- Có dấu hiệu và triệu chứng chung của ngạt. - Có bọt màu hồng quanh môi, miệng và lỗ mũi.
4.2. Xử trí cấp cứu
Nhanh chóng lấy những vật gây cản trở hô hấp từ miệng nạn nhân ví dụ như rong rêu và tiến hành hô hấp nhân tạo ngay. Ngay cả khi còn ở dưới nước nước thì cũng có thể tiến hành hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
Kỹ thuật tiến hành như sau:
Nếu nước nông không ngập đầu người cứu: người cứu luồn một tay dưới lưng nạn nhân để nâng nạn nhân lên. Dùng tay kia đỡ đầu và bóp mũi nạn nhân rồi tiến hành hô hấp miệng – miệng.
- Khi đã có thể đặt nạn nhân trên một mặt phẳng chắc chắn, hãy kiểm tra lại hô hấp và nhịp tim của nạn nhân. Tiếp tục hồi sinh tim phổi hoặc hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục ngay sau khi nạn nhân bắt đầu thở trở lại. - Giữ ấm cho nạn nhân, nếu có điều kiện thì tháo bỏ quần áo ướt rồi lau khô và mặc quần áo khô hoặc đắp chǎn hay khǎn cho nạn nhân. Xử trí nếu có hạ thân nhiệt xảy ra (xem bài cấp cứu hạ thân nhiệt).
- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Phải coi đây là trường hợp cấp cứu ưu tiên và phải theo dõi sát trong quá trình vận chuyển.
5. CấP CứU NGộ ĐộC OXYD CARBON.
Oxyd carbon là một khí không màu, không mùi, là một khí độc vì khi oxyd carbon được hấp thụ vào máu nó sẽ chiếm chỗ của oxy trong máu mà oxyd carbon được hấp thụ vào máu lại nhanh hơn nhiều so với oxy. Khí oxyd carbon đã được hấp thụ vào máu nó nhanh chóng gắn với hemoglobin của hồng cầu và tạo thành cacboxyhemoglobin là một hợp chất rất bền vững do vậy khi cấp cứu những nạn nhân bị ngộ độc oxyd carbon phải rất kiên trì vì phải hô hấp nhân tạo rất lâu mới đẩy được hết oxyd carbon ra khỏi cơ thể. Oxyd carbon được sinh ra chủ yếu từ sự đốt cháy dầu không hoàn toàn và từ ống xả của các động cơ chạy bằng xǎng dầu. Sự nguy hiểm sẽ tǎng lên nếu hệ thống ống xả bị hư hỏng hoặc khi để động cơ hoạt dộng trong một chỗ kín.
Chỉ vào một phòng đầy khí để cấp cứu nạn nhân khi biết chắc rằng không có sự nguy hiểm cho người cứu nữa và có thể thoát ra khỏi nơi đó một cách dễ dàng. Phải đảm bảo chắc chắn rằng người cứu có sự hỗ trợ từ phía sau để có thể thoát ra ngoài nhanh chóng khi cần thiết (dùng dây dài buộc một đầu vào lưng người cứu, đầu kia buộc vào bên ngoài hoặc do một người bên ngoài giữ. Trong những trường hợp có người ở bên ngoài giữ đầu dây thì phải quy định tín hiệu cấp cứu với người ở bên ngoài để khi người này nhận được tín hiệu cấp cứu theo quy định thì sẽ kéo dây để đưa người cứu ra khỏi phòng được nhanh).