Quản lý tiền bạc

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu danh cho bạn trẻ gary chapman (Trang 127 - 130)

- Derek Chapman

4. Quản lý tiền bạc

Những tranh cãi về tiền bạc là điều thường diễn ra giữa cha mẹ và con cái. Nguyên nhân có thể là do các bậc phụ huynh đã không đưa ra những quy tắc rõ ràng về vấn đề này. Vậy những vấn đề chính về việc quản lý tiền bạc mà chúng ta cần trẻ vị thành niên quan tâm là gì?

Vấn đề đầu tiên rất rõ ràng: tiền bạc luôn có giới hạn. Không phải gia đình nào cũng dư dả về mặt tiền bạc nên chắc chắn trẻ sẽ không thể có tất cả những gì mà cháu muốn. Vấn đề thứ hai là trẻ phải học được những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý tiền bạc. Một nguyên tắc chính yếu rất đơn giản là: “Hãy mua sắm ít đi khi không còn nhiều tiền”. Việc vi phạm nguyên tắc này đã khiến nhiều người đối mặt với không ít rắc rối về tài chính. Vì thế, theo quan điểm của tôi, các bậc phụ huynh không nên để trẻ vị thành niên được sử dụng riêng một thẻ tín dụng bởi nó sẽ khuyến khích trẻ tiêu nhiều tiền hơn mức thu nhập có thể có của trẻ. Chắc chắn là việc tiêu xài này sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến việc trưởng thành của trẻ.

Về cơ bản, trẻ sẽ không thể học được cách quản lý tiền bạc cho tới khi trẻ có tiền để quản lý. Theo đó, nhiều bậc cha mẹ quyết định trợ cấp cho con mình một khoản tiền định kỳ để trẻ tự học cách quản lý tiền bạc. Theo ý kiến của tôi, cách tiếp cận vấn đề tốt hơn cả là cha mẹ và con cái cùng thỏa thuận với nhau một khoản tiền hợp lý dùng để trợ cấp hàng tháng cho trẻ. Với khoản tiền ấy, con bạn sẽ hiểu trách nhiệm của mình trong việc quản lý và chi tiêu tiền bạc. Cả hai có thể thỏa thuận với nhau những gì trẻ phải tự sắm và những gì bạn đồng ý mua cho cháu. Việc thỏa thuận này sẽ giúp trẻ học được kỹ năng quản lý tiền bạc.

Các bậc phụ huynh cần phải định hướng trước khoản tiền mà mình sẽ đưa cho trẻ. Một khi khoản tiền đó đã được quy định, bạn không nên thay đổi nó chỉ bởi vì trẻ than phiền: “Số tiền này không đủ”. Nếu muốn có nhiều hơn, trẻ phải tự tìm cách kiếm thêm tiền mà không hỏi xin gia đình. Cách làm này không chỉ giúp trẻ học được cách quản lý tiền bạc mà cháu còn học được cả giá trị của đồng tiền bằng sức lao động của chính mình. Ngược lại, nếu cha mẹ đầu hàng và đáp ứng yêu cầu của trẻ mỗi khi cháu phàn nàn, nghĩa là khi đó, họ đã phá hoại việc học hỏi cách sống có trách nhiệm về mặt tài chính của con em mình.

Bạn cũng không nên cho trẻ tiền chỉ vì con đã thực hiện được những nghĩa vụ trong gia đình. Đây là hai vấn đề hoàn toàn tách biệt. Tôi khuyên rằng các bậc cha mẹ không nên để trẻ kiếm thêm tiền từ những việc phụ giúp trong gia đình mà nên khuyến khích trẻ kiếm tiền ở bên ngoài. Bên cạnh đó, tôi cũng tin rằng việc cho trẻ mượn tiền là một sai lầm. Khi làm việc này, bạn đã dạy con tiêu xài nhiều hơn mức thu nhập của nó. Và đó cũng là dạy con một bài học sai lầm.

5. Hẹn hò

trong lòng các bậc cha mẹ khi họ còn trẻ. Nhiều bậc phụ huynh nhớ lại những trải nghiệm hẹn hò của mình và không muốn trẻ làm những điều mà mình đã làm. Ngày nay, những con số thống kê về sức khỏe tình dục tuổi vị thành niên đã khiến nhiều người giật mình. Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên, có thai ngoài ý muốn, những căn bệnh lây lan qua đường tình dục... đã trở thành đề tài thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh có con em ở độ tuổi này. Do đó, nhiều người đã tỏ ra hết sức khắt khe trong việc hẹn hò của trẻ.

Tất nhiên, tôi không thể nói cho bạn biết khi nào thì con bạn nên bắt đầu hẹn hò. Steinberg đã cảnh báo rằng những thiếu nữ sớm hẹn hò sẽ dễ rơi vào một trạng thái “cảm xúc mơ hồ, lãng mạn” và thường hẹn hò với những chàng trai lớn tuổi hơn - những người “có khả năng lấn át hoàn toàn (bạn trẻ ấy) cả về mặt tâm lý lẫn thể xác”. Steinberg cũng cho biết việc hẹn hò ở độ tuổi quá sớm cũng có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của thiếu nữ ấy với những bạn nữ khác đồng trang lứa. Khi hẹn hò với những bạn nam lớn tuổi, thiếu nữ đó sẽ có xu hướng giao thiệp với cả những bạn nữ lớn tuổi hơn. Có thể cô bé ấy có được sự chấp nhận tạm thời với đám trẻ lớn tuổi hơn này nhưng sẽ khiến cô bé trở nên xa cách với những bạn nữ cùng độ tuổi. Và kết quả là trẻ sẽ mất một trải nghiệm rất có giá trị là tình bạn chân thành với những bạn gái đồng trang lứa.

Sau ba mươi năm làm cố vấn hôn nhân và gia đình, tôi tin rằng tuổi dậy thì là khoảng thời gian để trẻ phát triển tình bạn đồng giới, sau đó là những hoạt động nhóm, và cuối cùng mới là hẹn hò nghiêm túc. Được như vậy, khi lớn lên, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trước người khác giới, tự tin hơn về bản thân cũng như có khả năng kiểm soát những cuộc hẹn hò và những mối quan hệ yêu đương tốt hơn. Rút ngắn quá trình phát triển về mặt tâm lý và xã hội này bằng cách hẹn hò nam nữ sớm là một sai lầm hết sức nghiêm trọng.

Nếu đồng tình với ý kiến của tôi, bạn nên chuẩn bị tâm lý cho con em mình trước khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên một vài năm. Với sự chuẩn bị này, khi bước vào những năm tháng đầu tiên của giai đoạn vị thành niên, trẻ sẽ không phải chịu áp lực của việc hẹn hò sớm. Khi đó, trẻ sẽ tham gia vào những hoạt động nhóm và không có xu hướng sớm tách khỏi sự quản lý của gia đình.

Rõ ràng, điều tôi vừa nêu thật sự rất khó thực hiện. Trẻ vị thành niên luôn có sự khác biệt nhau về mặt tính cách cùng những bất an thường trực, áp lực của bạn bè đồng trang lứa... Chính những yếu tố này đã thúc đẩy trẻ tìm kiếm sự khuây khỏa trong một mối quan hệ yêu đương. Điều này lý giải tại sao tình yêu thương của cha mẹ lại quan trọng với trẻ vị thành niên đến như thế. Điều này đặc biệt đúng với phụ huynh khác giới. Nếu đứa con gái ở tuổi

vị thành niên cảm nhận được tình yêu thương của người cha, trẻ sẽ ít tìm kiếm tình cảm từ một thanh niên lớn tuổi hơn. Trong khi đó, nếu cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, đứa con trai sẽ ít tìm kiếm một bạn gái nhỏ hơn để có cảm giác được vỗ về.

Hãy trò chuyện với đứa con đang ở độ tuổi vị thành niên của mình để cùng đề ra những quy tắc và hậu quả cho cách hẹn hò của cháu. Hãy đặt vấn đề sức khỏe thể chất và tình cảm của trẻ làm mối quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến sự phát triển lành mạnh về cảm xúc và xã hội của trẻ. Mục đích của bạn không phải là dập tắt những mối quan hệ khác giới của trẻ mà là nuôi dưỡng chúng thật trọn vẹn, nhằm giúp trẻ xây dựng được nền tảng cho những mối quan hệ về sau.

Những quy tắc nào sẽ nâng đỡ cho sự trưởng thành lành mạnh về mặt xã hội của trẻ? Đó chính là quy tắc về tình bạn khác giới nói riêng, và với những người bạn đồng trang lứa nói chung. Dù ở mặt nào, bạn cũng cần đặt ra những nguyên tắc để phải đảm bảo là những trẻ vị thành niên này có ảnh hưởng tích cực đến nhau.

Khi con gái bạn bước vào tuổi mười sáu hay con trai của bạn được mười bảy tuổi, bạn nên trò chuyện với con về khả năng của việc hẹn hò nam nữ. Theo đó, các bậc cha mẹ nên kiểm soát những cuộc hẹn hò này bằng cách đề ra những quy tắc cần thiết. Chẳng hạn, cha mẹ có quyền yêu cầu trẻ rút lui khỏi một mối quan hệ hẹn hò nếu người cháu hẹn hò dính dáng đến rượu, ma túy, hoặc có quan hệ với một người khác. Nếu vi phạm, trẻ phải gánh chịu hình phạt.

Mỗi bậc cha mẹ đều có cách riêng để tìm ra tiếng nói chung với con em mình trong lĩnh vực này. Một điều rõ ràng là những quy tắc và hậu quả này được hình thành càng sớm bao nhiêu thì trẻ càng có khả năng đón nhận và hợp tác với các bậc phụ huynh bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu 5 ngôn ngữ tình yêu danh cho bạn trẻ gary chapman (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)