Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng nhân văn Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Số 47 (26_3_20) (Trang 115 - 118)

GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THÔNG QUA

2.1. Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng nhân văn Hồ Chí Minh

Có rất nhiều sách báo, cả trong nước lẫn nước ngoài viết về Hồ Chí Minh. Có một nhận xét chung là nhiều công trình khoa học dưới khía cạnh này hay khía cạnh khác, ít nhiều đều có ý tưởng tiếp cận với chuyên đề “tư tưởng nhân văn”, vì đó chính là một nội dung không thể thiếu khi nói về nhân cách Hồ Chí Minh. Cho đến nay chưa có nhiều công trình tập trung trực tiếp viết theo chủ đề tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh hay chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhiều học giả trong nước và quốc tế dưới góc độ tiếp cận nông sâu khác nhau ít nhiều đều có ý tưởng tiếp cận với chuyên đề “chủ nghĩa nhân văn”. Một số người đặc biệt nhấn mạnh tới cuộc đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, sống khiêm tốn, bình dị, hòa nhập với mọi người, không màng tới danh lợi của Hồ Chí Minh và xem đó là nội dung cốt lõi của tư tưởng và giá trị nhân văn Hồ Chí Minh. Có nhà nghiên cứu lại cho rằng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh biểu hiện trong suốt cuộc đời đấu tranh không biết mệt mỏi của Người nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội để cuối cùng đi đến giải phóng con người. Khi định nghĩa khái niệm Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, cần dựa vào các

nguyên tắc phương pháp luận Marx. Theo PGS.TS. Lương Gia Ban - PGS.TS. Hoàng Trang “Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là bộ phận hợp thành xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh,

bao gồm hệ thống các quan điểm lý luận được rút ra từ thực tiễn cách mạng, từ sự kế thừa và phát triển những giá trị nhân văn của dân tộc và thời đại, mà đỉnh cao là chủ nghĩa nhân đạo Mác - Lênin, phản ánh tình yêu thương, quý trọng, quan tâm, bao dung, độ lượng đến con người và niềm tin vững chắc vào bản chất tốt đẹp của con người; phản ánh con đường giải phóng con người một cách triệt để nhằm xây dựng một chế độ xã hội trong đó con người có điều kiện phát triển toàn diện và phát huy hết mọi khả năng ” [1; tr.45].

Như vậy, có thể thấy rằng tư tưởng nhân văn là một bộ phận hợp thành, xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, phản ánh tình yêu thương, quý trọng, quan tâm tới con người; niềm tin vững chắc vào bản chất tốt đẹp của con người, đấu tranh vì hạnh phúc của con người; tinh thần khoan dung. Những nội dung này được biểu hiện cụ thể như sau:

2.1.1. Yêu thương, quý trọng, quan tâm đến con người

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc cho con người. Nếu không có tình yêu thương thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến cộng sản và chủ nghĩa cộng sản. Người viết: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” [6; tr.688]. Lòng thương yêu con người của Bác rất rộng lớn, bao hàm mọi người, mọi tầng lớp và đến mỗi con người. Bác đã thể hiện sự cảm thông và quan tâm sâu sắc đối với toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước, thanh niên xung phong, với đoàn viên và thanh niên, nông dân, các cụ phụ lão, phụ nữ và nhi đồng, với những nạn nhân của chế độ cũ… Với từng đối tượng, Bác đều chỉ ra những công việc cụ thể cần phải làm để đáp ứng những nguyện vọng, nhu cầu thiết thân của họ. Tình thương yêu con người của Bác không chỉ thể hiện với toàn dân, toàn Đảng mà còn đối với các đồng chí, anh em, bầu bạn, thanh niên và nhi đồng quốc tế. Tình yêu thương con người là một tư tưởng sâu đậm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của người cộng sản. Tình thương yêu con người ấy cũng là nền gốc để quy tụ, đoàn kết hết thảy mọi tầng lớp, mọi lực lượng, mọi con người, tạo nên sức mạnh vĩ đại để giải phóng cho dân tộc, cho mọi người và cho mỗi con người.

2.1.2. Niềm tin vững chắc vào bản chất tốt đẹp của con người, đấu tranh vì hạnh phúc của con người

Hồ Chí Minh cho rằng, trong mỗi con người Việt Nam ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước tiềm ẩn bên trong. Tấm lòng yêu nước đó có khi bị bụi bặm che mờ, chỉ cần làm thức tỉnh lương tri con người thì lòng yêu nước đó lại bộc lộ. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối quan niệm truyền thống của dân tộc nước lấy dân làm

gốc, chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân, đồng thời là sự quán triệt sâu sắc

nguyên lý mác xít: “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” [7; tr.672] nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử.

Với lòng nhân ái bao la, Hồ Chí Minh luôn coi việc giải phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho con người mà trước hết là những người lao động là mục tiêu lớn nhất mà sự nghiệp cách mạng phải hướng đến. Việc xác định con người là mục tiêu cao nhất giúp Hồ Chí Minh có được sự lựa chọn đúng đắn về hướng đi của cách mạng nhằm giải phóng triệt để con người, và xây dựng một xã hội mới đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người, đó chính là con đường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Việc Hồ Chí Minh khẳng định: “muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không

có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” [4; tr.603] cho thấy, Người đã nhìn thấy được tính triệt để của con đường cách mạng vô sản, bởi mục tiêu mà con đường này hướng đến là giải phóng số đông dân chúng ở trong xã hội -những người nghèo khổ, khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, phong kiến, và quyền lực của Nhà nước cũng được trao vào tay số đông nhân dân ở trong xã hội. Điều này phù hợp với mong muốn, mục đích của Người khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Như vậy, việc giải phóng triệt để con người, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người, mà trước hết là người lao động là mục đích lớn nhất mà Hồ Chí Minh theo đuổi, chính mục đích này là yếu tố quan trọng giúp Hồ Chí Minh lựa chọn hướng đi đúng đắn cho cách mạng Việt Nam trong hành trình tìm đường cứu nước của mình. Giải phóng con người để đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là mục tiêu cao nhất của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta. Với tình cảm và lòng yêu thương con người vô hạn, Hồ Chí Minh đã gắn liền mục tiêu của sự nghiệp cách mạng với sự nghiệp giải phóng con người, đó là sự nghiệp nhân văn cao cả phải do chính con người thực hiện.

2.1.3. Tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh

Khoan dung Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống khoan dung của dân tộc kết hợp với tinh hoa thời đại. Sự kế thừa và kết hợp đó đã làm thắm đượm thêm truyền thống khoan dung của con người Việt Nam và nâng truyền thống đó lên một tầm cao mới. Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh là một nét đặc sắc trong tư tưởng nhân văn của Người, đồng thời còn là một vũ khí tinh thần quan trọng trong công cuộc đấu tranh vì mục tiêu cao đẹp của sự nghiệp cách mạng.

Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927) mục “Tư cách người cách mạng”, Hồ Chí Minh chỉ ra người cách mạng cần có 23 thái độ với bản thân, với người khác và với công việc; trong “Thái độ đối với người khác” thái độ đầu tiên Bác viết: “Với từng người thì khoan thứ”, ngày nay gọi là “khoan dung”, theo nghĩa thông thường, là rộng lượng (có khi nói lượng thứ), không chấp nhặt, biết thông cảm, đồng cảm, chia sẻ, tất nhiên không khoan nhượng, hơn nữa phải đấu tranh với những hành vi lệch lạc, sai trái. Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh “Sông to, biển rộng” thì “bao nhiêu nước cũng chứa được” còn “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn” thì chỉ “một chút nước cũng đầy tràn” [6; tr.130]. “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta” đều cùng nòi giống Lạc Hồng, ai cũng có ít nhiều lòng yêu nước. Người đã thấy điểm tương đồng trong sự khác biệt giữa con người với nhau đó chính là lòng yêu nước, điều này đã giúp Hồ Chí Minh có thái độ khoan dung với con người. Lòng khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của truyền thống hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị và hợp tác của Việt Nam. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam trên mỗi bước đường lãnh đạo cách mạng, luôn vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng ấy của Người. Trong lĩnh vực đối nội, Đảng lãnh đạo đổi mới về mọi lĩnh vực, không ngừng chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trong lĩnh vực đối ngoại, Đảng thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa

quan hệ đối ngoại, khẳng định Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

Những nội dung này được thể hiện phong phú, đầy đủ trong học phần tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác; bồi dưỡng, củng cố kiến thức cho sinh viên trưởng thành về lập trường cách mạng, kiên định về bản lĩnh chính trị, nhất quán mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của Nhà nước; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; góp phần hoàn thiện nhân cách cho sinh viên, giúp sinh viên xây dựng cho mình lối sống đẹp, có chí tiến thủ, trọng tình nghĩa, khoan dung, nhân ái, giàu lòng vị tha và thương yêu con người.

Một phần của tài liệu Số 47 (26_3_20) (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)