D. PHẦN THI CÔNG
8.6.3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG
Bao gồm các bước:
Bước 1:
- Diện tích khoanh vùng để thiết kế tổng mặt bằng công trình phải bao gồm các đường gần nhất bao quanh công trình, hoặc đi đến công trình.
- Diện tích khoanh vùng phải thể hiện được các công trình xung quanh đã xây dựng hoặc sẽ xây dựng.
120
Bước 2:
- Xác định chính xác vị trí và kích thước công trình, đường và các công trình xung quanh có liên quan.
- Bản vẽ tỉ lệ: 1/100
Bước 3:
Bố trí cần trục, máy móc thiết bị.
- Vị trí cần trục tháp (nếu có) trên mặt bằng với đầy đủ các thông số kích thước, các vị trí đứng trên mặt bằng.
- Vị trí thăng tải, dàn giáo, thang máy bên ngoài công trình.
- Vị trí các máy trộn bê tông, trộn vữa trát xây, kèm theo bãi đá, cát, sỏi có bố trí diện tích để sàng cát, rửa đá sỏi.
Bước 4:
Thiết kế các xưởng sản xuất phụ trợ.
- Xưởng sản xuất thép: Gồm kho chứa và mặt bằng gia công cốt thép.
- Xưởng cốppha: Gồm kho thép, gỗ, kho chứa bán thành phẩm, mặt bằng chế tạo cốppha, dàn giáo, kho chứa cốppha cây chống.
- Xưởng sữa chửa cơ điện và dụng cụ. - Các kho chứa vật liệu và dụng cụ
Bước 5:
Thiết kế một diện tích tối thiểu các nhà làm việc và sinh hoạt tạm ở hiện trường như sau:
- Một nhà làm việc cho ban chỉ huy công trường và các phòng có chức năng kế hoạch tài vụ, kỹ thuật…
- Một trạm y tế cấp cứu. - Nhà nghỉ trưa, nhà ăn. - Nhà tắm, nhà vệ sinh.
121
Bước 6:
Thiết kế mạng lưới cấp thoát nước
- Nguồn cung cấp nước lấy từ hệ thống cấp nước khu vực gần nhất để phục vụ cho công trình, sẽ phải thiết kế bể nước, máy bơm và mạng lưới đường ống phục vụ riêng cho công trình.
- Mạng lưới thoát nước, nước mưa, nước thải sẽ đưa vào hệ thống thoát nước chung của công trường.
Bước 7:
Thiết kế mạng lưới cấp điện:
Mạng lưới cấp điện cho công trình được đấu nối từ hệ thống lưới điện chung của khu vực; tính toán và thiết kế tiết diện dây dẫn đảm bảo phục vụ công suất tiêu thụ cho các thiết bị máy móc xây dựng, chiếu sáng, sinh hoạt của cán bộ công nhân trên công trường, bố trí trạm hạ thế nếu cần thiết, có máy phát điện khi lưới điện chung bị mất đột ngột khi mà công trình đang hoạt động.
Bước 8:
Hệ thống an toàn bảo vệ và vệ sinh môi trường:
- Hàng rào bảo vệ, cổng thường trực, nhà giữ xe cần phải được thiết kế gọn gàng, an toàn, tiết kiệm, bố trí một các hợp lý phục vụ tốt cho công trường.
- Thiết kế các bản giới thiệu công trình: vẽ mặt chính hoặc vẽ phối cảnh với các ghi chú cần thiết khác như:
+ Tên công trình, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, đơn vị giám sát, tư vấn, ... + Kỹ sư chủ nhiệm công trình, thời gian khởi công và hoàn thành công trình. - Phòng chống cháy nổ: các nội quy, bảng biểu hướng dẫn phòng chống cháy nổ, nơi để các dụng cụ cứu hỏa, bể nước, thùng nước…
- Các lưới chắn rác, chắc bụi, chống ồn.
122
* Lưu ý:
- Các bước trên chỉ là cơ bản có thể thay đổi trình tự, miễn sao thiết kế được một tổng mặt bằng hợp lý, phục vụ tốt cho quá trình thi công công trình và không làm ảnh hưởng cản trở đến quá trình xây dựng các công trình xung quanh.
- Khi bố trí tổng bình đồ công trình phải tuân thủ:
+ Văn phòng công trường tránh tiếng ồn và quan sát được các khoảng trống. + Nhà kho an toàn không thất thoát hư hỏng.
+ Phòng ăn và nhà vệ sinh cách xa khu vực thi công, đặt dưới hướng gió. + Phòng bảo vệ phải dễ quan sát.
+ Các xưởng thi công phải đặt gần kho bãi chứa, cung ứng, dễ vận chuyển + Cần trục tháp neo giằng vào công trình.
+ Máy vận thăng bố trí sát bên công trình.
+ Máy trộn bố trí trong tầm hoạt động của cần trục, gần bãi vật liệu và máy vận thăng.
+ Kho ximăng phải kín, an toàn, gần máy trộn.
+ Cát, đá bố trí gần đường giao thông và gần máy trộn, ...
8.7. BẢN VẼ
Thể hiện các giải pháp lựa chọn và nội dung đã tính toán.