Dấu hiệu và triệu chứng:

Một phần của tài liệu Giáo trình điều dưỡng part 9 pot (Trang 29 - 30)

Dấu hiệu và triệu chứng chung của ngạt - Người bị nạn có thể kêu nhức đầu

- Da có thể bình thường nhưng sẽ hồng rực lên (như màu hoa anh đào) khi nồng độ oxyd carbon trong máu tǎng lên.

- Người bị nạn có thể rối loạn ý thức (lú lẫn, lộn xộn) và mất khả nǎng hợp tác.

5.2. Xử trí cấp cứu

5.2.1. Mục đích

Cắt đứt nguồn thải ra khí và/hoặc cố gắng đưa nạn nhân ra khỏi nơi đó nếu không nguy hiểm cho người cứu. Tiến hành hồi sinh ngay nếu cần thiết thu xếp và chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

5.2.2. Hành động

- Mở các cửa ra vào và kéo nạn nhân tới nơi an toàn.

- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường.

- Nếu nạn nhân khó thở hoặc ngừng thở thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.

- Kiểm tra nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng 10 phút một lần. - Chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

6. cấp cứu sặc

Sặc thường xảy ra do nuốt phải một vật dẹt, rộng bản gây bịt kín một phần hay toàn bộ đường thở hoặc khi một vật gì lọt vào đường khí quản. Sặc còn có thể do sự co thắt cơ gây ra.

Sặc thường xảy ra ở người lớn do nuốt vội thức ǎn chưa được nhai kỹ. Còn đối với trẻ em sặc thường xảy ra vì trẻ hay đút các vật nhỏ vào miệng như đồng xu, hạt lạc... Đối với trẻ còn bé nhiều khỉ bị sặc là do bột, thuốc viên... Khi bị sặc hầu hết mọi người đều có khả nǎng ho bật dị vật ra ngoài ngay. Tuy nhiên cũng có trường hợp không thể tự ho bật ra được mà cần phải có sự hỗ trợ. Khi bị sặc nạn nhân phải được tiến hành cấp cứu ngay nếu không tình trạng ngạt sẽ xảy ra rất nhanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình điều dưỡng part 9 pot (Trang 29 - 30)