“Công thức” đem lại sự bền vững cho một gia đình có con riêng

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu danh cho bạn trẻ gary chapman (Trang 160 - 166)

- Derek Chapman

“Công thức” đem lại sự bền vững cho một gia đình có con riêng

gia đình có con riêng

Tóm lại, có bốn yếu tố cơ bản có thể xem như “công thức” giúp một gia đình có con riêng chung sống hạnh phúc.

Yếu tố đầu tiên chính là tình yêu thương vô điều kiện. Đó là tình yêu thương của vợ chồng với nhau và tình yêu của cha mẹ đối với tất cả những đứa con trong gia đình. Hãy chuyển đến các con bạn thông điệp “dù thế nào thì cha mẹ vẫn yêu thương con”. Đừng nói ra hay thể hiện bằng hành động những ý như: “Cha mẹ sẽ yêu thương con nếu các con biết đối xử tốt với nhau”, “Cha mẹ yêu thương con nếu các con biết nghe lời”, “Cha mẹ yêu con nếu con cũng biết yêu cha mẹ”. Tình yêu thương cần điều kiện không phải là tình yêu thương thật sự. Đôi khi, yêu thương chính là việc chọn lựa và khám phá ra những sở thích của người khác để tìm cách làm cho họ vui. Khi trẻ vị thành niên biết rằng chúng luôn được quan tâm, tin tưởng, chúng sẽ nỗ lực để sống tốt hơn, không chỉ cho riêng bản thân chúng mà còn cho người chúng thương yêu.

Yếu tố thứ hai chính là sự công bằng. Tuy vậy, hãy nhớ rằng công bằng không phải là giống hệt như nhau. Mỗi đứa trẻ có một tính cách, ngay cả khi chúng đều là con ruột của bạn. Đôi khi, vì muốn đạt đến sự công bằng nên các bậc cha mẹ đã đối xử với con cái theo cách “cào bằng”. Thực tế, điều này là không hợp lý và thiếu công bằng. Công bằng có nghĩa là khả năng đáp ứng phù hợp cả về mức độ và tính chất cho nhu cầu của mỗi người.

Yếu tố thứ ba là sự quan tâm. Hãy thể hiện quan tâm của bạn đối với tâm tư, nguyện vọng, mong ước của trẻ, cũng như dành thời gian tham gia những hoạt động chung với trẻ. Hãy đi sâu vào thế giới của trẻ và hòa mình vào đó.

Yếu tố thứ tư là kỷ luật. Trẻ vị thành niên luôn cần đến những giới hạn của cuộc sống. Khi bạn nói với trẻ rằng: “Con đã lớn rồi. Con muốn làm gì thì làm!” sẽ chỉ khiến trẻ rơi vào con đường lầm lạc. Nếu không có những giới hạn, cuộc sống sẽ trở thành vô nghĩa. Các bậc cha mẹ có trách nhiệm sẽ thiết lập nên những giới hạn nhằm bảo vệ trẻ khỏi những mối hiểm nguy trong cuộc sống cũng như hướng chúng trở thành người biết tự chủ và sống có trách nhiệm.

Khi các bậc cha mẹ trong gia đình có con riêng quyết tâm thực hiện đúng những nền tảng này, họ sẽ dẹp yên mọi mối bất hòa và xây dựng được một gia đình như mong muốn.

Phần kết

Có hai ngọn gió đang thổi qua con đường trưởng thành của trẻ vị thành niên ngày nay. Một ngọn gió mang theo những tiếng gọi chân thành của hàng ngàn bạn trẻ đang mong muốn thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, được hướng dẫn và sống có mục đích. Ngọn gió thứ hai chính là ngọn gió xoáy, và nó có khả năng đe dọa ngọn gió đầu tiên.

Một số trẻ vị thành niên ngày nay cảm thấy cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì. Bị cuốn vào cơn lốc xoáy của tư tưởng tiêu cực, nhiều bạn trẻ đã sống trong sự phiền muộn và thậm chí còn tự hủy hoại bản thân và lôi kéo người khác cùng chìm với mình.

Tôi cho rằng yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tâm trạng và sự lựa chọn của trẻ chính là tình yêu thương của cha mẹ. Nếu không cảm nhận được tình yêu này, trẻ vị thành niên sẽ dễ bị cuốn vào cơn gió xoáy độc hại kia. Dù cơn gió ấy thổi nhanh hay chậm thì nó cũng không bao giờ hướng tới sự tốt đẹp, cho cả bản thân trẻ lẫn cộng đồng xã hội. Ngược lại, khi cảm thấy được cha mẹ yêu thương, trẻ sẽ có nhiều khả năng biết tôn trọng những quy tắc, phản ứng tích cực với những sự chỉ dẫn cũng như tìm ra được mục đích và ý nghĩa của đời mình.

Mục đích của tôi trong việc viết quyển sách này chính là mang đến cho các bậc phụ huynh những hướng dẫn thực tế để họ biết cách nuôi dạy trẻ vị thành niên tốt hơn. Sau ba mươi năm làm công việc tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình, tôi biết rằng hầu hết các bậc cha mẹ đều rất yêu thương con cái của mình, nhưng không phải lúc nào trẻ cũng cảm nhận được tình cảm đó. Sự chân thành chưa đủ để tạo nên sự khác biệt. Muốn làm được điều đó, bạn cần hiểu được ngôn ngữ yêu thương chính của trẻ và sử dụng nó một cách thường xuyên.

Chắc chắn việc thực hành những điều tôi đề cập đến trong quyển sách này là không hề dễ dàng, nhất là đối với trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên. Lúc này, trẻ có rất nhiều mối bận tâm mà tâm trạng của trẻ cũng rất thất thường. Quá trình học cách yêu thương trẻ vị thành niên cũng gặp nhiều khó khăn bởi mong muốn độc lập và định hình tính cách ở trẻ. Nhưng tôi tin rằng, với tình yêu thương vô bờ dành cho con trong độ tuổi sắp sửa trưởng thành, các bậc cha mẹ sẽ có đủ sức mạnh, sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm để giáo dục trẻ nên người, trở thành nguồn hạnh phúc và tự hào cho cha mẹ trong tương lai rất gần.

nhưng tôi mong rằng tất cả những người lớn khác cũng nên đọc và áp dụng những quy tắc mà tôi đã đề cập. Trẻ không chỉ cần tình yêu thương nơi cha mẹ mà còn rất cần tình cảm từ những người trưởng thành có ý nghĩa đối với chúng.

Hãy áp dụng những nguyên tắc này mỗi ngày. Hãy học ngôn ngữ yêu thương căn bản của con em mình và thường xuyên sử dụng nó. Tôi biết là việc này không hề dễ dàng, nhưng nó rất đáng để bạn nỗ lực!

Phụ lục

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu danh cho bạn trẻ gary chapman (Trang 160 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)