Triệu chứng và dấu hiệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình điều dưỡng part 9 pot (Trang 30 - 31)

Dấu hiệu và triệu chứng của ngạt:

- Mặt và cổ bị sung huyết, các tĩnh mạch nổi phồng. Tím môi và miệng. - Có thể bị bất tỉnh.

6.2. Xử trí cấp cứu

6.2.1. Mục đích

Lấy dị vật ra ngoài, nếu không lấy được thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu nạn nhân bất tỉnh hoặc nếu sặc kéo dài hoặc sự hồi phục không hoàn toàn thì phải chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

6.2.2. Hành động

Không được cố dùng tay để moi dị vật ra vì làm như vậy chỉ đẩy dị vật xuống sâu hơn mà thôi. Có hai cách để làm bật di vật ra ngoài.

a) Phương pháp vỗ vào lưng.

Đối với trẻ sơ sinh trẻ con bé:

Người cứu cầm chắc 2 chân trẻ rồi dốc ngược trẻ sau đó khum lòng bàn tay vỗ nhẹ vào phần giữa 2 xương bả vai từ 1-4 lần.

Hoặc đặt trẻ em nằm sấp đầu dốc, ngực và bụng ở trên cẳng tay người cứu. Người cứu khom lòng bàn tay kia vỗ nhẹ vào phần giữa 2 xương bả vai từ 1- 4 lần.

Hình 191. Cấp cứu với trẻ nhỏ Hình 192. Cấp cứu sặc ở trẻ em Cấp cứu ở trẻ em:

Người cứu ngồi trên ghế hoặc quỳ một chân đặt trẻ trên đầu gối, đầu dốc xuống. Dùng một tay đỡ ngực trẻ, tay kia khum lại rồi vỗ vào phần giữa 2 xương bả vai 1-4 lần.

Hoặc có thể đặt trẻ nằm. sấp vắt ngang qua một cẳng tay hoặc đùi rồi khum lòng bàn tay vỗ vào phần giữa 2 xương bả vai từ 1-4 lần.

Một phần của tài liệu Giáo trình điều dưỡng part 9 pot (Trang 30 - 31)