Các số liệu liên quan

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích vai trò của Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam (Trang 121 - 137)

1. Đặc điểm của đường mòn Hồ Chí Minh trênbiển

1.2. Các số liệu liên quan

Ngày 11-10-1962, một tàu vỏ gỗ mang mật danh “ Phương Đông 1” do đồng chí Lê Văn Một và đồng chí Bông Văn Dĩa chỉ huy, chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng) tiến tới Cà Mau. Ngày 19-10-1962 tàu cập bến Vàm Lũng an toàn. Tiếp sau đó , tàu Phương Đông 2,3,4 cũng lần lượt lên đường vận chuyển vũ khí vào Nam Bộ. Trong vòng hai tháng, các tàu này đã cập các bến đã chuẩn bị của tỉnh Cà Mau, 111 tấn vũ khí đã được chuyển vào miền Nam bằng đường biển. Các chiến sĩ Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thời kỳ đầu tiếp tế vũ khí cho cách mạng miền Nam, góp phần quan trọng tăng cường nhanh chóng sức mạnh chiến đấu cho lực lượng vũ trang giải phóng, tạo thế và lực mới, đánh thắng nhiều trận, củng cố và mở rộng vùng giải phóng.

Từ tháng 10-1962 đến tháng 2- 1965, ta đã sử dụng 3 tàu vỏ gỗ và 17 tàu vỏ sắt, tổ chức 88 chuyến tàu vận chuyển được 4919,6 tấn vũ khí vào chiến trường miền Nam đạt 93% kế hoạch (trong đó Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương, bộ Quốc phòng giao chỉ tiêu đưa được 50% số hàng tới đích là đã thành công). Riêng năm 1962 và 1964 đạt chỉ tiêu cao nhất 100% (57/57 số chuyến thành công).

Thành công của những chuyển vũ khí đã trực tiếp góp phần đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, xây dựng và phát triển khối chủ lực ở chiến trường Nam bộ góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta ở Ấp Bắc, Đầm Dơi, Chà Là,Vạn Tường, Đồng Xoài,… Đăck biệt điều đó có ý nghĩa hơn khi trong thời gian này, tuyến chi viện chiến lược trên bộ ( Đoàn 559) tuy đã được tổ chức ngang cấp sư đoàn, được biên chế 2 trung đoàn gùi thồ, 1 đại đội ô tô vận tải, một số đơn vị công binh, giao liên,…đã có những nỗ lực rất lớn trong nhiệm vụ mở đường và đã vươn vào tới chiến trương Bắc Tây Nguyên. Nhưng do đường mới mở, bị mưa lớn lại bị địch ngăn chặn quyết liệt nên chỉ

chuyển tới các chiến trường được 1.410 tấn vật chất các loại, đạt 25% kế hoạch được giao.

Từ tháng 2-1965 đến tháng 1-1973 là giai đoạn khó khăn nhất nhưng hết sức hào hùng của tuyến chi viện chiến lược trên biển. Sau sự kiện xảy ra với tàu C143 ở Vũng Rô (Phú Yên) thì bí mật của tuyến chi viện chiến lược trên biển đã không còn nữa. Công việc tiếp tế cho chiến trường miền Nam bằng đường biển vẫn phải tiếp tục, ta đã chuyển hướng vận chuyển từ phương thức trực tiếp sang phương thức gián tiếp. Bằng phương pháp vận chuyển này, trong một năm (từ năm 1968 đến năm 1969) lực lượng vận tải biển đã đưa vào cảng Sông Gianh 21.736 tấn vũ khí. Từ đây số vũ khí được chuyển vào Nam theo đường bộ, đồng thời Quân chủng Hải quân chọn một số tàu và thủy thủ có kinh nghiệm trực tiếp vận chuyển vào Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Ngoài ra trong gia đoạn này cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 còn tham gia chiến dịch vận tải VT5 (từ tháng 11- 1968 đến năm 1969) cùng các lực lượng trong và ngoài quân đội vận chuyển hàng tấn vũ khí, lương thực, xăng dầu,… từ Hải Phòng vào các tỉnh Nam Khu 4, tạo chân hàng cho tuyến chi viện chiến lược trên bộ (Đoàn 559).

Từ năm 1973 đến năm 1975 tuyến chi viện chiến lược bằng đường trên biển đã dốc toàn bộ lực lượng và phương tiện sử dụng hàng ngàn chuyến tàu chuyển vũ khí và vật chất các loại vào các chiến trường. Đặc biệt trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã sử dụng 140 lượt tàu vận chuyển 6282 tấn vũ khí và vật chất, cùng hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ vào tăng cường cho chiến trường Nam Bộ và Khu 5, cơ động bộ đội đặc công chiến đấu giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Cù Lao Thu, các đảo Phía Nam và Tây Nam của tổ quốc.

Số vũ khí mà Bộ Giao thông vận tải trong quấn “ lịch sử giao thông vận tải” được cộng lại từng thời kỳ là:

Năm 1962 là 810 tấn

Năm 1963 1318 tấn

Năm 1964 đến 1965 là 4.000 tấn

Năm 1965 đến 1968 là 410 tấn

Năm 1972 là 3.000 tấn

Năm 1973 là 12 nghìn tấn

Năm 1974 là 15.000 tấn

Đầu năm 1975 là 7786 tấn

Tổng cộng là 44324 tấn

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích vai trò của Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam (Trang 121 - 137)

w