Quản trị chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập bộ phận buồng khách sạn FLC Sầm Sơn (Trang 34)

2.3.3.1. Hoạt động marketing

Trong kinh doanh, hoạt động marketing có ý nghĩa rất quan trọng bởi để tồn tại được trên thị trường thì sản phẩm đưa ra phải được thị trường chấp nhận và sử dụng. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp.

Xác định được tầm quan trọng của hoạt động marketing. Quần thê FLC Sầm Sơn đã đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực này. Hàng năm, quần thể trích từ 2 – 5% tổng doanh thu cho hoạt động marketing.

Hoạt động marketing của quần thể do phòng Sales & Marketing phụ trách. Bộ phận này kết hợp với bộ phận tiền sảnh tiến hành khảo sát khách hàng và đối thủ cạnh tranh thông qua việc sử dụng các phương pháp: phỏng vấn trực tiếp, trưng cầu ý kiến qua điện thoại, qua thư điện tử, phiếu đánh giá đặt tại phòng nghỉ của khách,… Tiến hành tìm hiểu nhu cầu của khách để từ đó cung cấp các dịch vụ tương ứng hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ trong quần thể.

Với mức độ phổ biến, tiện dụng, hữu ích của Internet, truyền thông và phương tiện đại chúng, phòng Sales & Marketing kết hợp với IT không ngừng nâng cấp website của quần thể, làm cho website của quần thể ngày càng phong phú, đầy đủ thông tin về hạng phòng, giá phòng, các chương trình khuyến mại và các dịch vụ, tiện ích của quần thể,… tiện lợi cho việc tra cứu, tìm hiểu về quần thể của khách hàng.

Có hai hình thức marketing chủ yếu mà FLC Sầm Sơn áp dụng đó là marketing trực tiếp và marketing gián tiếp. Marketing trực tiếp tập trung chủ yếu vào khách hàng đang lưu trú tại quần thể, qua lời giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ tại quần thề của nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên lễ tân hoặc nhân viên đặt phòng, nhiên viên sales nếu khách hàng trực tiếp gọi điện tới và cần tư vấn. Marketing gián tiếp có thể là qua danh thiếp, qua mạng xã hội, website, thư điện tử hoặc cũng có thể qua trung gian là các đại lý du lịch. Ngoài ra FLC còn chú trọng tới truyền thông đa phương tiện, họ đưa sản phẩm của mình lên ti vi, báo đài, tạp chí du lịch,… để quảng cáo, đây cũng là một phương thức hiệu quả trong việc gây sự chú ý đối với khách du lịch.

2.4. Định hướng giải pháp hoàn thiện công tác qunar trị tại bộ phận buồng. buồng.

2.4.1. Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực a. Về kiến thức chuyên môn:

Vào thời điểm vắng khách, nên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm kiểm tra và giúp nhân viên trau dồi thêm ký năng để phục vụ khách tốt hơn. Để tiết kiệm chi phí, các trưởng bộ phận, phó giám đốc và giám đóc khách sạn nên tổ chức những buổi huấn luyện và đào tạo thường kỳ (1 tháng 1 lần). Phương pháp giảng dạy có thể linh hoạt, phong phú bằng nhiều hình thức: gameshow, diễn kịch, lồng ghép nội dung truyền đạt vào câu chuyện để nhân viên cảm thấy hào hứng, vừa để lại ấn tượng mạnh và sự ghi nhớ sâu sắc hơn đối với nhân viên. Đưa ra những giải thưởng hấp dẫn để khích lệ tinh thần cho nhân viên.

Đào tạo tại chỗ: giao trách nhiệm cho những nhân viên có kinh nghiệm truyền đạt, hướng dẫn cho các nhân viên mới hoặc những nhân viên có ít kinh nghiệm, bằng cách trong mỗi ca trực của các bộ phận thì khách sạn luôn bố trí 1 nhân viên có thâm niên làm việc lâu năm, có kinh ngiệm trong công tác phục vụ. Cho 1 người cũ và 1 người mới làm chúng với nhau. Qua đó họ có thể học hỏi, chỉ dẫn, truyền đạt lại những kinh nghiệm với các nhân viên khác.

b. Về thái độ và kỹ năng:

Mỗi nhân viên cần phải trau dồi thêm kiến thức về tâm lý khách. Có thể khách có phát sinh những nhu cầu khác và một số trạng thái tâm lý mà bắt buộc nhân viên buồng phải hiểu.

Nhân viên tại khách sạn vẫn chưa có một phong thái chuyên nghiệp, đi đứng, nói cười và tác phong công việc chưa thật sự phù hợp, cần có những buổi hướng dẫn cách đi đứng, nói chuyện với khách hàng, cư xử giữa những nhâ viên với nhau, cũng như với quản lý.

Trưởng bộ phận và ban quản lý cần sắp xếp tổ chức thêm các buổi huấn luyện ký năng: kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng sơ cứu, kỹ năng quản lý công việc và thời gian cho nhân viên.

2.4.2. Chính sách nhân viên

Khách sạn nên đưa ra các chính sách khen thưởng hợp lý đối với nhân viên có thành tích xuất sắc trong công việc, đồng thời xử phạt nhân viên không hoàn thành tốt công việc được giao. Có thể tổ chức tuyên dương trong những buổ họp tổng, khen thưởng đột xuất với những cá nhân có những đóng góp sang tạo, hiệu quả góp phần nâng cao doanh thu cho khách sạn.

Trưởng bộ phận cùng với ban quản lý cần đưa ra bảng mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí công việc, cần có tiêu chuẩn đánh giá nhân viên hàng tháng, hàng quí, hàng năm, đồng thời xây dựng nội qui bộ phận, đảm bảo mọi thứ đi vào qui trình một cách chuyên nghiệp.

2.4.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Trưởng bộ ohanaj và giám sát cần tang cường hơn nữa việc giám sát và kiểm tra quá trình làm phòng của nhân viên buồng, để tránh nhân viên bỏ qua các bước trong qui trình.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra nghiệp vụ để nâng cao tay nghề cho nhân viên.

2.4.4. Cải thiện mối quan hệ giữa các bộ phận và mối quan hệ trong cùng bộ phận

Quản lý khách sạn nên giải quyết các vấn đề mâu thuẫn giữa các bộ phận với nhau, và giữa các nhân viên trong cùng một bộ phận, để nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ. Thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan, các phong trào thi đua trong nhóm, các bộ phận với nhau. Tọa điều kiện cho nhân viên phấn đấu, cống hiến nhiều hơn cho khách sạn, đồng thời giúp cho mối quan hệ giữa nhân viên và nhân viên, nhân viên và quản lý ngày càng gắn bó, đoàn kết vì những mục tiêu chung của đơn vị.

Cần đảm bảo thông tin trong khách sạn được thông suốt và chính xác, tránh xảy ả những tranh chấp, mâu thuẫn không cần thiết.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

3.1. Xác định mục tiêu nghề nghiệp

3.1.1. Mục tiêu ngắn hạn

- Hoàn thành khóa học cử nhân Quản trị khách sạn Trường Đai học Công nghiệp Hà Nội.

- Học thành thạo ngôn ngữ Tiếng Anh và ngôn ngữ thứ 3 (Tiếng Hàn) trong 2 năm. - Ra trường với bằng giỏi.

- Có kinh nghiệm làm việc tại bộ phận Buồng phòng và F&B khách sạn từ 4 sao trở lên.

- Thử sức thực tập với các bộ phận khác trong khách sạn.

3.1.2. Mục tiêu dài hạn

- Mục tiêu trở thành Tổ Trưởng Buồng phòng khách sạn 4 sao trong vòng 2 năm, trở thành Trưởng bộ phận trong vòng 6 năm.

- Tạo thêm nhiều mối quan hệ các đối tác liên quan đến ngành.

- Tự kinh doanh 1 nhà hàng hoặc 1 quán cà phê của mình sau 10 năm làm trong ngành.

- Thử sức với công việc Bartender.

3.2. Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân phù hợp với yêu cầu nghềnghiệp nghiệp

* Hoàn thành khóa học cử nhân Quản trị khách sạn

- Việc có trong tay mình một tấm bằng chuyên ngành Quản trị khách sạn ngoài việc cung cấp kiến thức cần thiết vế tất cả các lĩnh vực ngành khách sạn mà còn mang lại sự tự tin cho em ứng tuyển vào các Nhà hàng - Khách sạn 4-5 sao và đây là một trong những điều kiện để bản thân có thể được cất nhắc lên những vị trí việc làm cao hơn, cơ hội việc cũng mở được mở rộng.

* Tiếp tục trau dồi, khắc phục những điểm yếu - Điểm yếu đầu tiên đó là môn Tiếng Anh :

+ Đặt mục tiêu nâng cao vốn từ vựng, vậy nên mỗi ngày phải học thuộc 10 từ mới, mỗi tuần làm bài tập từ vựng và luyện đọc các bài đọc hiểu.

+ Trong vòng 1 tháng thì test kết quả của mình để xem lại. * Trau dồi kĩ năng mềm

- Trong xã hội hiện đại, giao tiếp là kỹ năng rất đáng kể quan tâm. Một trong những lợi ích đầu tiên phải kể đến từ kỹ năng giao tiếp giỏi là giúp bạn tự tin hơn khi nói chuyện với những người xung quanh. Đặc biệt, đối với ngành dịch vụ thì giao tiếp lại càng quan trọng. Có rất nhiều người, do chưa trang bị được cách thức giao tiếp nên thường xuyên e ngại tiếp xúc với người lạ. Điều này khiến cho không ít người để vụt mất cơ hội, mất thêm một người tâm giao tốt, một đối tác kinh doanh, một người tư vấn hỗ trợ.

Bên cạnh đó, giao tiếp còn làm cho vị thế của bạn trong mắt người khác được tăng lên. Từ đó mà lời nói, ý kiến của ta luôn có trọng lượng với người xung quanh. Không chỉ vậy, khi kỹ năng giao tiếp với khách hàng của mình được nâng lên một mức cao hơn, và ta hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục, tạo ra lực hút mãnh liệt với đối tác kinh doanh. Từ đó, mang lại những điều tốt đẹp nhất trong sự nghiệp của mình.

- Luyện tập thuyết trình trước đám đông.

* Đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm làm việc, tạo dựng mối quan hệ với những người cùng ngành.

* Học thêm 1 ngôn ngữ mới (Tiếng Hàn)

- Tự tìm hiểu về ngôn ngữ mới, làm quen và học trước bảng chữ cái. - Học gia sự hoặc học ở trung tâm.

- Tham gia các câu lạc bộ hoặc làm quen với bạn bè cùng học để luyện tập và thực hành.

* Luôn tạo động lực cho bản thân

- Tìm cho bản thân những người có thái độ tích cực ở xung quanh vì học sẽ khuyến khích và ủng hộ mình. Tránh xa những người có thái độ tiêu cực bởi vì họ sẽ làm mình nản lòng, phá hỏng ước mơ và mục tiêu của mình.

- Học là để cho bản thân, cho tương lai mình chứ không phải vì sĩ diện hay vì cha mẹ.

3.3. Hình thành ý thức phát triển cá nhân và nghề nghiệp

Trong thị trường làm việc cạnh tranh như hiện nay, kinh nghiệm thực tập là điều cần phải có, và các nhà tuyển dụng sẽ có thể chú ý đến việc mình thực tập tại đâu, trải qua vị trí nào và có kinh nghiệm ra sao. Vậy nên một kì thực tập nghiêm túc sẽ là sự trải nghiệm thực tế với chuyên ngành học của mình. Đồng thời cũng mở rộng thêm các mối quan hệ.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa như tình nguyện. Các vị trí tình nguyện và các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp em nâng cao về khả năng, nhân cách và phát huy tiềm năng của bản thân.

Sức khỏe là yếu tố khá quan trọng để bản thân có thể làm việc tốt, giữ được phong độ làm việc trong môi trường áp lực, có những đòi hỏi khá khắt khe và cũng là yếu tố gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, em thấy mình luôn nâng cao sức khỏe và khả năng chịu áp lực công việc của mình bằng cách ăn uống đủ chất, tập luyện thể thao hàng ngày và rèn luyện khả năng chịu đựng thật dẻo dai để đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp.

KẾT LUẬN

Bài báo cáo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại Quần thể nghỉ dưỡng FLC Samson Beach & Golf Resort. Tại đây em đã được học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ cũng như kỹ năng giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp từ đó tạo tiền đề giúp em tự tin hơn khi bước chân ra khỏi giảng đường Đại học. Do thời gian và hiểu biết của em còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn các anh chị trong bộ phận Buồng phòng nói chung, tổ buồng nói riêng, đặc biệt là các anh chị đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại khách sạn. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Vương Thị Vân Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.

Thiếu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập bộ phận buồng khách sạn FLC Sầm Sơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w