Đong đầy cảm xúc của trẻ

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu danh cho bạn trẻ gary chapman (Trang 63 - 66)

Đối với một số trẻ vị thành niên, hành động thể hiện sự quan tâm là ngôn ngữ yêu thương chính. Khi sử dụng ngôn ngữ này, cha mẹ sẽ đong đầy tình cảm của trẻ nhanh hơn. Chuyện về Scott dưới đây sẽ minh chứng rõ hơn về điều này.

nói đó là “điều tồi tệ nhất chúng tôi đã làm”. Sáu tháng sau, Scott ngồi trong văn phòng của tôi vì cha mẹ cậu dọa sẽ tịch thu chiếc xe nếu cậu không chịu đến (một ví dụ điển hình cho sự thao túng, nhưng có lẽ đây là cách duy nhất để làm cho Scott chịu đến đây). Trước đó, cha mẹ của Scott đã đến gặp tôi chia sẻ những lo lắng của mình. Từ khi có xe, Scott tỏ ra rất vô trách nhiệm. Cậu đã bị phạt hai lần vì chạy xe quá tốc độ và một lần phải ra tòa vì gây tai nạn.

Cha mẹ Scott cho rằng cậu bé đang có thái độ “chống đối” với họ. “Giờ nó có xe rồi nên đâu còn muốn ở nhà nữa.” - Cha cậu nói. - “Nó làm thêm ở một tiệm bán thức ăn nhanh vào buổi trưa để kiếm tiền đổ xăng. Sau đó nó đi với bạn suốt từ buổi chiều cho đến tối. Nó cũng không ăn tối ở nhà vì đã ăn ở ngoài rồi. Chúng tôi đã dọa sẽ lấy lại xe nhưng chưa biết có nên làm thế không”.

Khi trò chuyện với Scott, tôi nhận ra rằng cậu bé rất ít tôn trọng cha mẹ mình. “Họ chỉ biết đến công việc của họ mà thôi.” - Cậu bé nói. - “Họ đâu có lo cho cháu”. Tôi phát hiện ra rằng cha mẹ Scott thường chỉ về sau 6 giờ tối. Trước khi có xe, cậu bé thường về nhà vào khoảng 3 giờ 30 phút chiều, làm bài tập rồi nói chuyện điện thoại với bạn bè. Khi cha mẹ về, cả nhà ăn tối. “Hầu như lúc nào họ cũng ghé mua đồ ăn dọc đường. Mẹ không thích nấu ăn trong khi cha thì không biết nấu. Sau khi ăn tối, họ kiểm tra xem cháu làm bài tập về nhà chưa. Sau đó, cha làm việc và coi ti-vi còn mẹ thì đọc sách hoặc nói chuyện điện thoại.”

“Cháu thường vào phòng của mình, lên mạng hay nói chuyện điện thoại với bạn." - Scott nói tiếp. - “Chán lắm. Chả có gì cho cháu làm cả".

Trong những lần nói chuyện tiếp theo với Scott, tôi biết rằng có rất nhiều lần cậu bé định nhờ cha mẹ giúp mình làm bài tập nhưng sau đó, cậu đã không nói vì cho rằng cha mẹ không có thời gian. “Khi cháu 13 tuổi, cháu nhờ cha dạy trượt băng, nhưng cha nói trò đó quá nguy hiểm và cháu còn quá nhỏ. Khi cháu muốn học chơi guitar, cha từ chối vì cho rằng cháu không có năng khiếu về âm nhạc. Thậm chí cháu còn đề nghị mẹ dạy cháu nấu ăn nhưng mẹ chẳng bao giờ làm."

Theo tôi, Scott đã cảm thấy mình bị cha mẹ gạt ra khỏi cuộc sống của họ. Họ đáp ứng những nhu cầu về vật chất cho cậu bé nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu tình cảm của cậu. Ngôn ngữ yêu thương chính của Scott là hành động thể hiện sự quan tâm nhưng cha mẹ cậu lại chưa học được cách sử dụng nó. Họ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con nhưng lại không nhạy cảm với sở thích của cậu bé. Kết quả là Scott cảm thấy bị chối bỏ và không được thương yêu. Và tất cả những hành vi của cậu sau đó đơn giản chỉ là sự

phản ánh của những cảm xúc này.

Mặc dù tôi có tư vấn cho cha mẹ Scott nghe về cách kết nối tình cảm với Scott nhưng mọi chuyện diễn ra sau đó đã không được thuận lợi như mong muốn. Cậu bé khước từ tất cả những nỗ lực của cha mẹ cậu. Một năm sau, tôi vào bệnh viện thăm Scott khi cậu bị tai nạn và nhận được tin vui là trong thời gian chữa trị, Scott đã kết nối tình cảm lại được với cha mẹ.

Trong thời gian Scott nằm viện, cha mẹ cậu có cơ hội biểu hiện tình thương bằng hành động thể hiện sự quan tâm với cậu. Nhưng quan trọng hơn, họ hiểu được sở thích hiện tại của Scott và giúp cậu phát triển sở thích này. Scott nói năm cuối cấp của mình là: "năm tệ nhất và cũng là năm tốt nhất". Dù phải chịu nỗi đau thể chất nhưng Scott đã tìm lại cảm giác gần gũi với cha mẹ mình.

Cha mẹ của Scott, cũng như tất cả các bậc cha mẹ khác, đều rất chân thành. Họ hết mực yêu con trai mình nhưng lại không biết cách sử dụng ngôn ngữ yêu thương chính của con. Khi khám phá ra điều đó, họ cố gắng sử dụng chúng một cách thành thục nhất, dù Scott không phản ứng lại ngay tức thời. Đây là điều bình thường đối với những trẻ vị thành niên cảm thấy cô đơn và bị khước từ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không được bỏ cuộc. Nếu kiên trì sử dụng ngôn ngữ yêu thương chính của con thì trước sau tình cảm giữa cha mẹ và con cái cũng được kết nối.

Trẻ vị thành niên nói gì?

Sự kết nối lại như thế này có thể là một bước ngoặt trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Hãy lắng nghe tâm sự của những trẻ vị thành niên có ngôn ngữ yêu thương này.

Gray, 13 tuổi, sống với mẹ và em gái. Cha Gray bỏ nhà đi khi cô bé mới 7 tuổi. “Cháu biết mẹ yêu cháu rất nhiều vì mẹ luôn giặt đồ giúp cháu, nấu cơm cho cháu ăn và giúp cháu làm bài tập. Mẹ làm y tá rất vất vả để lo cho cả gia đình”.

Krystal, 14 tuổi, là con cả trong 4 anh chị em. “Cháu biết cả nhà đều rất yêu thương cháu vì mọi người đã giúp đỡ cháu rất nhiều. Mẹ đưa cháu đi tập đội cổ vũ của trường và đưa cháu tới tất cả các trận đấu. Cha giúp cháu làm bài tập về nhà, đặc biệt là môn toán, môn học mà cháu ghét nhất.”

Todd, 17 tuổi, thường làm thêm việc cắt cỏ mỗi mùa hè. “Cháu có người cha rất tuyệt. Cha dạy cháu cắt cỏ để kiếm tiền mua sắm những thứ cháu

thích.”

Kristin, 13 tuổi. “Cháu biết mẹ rất yêu cháu vì mẹ dành thời gian để dạy cháu rất nhiều thứ. Tuần trước mẹ dạy cháu đan. Cháu sẽ tự làm quà giáng sinh kỳ này.”

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu danh cho bạn trẻ gary chapman (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)