Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn học Công pháp quốc tế (Trang 33 - 35)

II. KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG 1 Khái niệm tranh chấp quốc tế

2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế

2.1. Các quy định chung

Khái niệm hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

Các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế (Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc) là các phương tiện, cách thức mà các chủ thể của Luật quốc tế có nghĩa vụ phải sử dụng để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, phát triển hòa bình, hợp tác giữa các nước.

Nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế

Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp chỉ bằng phương pháp hòa bình. (Điều 2.3 Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố ngày 24/10/1970 (NQ 2625 XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc về 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế).

Các quốc gia giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau

Tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp và giới hạn tự do lựa chọn

Các quốc gia có quyền lựa chọn những phương pháp hòa bình cụ thể như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, Tòa án, thông qua các tổ chức hoặc hiệp định khu vực hoặc bằng những phương pháp hòa bình khác mà các bên tự chọn. (Điều 33 HC)

2.2. Đàm phán :

Khái niệm đàm phán

Nguyên tắc đàm phán

Trên nguyên tắc hợp tác, bình đẳng và thiện chí  Cách thức đàm phán

Quan hệ với các biện pháp hòa bình khác

+ Đàm phán có thể là bước khởi đầu của một phương thức giải quyết tranh chấp khác

+ Đàm phán có thể là hệ quả của một phương thức giải quyết tranh chấp khác (chẳng hạn việc môi giới, trung gian …)

2.3. Môi giới, trung gian

 Môi giới và trung gian là sự tham gia của một bên thứ ba vào việc giải quyết việc tranh chấp. Tuy nhiên, trung gian thường có vai trò tích cực hơn.

 Ngoài việc dàn xếp, xúc tiến việc các bên tranh chấp đi đến đàm phán, bên trung gian cũng tham gia vào quá trình đàm phán đó

2.4. Điều tra

 Điều tra được hiểu là việc các bên tranh chấp đồng ý thành lập một ủy ban điều tra. Ủy ban điều tra có nhiệm vụ xác định toàn bộ các yếu tố, tình tiết, sự kiện dẫn đến tranh chấp một cách khách quan thông qua các báo cáo của ủy ban.

 Báo cáo của Ủy ban điều tra có tính chất xác nhận vụ việc, cung cấp những nhận xét đánh giá khách quan mà các bên tranh chấp có thể dựa vào đó làm căn cứ để đi đến giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau.

 Các bên tranh chấp cũng có toàn quyền trong việc chấp nhận hay bác bỏ báo cáo của ủy ban điều tra

2.5. Hòa giải

 Hòa giải có thể được hiểu là hoạt động của một bên thứ ba. Bên thứ ba này có thể là một hoặc một số quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc là cá nhân.

 Việc hòa giải thường được tiến hành bằng việc thành lập một uỷ ban hòa giải. Nhiệm vụ của ủy ban này không chỉ xác định các yếu tố, tình tiết, sự kiện dẫn đến tranh chấp mà còn nêu ra các giải pháp cho việc giải quyết tranh chấp.

 Kết quả của quá trình làm việc của ủy ban hòa giải là một báo cáo đầy đủ và có thể được Công bố theo sự đồng ý của các bên. Báo cáo này tuy không có giá trị ràng buộc nhưng có giá trị giúp cho các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp

2.6. Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án quốc tế

 Tòa án quốc tế là những cơ quan tài phán quốc tế thường trực được thành lập nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở Luật quốc tế.

 Đặc điểm  Ưu điểm

 Một số Tòa án quốc tế:

2.7. Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế

 Trọng tài quốc tế là cơ quan tài phán quốc tế do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập hoặc thừa nhận.

+ Trọng tài theo vụ việc (Ad hoc)

+ Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế)

 Thẩm quyền của trọng tài quốc tế được ấn định trong các điều khoản trọng tài hoặc trong các qui chế của trọng tài.

 Cơ quan trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp có thể là một cá nhân (trọng tài cá nhân) hoặc một số cá nhân (trọng tài tập thể). Nếu là trọng tài tập thể thì số trọng tài bao giờ cũng là số lẻ.

 Quyết định của trọng tài tương tự như quyết định của Toà án quốc tế có giá trị bắt buộc thi hành, là chung thẩm và không được kháng cáo.

1. Ưu điểm:

2.8. Giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và hiệp định khu vực khu vực

 Liên hợp quốc: HĐBA thực hiện các chức năng môi giới (Điều 36), trung gian (Điều 37), điều tra (Điều 34) và hòa giải (Điều 38).

 Tổ chức thương mại thế giới WTO.

 Các tổ chức khu vực: ASEAN, EU, các nước Arab, tổ chức các nước Châu Mỹ.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn học Công pháp quốc tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)