Marketing trực tiếp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CHO BỘ SẢN PHẨM HỖ TRỢ CHỐNG COVID CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MEDICO (Trang 26 - 30)

b. Đối với các trung gian phân phối:

1.2.3.5. Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là việc sử dụng điện thoại, thư điện tử và những công cụ tiếp xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ những khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng.

Hiện nay, do sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều cách thức để giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, công ty dịch vụ, công ty bán hàng qua catalogue, và cả các tổ chức phi lợi nhuận đều sử dụng Marketing trực tiếp.

Marketing trực tiếp mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu thụ. Những người đặt hàng qua kênh thư điện tử cho rằng mua hàng qua thư điện tử thì vui, tiện lợi, và không bị quấy rối (phiền nhiễu). Cách thức này tiết kiệm thời gian.

Họ có thể lựa chọn tại nhà qua những catalogue giới thiệu về hàng hóa và những cách sống mới. Họ có thể nhận quà mà không cần rời nhà. Những khách hàng công nghiệp cũng có nhiều thuận lợi. Họ có thể hiểu biết nhiều sản phẩm và dịch vụ mà không cần tốn thời gian gặp nhân viên bán hàng.

Marketing trực tiếp đã cung cấp lợi ích cho người bán:

-Thông điệp bán được cá nhân hóa và khách hàng hóa.

-Marketing trực tiếp có thể xây dựng những quan hệ liên tục với mỗi khách

hàng.

-Có thể đến với khách hàng tiềm năng vào những thời điểm thích hợp và được

tiếp nhận nhiều hơn.

-Qua Marketing trực tiếp có thể thử nghiệm những thay đổi về cách quảng

cáo, tiêu đề, giá, lợi ích,…

-Đối thủ cạnh tranh không xem được những chiến lược của công ty dành

riêng cho khách hàng.

-Đánh giá được hiệu quả vì có thể đo lường phản ứng của khách hàng.

Mục tiêu của Marketing trực tiếp muốn đạt được là làm khách hàng tiềm năng mua ngay. Sự thành công của một chiến dịch thể hiện qua tỷ lệ đáp ứng (response rate).

1.3. Những nội dung về hoạt động truyền thông tại doanh nghiệp1.3.1. Xác định mục tiêu truyền thông1.3.1. Xác định mục tiêu truyền thông 1.3.1. Xác định mục tiêu truyền thông

Với những người làm tiếp thị thì mục tiêu chính của các hoạt động truyền thông là làm sao cho khách hàng đưa ra các quyết định có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, mọi người thường quên rằng khách hàng chỉ đưa ra quyết định khi họ đã sẳn sàng. Một hoạt động truyền thông chỉ hiệu quả khi người làm tiếp thị xác định đúng mục tiêu và việc này thường không phải dễ dàng. Tùy theo từng loại đối tượng cũng như giai đoạn mà khách hàng đang ở trong tiến trình mua sắm sẽ ảnh hưỡng đến việc xác định mục tiêu của việc truyền thông quảng bá. Cho dù trong cùng một thời điểm người làm tiếp thị có thể đưa ra rất nhiều hoạt động khác nhau nhưng họ cũng có thể xác định từng mục tiêu riêng biệt cho mỗi loại hoạt động. Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia Marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí: Specific (Cụ thể) – Measurable (có thể Đo lường được) – Actionable (Tính Khả thi) – Relevant (Sự Liên quan) – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu). Sử dụng mô hình SMART còn giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu tiếp thị phù hợp với chiến lược kinh

doanh theo từng thời điểm khác nhau, giúp doanh nghiệp nhận ra những được và mất, hoàn chỉnh hơn trong quy trình kinh doanh.

1.3.1.1. S – Specific

Tính cụ thể, chi tiết và dễ hiểu của mục tiêu đặt ra: Các mục tiêu đề ra càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề và mức độ khả thi, đo lường các vấn đề và cơ hội thực tế có thành công hay không. Thường khi xây dựng mục tiêu cá nhân, nhiều người còn khá mơ hồ và chưa có định hướng cho kết quả sau này muốn đạt được mà chỉ tóm gọn trong những lời lẽ chung chung, thiếu chi tiết, như vậy sẽ rất khó đo lường mức độ khả thi và thực tế những gì đã làm có đúng định hướng kế hoạch hay không.

1.3.1.2. M – Measurable

Là mục tiêu có thể đo lường được: và những mục tiêu này nên gắn liền với những con số cụ thể. Việc xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ thể hiện tham vọng của bạn. Chẳng hạn như bạn đặt ra mục tiêu sẽ tiếp thị và chốt thành công 10 đơn sales trong vòng 1 tháng, giá trị mỗi hợp đồng sales là 700 triệu đồng, vậy mỗi tuần bạn cần phải hoàn thành tối thiểu 3 đơn sales thành công, không để công việc bị chậm tiến độ. Đó là cách để bạn hoàn thành mục tiêu nhanh nhất, đo lường hiệu quả công việc đạt được mỗi ngày, mỗi tuần. Khi bạn đặt mục tiêu cá nhân cần biết khả năng của mình có hoàn thành được hay không, đo lường mức độ hiệu quả của nó như thế nào, các số liệu cụ thể để đánh giá kết quả đó dựa trên những con số thực tế.

1.3.1.3. A – Actionable

Actionable là tính khả thi của mục tiêu. – Đây cũng là tiêu chí quan trọng khi đặt ra mục tiêu theo mô hình SMART. Bạn cần nghiêm túc cân nhắc đến khả năng của bản thân có đạt được mục tiêu đó hay không hay nó quá sức với mình. Xác định tính khả thi của mục tiêu để biết mình đang ở đâu, hiểu về khả năng của bản thân trước khi đề ra một kế hoạch quá sức mình dẫn tới phải bỏ cuộc giữa chừng. Hơn thế nữa, xác định tính khả thi của mục tiêu cũng sẽ là động lực để bạn cố gắng đạt được kế hoạch, mục tiêu trong khả năng của mình để cảm thấy đó là động lực cố

gắng, đầy thích thú và thách thức giới hạn bản thân. Với những mục tiêu quá dễ đạt hoặc quá khó đạt đều dễ gây ra tâm lý chán nản, không hào hứng.

1.3.1.4. R – Relevant

Ý chỉ mục tiêu cá nhân của bạn có liên quan và phù hợp với mục tiêu chung của công ty hay không? Mục tiêu cá nhân nên liên quan đến định hướng phát triển trong công việc, lĩnh vực đang làm, phù hợp với định hướng và sự phát triển chung của công ty. Mục tiêu đó có đáp ứng được các vấn đề mà marketer phải đối mặt không?

1.3.1.5. T – Time-Bound

Các mục tiêu đề ra có thực hiện trong đúng thời hạn đã cam kết hay không. Việc áp đặt thời gian hoàn thành công việc, mục tiêu sẽ gây áp lực đến mỗi cá nhân để họ có trách nhiệm và hoàn thành đúng deadline công việc. Hơn thế nữa, việc thiết lập thời gian hoàn thành công việc sẽ tạo tính kỷ luật và chuyên nghiệp cho cá nhân, quản lý thời gian và năng suất công việc theo tiến độ hiệu quả.

1.3.2. Xác định công chúng mục tiêu

Điều đầu tiên để một chương trình truyền thông thành công là xác định đúng đối tượng mục tiêu. Cần quyết định xem nhóm đối tượng nào là nhóm mà doanh nghiệp muốn tiếp cận, bao gồm khách hàng hiện tại và tiềm năng, những người ra quyết định hoặc những người có ảnh hưởng đến việc mua sản phẩm và dịch vụ của công ty. Cần đảm bảo không bỏ sót một nhóm công chúng nào, nhưng cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng, suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau để quyết định chính xác đối tượng của chương trình truyền thông, tránh gây dư thừa, dẫn đến nhầm lẫn. thiếu tập trung, giao tiếp kém hiệu quả. Cần xem xét có thể dự đoán trước được sự ủng hộ của các nhóm đối tượng mục tiêu đối với thông tin mà nhà tiếp thị sắp tung ra hay không bằng cách phân tích, đánh giá hình ảnh hiện tại của công ty trong lòng công chúng, hình ảnh sản phẩm của công ty và các đối thủ cạnh tranh. Việc xác định đúng đối tượng mục tiêu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu và thông điệp của cuộc truyền thông, vì mỗi đối tượng khác nhau sẽ có những thông điệp và mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Truyền thông có hiệu quả hay không được đánh giá bởi mức độ nhận biết thương hiệu từ công chúng và khả năng mua hàng.

Mục tiêu cuối cùng của truyền thông chính là việc bán hàng, tuy nhiên để bán được hàng trước hết công chúng phải biết tới sản phẩm, thương hiệu.

1.3.3. Thiết kế thông điệp

Trong quá trình tạo ra một thông điệp cho sản phẩm của doanh nghiệp, các marketer cần giải quyết 3 vấn đề: nội dung thông điệp, cấu trúc thông điệp và hình thức thông điệp.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CHO BỘ SẢN PHẨM HỖ TRỢ CHỐNG COVID CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MEDICO (Trang 26 - 30)