Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục tư tưởng nhân văn cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức hiện nay thông qua học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Số 47 (26_3_20) (Trang 121 - 124)

GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THÔNG QUA

2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục tư tưởng nhân văn cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức hiện nay thông qua học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh

viên Trường Đại học Hồng Đức hiện nay thông qua học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.3.1. Tăng cường sự chỉ đạo của Nhà trường, sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng trong việc giáo dục tư tưởng nhân văn cho sinh viên

Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần nhân văn cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức cần có sự phối hợp chặt chẽ của các khoa, ngành đào tạo

trong trường, tuyệt nhiên đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Nên chăng nhà trường cần bổ sung thêm vào chương trình giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh phần tham quan, học tập thực tế cho sinh viên như: tham quan bảo tàng dân tộc tỉnh, đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Thanh Hoá, xem phim tư liệu về Hồ Chí Minh tại thư viện Nhà trường. Các tổ chức chính trị trong nhà trường, Hội sinh viên, Đoàn thanh niên, phòng Công tác Học sinh Sinh viên, bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc tổ chức các loại hình câu lạc bộ, các chương trình tình nguyện nhân đạo, từ thiện, các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, trong đó, bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là đơn vị chủ trì về nội dung. Thông qua các hoạt động đó, giúp sinh viên có những nhận thức sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tốt hơn vào thực tế cuộc sống.

Hiện nay, trong chương trình đào tạo, một số trường đại học đã đưa nội dung giáo dục tư tưởng nhân văn vào chương trình bắt buộc đối với sinh viên. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II đã đưa vào chương trình học của sinh viên khoa Lý luận Chính trị học phần Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, học phần Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục đạo đức, lối sống nhân văn, vị tha, vì mọi người, thương yêu con người cho sinh viên. Theo quan điểm của cá nhân tác giả, nên chăng, bên cạnh môn Mỹ học, Đạo đức, cần xây dựng học phần Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh ở trường đại học và nội dung học phần này phải được thiết kế cụ thể theo từng chuyên ngành đào tạo, bám sát vào chuẩn đầu ra của sinh viên. Có như thế, sinh viên sau khi ra trường không chỉ có kỹ năng nghề nghiệp tốt mà còn có đủ các phẩm chất đạo đức để tồn tại và thành công với nghề, để thực sự là những công dân nhanh nhạy, thích ứng với một thế giới mở thời toàn cầu hóa.

2.3.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học

Mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định trong quá trình dạy và học, không một phương pháp vạn năng nào cho tất cả các môn học. Do đó, kết hợp nhiều phương pháp dạy học là cách đổi mới tốt nhất. Đối với học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, thuyết trình là phương pháp không thể thiếu. Đây là phương pháp có rất nhiều ưu điểm và đem lại hiệu quả cao nếu được kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác. Theo đó, giảng viên không chỉ thuyết giảng một chiều mà cần khơi dậy tính tích cực chủ động của học viên bằng cách kết hợp với phương pháp tư duy, làm việc nhóm, trực quan, hỏi đáp. Ví dụ: Khi giảng nội dung chương VII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức, con người. Trong phần liên hệ bản thân với các chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở 02 tiết thảo luận nhóm. Giảng viên có thể đưa ra câu hỏi tình huống, hay một số câu trắc nghiệm cho sinh viên liên quan tới nội dung. Sinh viên hiểu và vận dụng như thế nào sau khi học tập chuẩn mực đạo đức thương yêu con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Hoặc có thể cho sinh viên đóng tiểu phẩm về chủ đề học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh về thương yêu nhân dân, khoan dung, đấu tranh vì hạnh phúc con người… Giảng viên bằng nhiều cách có thể khuyến khích sinh viên phải suy nghĩ, tìm

tòi, chia sẻ những suy nghĩ của mình về nội dung bài giảng. Khi sinh viên nói lên được suy nghĩ của mình đối với nội dung bài học, nghĩa là giảng viên đã thành công trong việc kích thích tính tích cực học tập của sinh viên.

2.3.3. Vai trò nêu gương của người Thầy trong giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên

Giảng viên các học phần lý luận chính trị nói chung, Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng ngoài nhiệm vụ truyền tri thức cho học viên còn phải thực hiện vai trò tuyên giáo và nhiệm vụ giáo dục lý luận mà Đảng, Nhà nước giao phó. Nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện tốt nhất khi bản thân giảng viên là tấm gương sáng về bản lĩnh chính trị, mục tiêu, lý tưởng, phẩm chất đạo đức, tư cách, lối sống. Đây là yêu cầu bắt buộc, và cũng thể hiện sự khác biệt của giảng viên giảng dạy các học phần lý luận chính trị so với giảng viên ở các lĩnh vực khác. Trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp giảng dạy, phẩm chất chính trị, đạo đức chính là những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tất cả những yếu tố trên phải được giảng viên thường xuyên vun đắp, bồi dưỡng. Trong quá trình giáo dục tinh thần nhân văn cho sinh viên, người giảng viên giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh phải thực sự là tấm gương sáng về tinh thần nhân văn, lối sống nhân văn để học sinh noi theo. Tính nhân văn của người thầy được biểu hiện trong cách ứng xử của thầy cô đối với sinh viên. Chân tình, cởi mở, tận tình giúp đỡ sinh viên trong học tập. Khoan dung với những sai lầm, khuyết điểm của sinh viên. Đi đầu, nêu gương trong các hoạt động tình nguyện, nhân đạo từ thiện để từ đó chuyển hoá những lý luận trong bài giảng thành những hành động thực tế mà thầy cô thể hiện trong cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền” [2; tr.248]. Do đó, tấm gương nhà giáo có tác dụng giáo dục học sinh rất lớn. Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu; một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ noi theo, ngược lại một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người. Vì lẽ đó, giảng viên cần phải thường xuyên trau dồi không chỉ trình độ chuyên môn mà còn cả về đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong và cái tâm trong sáng, lối sống vị tha, giàu lòng nhân ái, bao dung để việc giáo dục tư tưởng nhân văn mang lại kết quả toàn diện.

3. KẾT LUẬN

Trong quá trình giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên cần kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao như: Kết hợp giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội, quá trình tự giáo dục của sinh viên, giáo dục thông qua chương trình các môn học… Tuy nhiên, dù có nhiều giải pháp giáo dục tới đâu, nhưng giảng dạy và học tập trên lớp về tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thông qua học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn đóng vai trò chủ yếu. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu cao vai trò nêu gương về tinh thần nhân văn của người thầy sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên. Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục tư tưởng nhân văn cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hoá là góp phần cùng Đảng và Nhà nước xây dựng lớp thanh niên vừa hồng vừa chuyên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lương Gia Ban, Hoàng Anh (2014), Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[2] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [4] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[7] Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Di sản Hồ Chí Minh

trong thời đại ngày nay, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Số 47 (26_3_20) (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)