấn có giá trị thuộc tính truy vấn 𝑝𝑖 càng cao. Giả sử rằng 𝑝1, 𝑝2, …, và

𝑝𝑚 là các phần tử của cụm được truy xuất, trong đó tâm của cụm được truy xuất có ký hiệu là 𝐶𝑟𝑒𝑡𝑟𝑖𝑒𝑣𝑒𝑑. Gọi L và S lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dữ liệu trong cụm được truy xuất. ta xem xét tình huống sau:

Tình huống: Điều kiện câu truy vấn của người dùng là “Điểm môn Toán là X”, trong

đó 𝑋 ∈ {Cao, khá cao, hơi cao, trung bình, hơi thấp, khá thấp, thấp}. Gọi 𝑝𝑖 là phần tử của cụm truy xuất, trong đó 1 ≤ 𝑖 ≤ 𝑚. Độ thuộc thành viên 𝜇𝑋(𝑝𝑖) của 𝑝𝑖 được tính như sau: 𝜇𝑋(𝑝𝑖) = {1 − |𝑝𝑖− 𝐶𝑟𝑒𝑡𝑟𝑖𝑒𝑣𝑒𝑑| 𝐿 − 𝑆 , 𝑁ế𝑢 𝐿 ≠ 𝑆 1, 𝑁ế𝑢 𝐿 = 𝑆 (2.51)

Giả sử rằng từ dữ liệu trên ta phân thành 11 cụm như sau:

𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟1 = {22, 23, 23, 24, 25, 25} 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟2 = {30, 31, 32, 33, 33, 34, 35} 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟3 = {44, 44, 44, 45, 46, 47, 48} 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟4 = {53, 53, 53, 54, 54, 54, 55, 55} 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟5 = {64, 64} 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟6 = {67} 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟7 = {72, 72, 73, 74, 75} 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟8 = {77, 77, 78, 79} 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟9 = {82, 82, 82, 83, 83, 83, 84, 84} 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟10 = {88, 88, 89, 90, 90} 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟11 = {94, 95, 96, 97, 97, 98, 99}

92

Bảng 2.9: Các giá trị khoảng mờ của thuộc tính Điểm Toán

Giá trị khoảng mờ Tối thiểu Tối đa

Rất cao 0.90 1.0 Cao 0.80 0.90 Khá cao 0.70 0.80 Hơi cao 0.55 0.70 Trung bình 0.44 0.55 Hơi thấp 0.30 0.44 Khá thấp 0.20 0.30 Thấp 0.10 0.20 Rất thấp 0.00 0.10

Xét Bảng 1 và truy vấn của người dùng sau: “FOID, Tuổi và Điểm môn Toán” của những học sinh có Điểm Toán hơi cao. Từ Bảng 2 và các kết quả phân cụm được trình bày trước đây, chúng ta có thể thấy rằng đại diện khoảng của thuật ngữ mờ “hơi cao” là [0.55, 0.70], và có hai tâm của cụm chuẩn hóa 𝑇6 = 0.58 và 𝑇7 = 0.66 nằm trong khoảng này . Do đó, kết quả truy vấn là các bộ giá trị có giá trị thuộc tính của “Điểm Toán” nằm trong cụm 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟6 hoặc 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟7, trong đó 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟6 = {67} và

𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟7 = {72, 72, 73, 74, 75}, như được hiển thị trong Bảng 2.10.

Bảng 2.10: Danh sách dữ liệu từ kết quả truy vấn trực tiếp trên các vùng mờ cho trường hợp 2.

FOID Tuổi Điểm Toán

FOID24 23 67 FOID30 23 72 FOID38 21 72 FOID15 21 73 FOID2 22 74 FOID48 21 75

Dựa trên kết quả truy vấn của Trường hợp 2, chúng ta có thể thấy rằng kết quả truy vấn là các bộ giá trị có giá trị thuộc tính của “Điểm môn Toán” nằm trong cụm 6 hoặc cụm 7, trong đó 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟6 = {67}, 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟7 = {72, 72, 73, 74, 75}. Do đó, ta hợp nhất

93

𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟6, 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟7 để tạo thành một cụm mới được gọi là 𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟𝑟𝑒𝑡𝑟𝑖𝑒𝑣𝑒𝑑, trong đó

𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟𝑟𝑒𝑡𝑟𝑖𝑒𝑣𝑒𝑑 = {67, 72, 72, 73, 74, 75} và tâm cụm 𝐶𝑟𝑒𝑡𝑟𝑖𝑒𝑣𝑒𝑑 của

𝑐𝑙𝑢𝑠𝑡𝑒𝑟𝑟𝑒𝑡𝑟𝑖𝑒𝑣𝑒𝑑 có thể được đánh giá như sau:

𝐶𝑟𝑒𝑡𝑟𝑖𝑒𝑣𝑒𝑑 =67 + 72 + 72 + 73 + 74 + 75

6 = 72.17

Gọi L và S lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dữ liệu trong cụm được truy xuất, trong đó L = 75 và S = 67. Dựa trên Bảng 1 và bằng cách áp dụng công thức (2.51), ta có

Điểm toán của FOID30 là 72 và 𝜇hơi cao(72) = 1 −|72−72.17|

75−67 = 0.98; Điểm toán của FOID38 là 72 và 𝜇hơi cao(72) = 1 −|72−72.17|

75−67 = 0.98; Điểm toán của FOID15 là 73 và 𝜇hơi cao(73) = 1 −|73−72.17|

75−67 = 0.90; Điểm toán của FOID2 là 74 và 𝜇hơi cao(74) = 1 −|74−72.17|

75−67 = 0.77; Điểm toán của FOID48 là 75 và 𝜇hơi cao(75) = 1 −|75−72.17|

75−67 = 0.65; Điểm toán của FOID24 là 67 và 𝜇hơi cao(67) = 1 −|67−72.17|

75−67 = 0.35;

Vì 𝜇hơi cao(67) < 𝜇hơi cao(77) < 𝜇hơi cao(74) < 𝜇hơi cao(73) < 𝜇hơi cao(72), chúng ta có thể nhận được kết quả truy vấn với mức độ hài lòng như trong Bảng 2.11.

Bảng 2.11: Kết quả truy vấn với mức độ thỏa mãn điều kiện truy vấn "Điểm Toán hơi cao"

FOID Tuổi Điểm Toán Thỏa mãn độ thuộc

FOID30 23 72 0.98 FOID38 21 72 0.98 FOID15 21 73 0.90 FOID2 22 74 0.77 FOID48 21 75 0.65 FOID24 23 67 0.35

2.2.4 Thuật toán xử lý truy vấn trên các cụm

94

Thuật toán 2.5: FQINTERVAL (Fuzzy Query Interval). Thực hiện truy vấn

FOQL mờ dựa vào các khoảng mờ.

Đầu vào: Cho C là lớp có các thuộc tính {𝑎1, 𝑎2, … , 𝑎𝑘, 𝑎𝑘+1, … , 𝑎𝑚} tập các đối tượng thuộc lớp C: {Oi, i = 1,…,m}.

Câu truy vấn dạng SELECT … FROM C WHERE Aattr = fvalue THOLD 1.0

Đầu ra:Tập đối tượng Ointerval thỏa mãn với Aattr 𝜃 ∈ fvalue

1: {

2: Thực hiện thuật toán phân cụm EMC

3: Thực hiện thuật toán phân vùng mờ

4: interval[k] chứa các khoảng mờ sau khi thực hiện thuật toán EMC và phân khoảng mờ, k là số khoảng mờ.

5: 𝑶𝒊𝒏𝒕𝒆𝒓𝒗𝒂𝒍 = ∅;// chứa tập các đối tượng thuộc khoảngnào đó

6: For i = 0 to k

7: {

10: If (interval[i].value == fvalue ) then 11: 𝑂𝑖𝑛𝑡𝑒𝑟𝑣𝑎𝑙 = interval[i] ;

12: }

13: Return 𝑂𝑖𝑛𝑡𝑒𝑟𝑣𝑎𝑙;

16: }

2.3 Xử lý truy vấn dựa vào đại số gia tử

Trong phần mục này tác giả đề xuất phương pháp xử lý truy vấn mờ dựa trên hướng tiếp cận ĐSGT. Bằng các phương pháp xử lý khác nhau như xác định giá trị chân lý đơn và đa điều kiện, dựa trên cơ sở đó xây dựng bộ truy vấn cho các trường hợp xử

95

lý đơn và đa điều kiện, các kết quả kiểm chứng thông qua lược đồ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng mờ [CT1].

2.4 Đánh giá thực nghiệm

Hình 2.11: Thời gian thực thi trong thuật toán

Thời gian thực hiện FQINTERVAL trong RoomBooking ít hơn so với FQSIMMC và FQSEM. Thời gian thực thi của bộ dữ liệu RoomBooking, ProjectManagement và CourseScoresManagement cho FQINTERVAL lần lượt là 3503, 14012 và 14712 (xem trong Bảng 2.12). So với FQSIMMC và FQSEM cho RoomBooking,

ProjectManagement và ManageCourseScores lần lượt là 2045: 2024, 6135: 6072 và 6544: 6555 (xem trong Hình 2.11).

Bảng 2.12: Thời gian thực thi của thuật toán

Fuzzy Dataset Thời gian thực thi của thuật toán

FQSIMMC FQSEM FQINTERVAL

RoomBooking 4045 4001 3503

ProjectManagement 16810 16004 14012

96

Hình 2.12: Đánh giá việc sử dụng bộ nhớ cho các bộ dữ liệu khác nhau

Theo Bảng 2.13, mức sử dụng bộ nhớ của hai thuật toán FQSIMMC và FQSEM lớn hơn so với thuật toán FQINTERVAL. Việc sử dụng bộ nhớ của các thuật toán này cho RoomBooking, ProjectManagement và CourseScoresManagement lần lượt là 896, 2688 và 2867 (xem Hình 2.12). Hai thuật toán FQSIMMC và FQSEM sử dụng bộ nhớ lớn hơn vì cả hai cùng nập tất cả dữ liệu lên vùng nhớ chính để xử lý. Tuy nhiên, thuật toán FQINTERVAL sử dụng bộ nhớ ít hơn do việc xử lý truy vấn chỉ thực hiện trực tiếp trên vùng mờ đã được xác định.

Bảng 2.13: Sử dụng bộ nhớ trong các thuật toán

Fuzzy Dataset

Sử dụng bộ nhớ trong các thuật toán

FQSIMMC FQSEM FQINTERVAL

RoomBooking 2045 2024 896

ProjectManagement 6135 6072 2688

CourseScoresManagement 6544 6555 2867

2.5 Kết luận chương 2

So sánh và gom cụm các đối tượng trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng mờ đã được đề xuất trong phần mục này, các kết quả đề xuất là cơ sở cho một chuỗi của các giai đoạn tiền xử lý truy vấn trong mô hình cơ sở dữ liệu hướng đối tượng mờ.

1. Đề xuất các phương pháp so sánh tính tương tự giữa các đối tượng mờ dựa vào các kỹ thuật của độ đo ngữ nghĩa của dữ liệu mờ và khoảng cách Euclidean. Các đề xuất này là sự đóng góp đáng kể cho hệ thống cơ sở cho

97

CSDL hướng đối tượng mờ nhằm làm gia tăng tính hiệu quả cho sự hoạt động của hệ thống khi mà có nhiều lựa chọn cho việc phân loại đối tượng theo nhóm dựa vào các tiêu chí quan hệ tương tự giữa các đối tượng mờ hay rõ. Sự phân loại này là một trong các bước tiền xử lý của các hệ thống cơ sở dữ liệu hướng đối tượng hay CSDL hướng đối tượng mờ để thực hiện các bước tiếp theo đó là gom cụm, lưu trữ và xử lý truy vấn.

2. Đề xuất thuật toán gom cụm dữ liệu EMC được cải tiến từ thuật toán EM từ mô hình GMM. Thông qua đề xuất này nhằm giúp cho hệ thống cơ sở cho CSDL hướng đối tượng mờ hoạt động hiệu quả hơn khi thực hiện các quy trình trình lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ chính, nhớ phụ hay ngay cả trên các dữ liệu đám mây và các thao tác trích rút dữ liệu trên các cụm. Đánh giá thuật toán EMC dựa vào các tính toán như: tỷ lệ biến thiên, sự sai khác, độ lệnh chuẩn, và phương sai để kiểm chứng hiệu quả của thuật toán.

3. Phát triển phương pháp xây dựng các khoảng mờ dựa vào kết quả của thuật toán phân cụm EMC. Từ kết quả đạt được của phân cụm, phương pháp xây dựng các khoảng mờ là chuyển các giá trị thuộc tính định lượng của các cụm về dạng ngôn ngữ hay giá trị thuộc nhằm giúp cho câu truy vấn tự nhiên hơn trong thế giới thực.

4. Thông qua các đề xuất đối sánh và gom cụm dữ liệu, luận án đã đề xuất các thuật toán xử lý truy vấn mờ mới như: Thuật toán xử lý truy vấn đơn, đa điều kiện mờ FQSIMSC (Fuzzy Query Sim Single Condition), FQSIMMC (Fuzzy

Query Sim Multi-Condition) và FQSEM (Fuzzy Query SEM). Các thuật toán này xử lý câu truy vấn với mệnh đề điều kiện là các giá trị như: giá trị ngôn ngữ (“Tuổi=Trẻ”) hay giá trị có tính ước lượng (“Tuổi=khoảng 21 tuổi”). Hơn nữa, luận án cũng đã đề xuất thuật toán xử lý truy vấn trên các khoảng mờ

FQINTERVAL (Fuzzy Query Interval), nhằm giúp người dùng thực hiện

trích lọc dữ liệu tự nhiên hơn thông qua mệnh đề điều kiện có giá trị được biểu diễn bằng ngôn ngữ (Tuổi = ”Trung niên”)

Các kết quả này sẽ là nền tảng cơ sở lý thuyết và ứng dụng cho quá trình xử lý truy vấn sẽ được trình bày trong chương 3.

98

Chương 3XỬ LÝ VÀ TỐI ƯU HÓA TRUY VẤN TRONG CƠ SỞ DỮ

LIỆU HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG MỜ

Ngôn ngữ truy vấn là một thành phần quan trọng của bất kỳ hệ thống cơ sở dữ liệu nào (cơ sở dữ liệu quan hệ, cơ sở dữ liệu hướng đối tượng rõ hoặc mờ). Trong các mô hình cơ sở dữ liệu hướng đối tượng mờ, mặc dù đã có các đề xuất gần đây về phương pháp thao tác xử lý truy vấn dữ liệu. Tuy nhiên, để đối phó hiệu quả với các tình huống phức tạp nơi mà dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các đối tượng có chứa thông tin không chắc chắn. Do đó, cần phải có ngôn ngữ truy vấn để xử lý cho các tình huống như vậy và kèm theo đó là các kỹ thuật xử lý mờ được áp dụng để đối phó với sự thiếu chính xác và không chắc chắn. Vì vậy, để đảm bảo cho mô hình cơ sở dữ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Một số phương pháp xử lý truy vấn mới trên cơ sở dữ liệu hướng đối tượng mờ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)