Phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Số 47 (26_3_20) (Trang 94 - 95)

1. ĐẶT VẦN ĐỀ

2.7. Phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Hệ giá trị cần xác định phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng cần được giáo dục là nữ sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thanh Hóa. Nữ sinh viên ở Thanh Hóa là một bộ phận của sinh viên cả nước nói chung cũng là một bộ phận của dân tộc Việt Nam

và là một công dân toàn cầu của thế kỷ 21. Vì vậy, trong hệ giá trị cần được giáo dục cho nữ sinh viên ở Thanh Hóa cần có cả những giá trị phổ quát của nhân loại, những giá trị chung của dân tộc, những giá trị chung của sinh viên, và đặc biệt là những giá trị đặc thù của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Thanh Hóa, nữ sinh viên của các trường đại học, cao đẳng ở Thanh Hóa. Bởi vậy, hệ giá trị cần phải có những giá trị chung và giá trị đặc thù. Cụ thể là: Những giá trị chung của một công dân toàn cầu - một nền kinh tế tri thức thế kỷ 21 như: có tri thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp, thông thạo ngoại ngữ, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, dễ hội nhập.

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, hiếu học, đức tính cần cù, tiết kiệm.

Những giá trị chung của sinh viên như: trí tuệ, tài năng, tình yêu, nghề nghiệp, cuộc sống gia đình, mục đích cuộc sống, những phẩm chất nhân cách của thanh niên thời đại…; phù hợp với đặc điểm ngành nghề vì mỗi nghề có những đòi hỏi khác nhau về kỹ năng, kỹ xảo, đạo đức nghề nghiệp, tính chất cạnh tranh, thu nhập.

Những giá trị truyền thống của người phụ nữ Việt Nam như: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Những giá trị đặc thù của người phụ nữ Việt Nam hiện đại như: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang. Đây chỉ là những giá trị cốt lõi để từ đó xác định những giá trị cụ thể cần phải có của một người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, đa số nữ sinh viên đến từ các huyện thuần nông, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, một bộ phận nữ sinh viên là người dân tộc thiểu số, cuộc sống khó khăn. Nhiều em còn thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Vì vậy, hệ giá trị cũng cần phải chú ý đến giáo dục một số giá trị đặc thù cho nữ sinh viên ở Thanh Hóa như: có nghị lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống, có bản lĩnh để tránh xa mọi sự cám dỗ và cạm bẫy của cuộc sống thị thành và tệ nạn xã hội, có quyết tâm vượt khó vươn lên để tu dưỡng, rèn luyện và thành công trong cuộc sống, dám đấu tranh chống lại những hủ tục lạc hậu nấp sau những lũy tre làng như: trọng nam khinh nữ, gia trưởng, bạo lực gia đình...

Một phần của tài liệu Số 47 (26_3_20) (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)