VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA SHOPEE 3.1.1. Tổng quan về công ty
3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li. Shopee được giới thiệu lần đầu vào năm 2015 và hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philipines, Brazil.
Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua và bên bán.
Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace - Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Shopee đã tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.
Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại Việt Nam là hơn 5 triệu lượt. Sàn này hiện đang làm việc với hơn bốn triệu nhà cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm. Cũng trong quý 4 năm 2017, tổng giá trị hàng hóa của Shopee được báo cáo đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 206% so với năm trước. Tuy nhiên, tình trạng thua lỗ ở tập đoàn mẹ là SEA group cũng tăng đáng kể. Tập đoàn này ghi nhận khoản lỗ ròng 252 triệu USD trong quý 4/2017, tăng 306% so với mức lỗ ròng 62 triệu USD của quý 4/2016.
Tập đoàn Sea Group vừa qua đã đệ đơn phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trên sàn chứng khoán New York (NYSE) vào tháng 10/2017 với trị giá 1 tỷ đô la Mỹ. Tencent là tập đoàn thụ hưởng chính của việc niêm yết Sea group với 39.7% cổ phần, trong khi Blue Dolphins Venture - một tổ chức riêng của nhà sáng lập Forrest Li - chiếm 15%. Cá nhân ông Li nắm giữ 20% và 10% còn lại thuộc sở hữu của Giám đốc Công nghệ Gang Ye.
Vào năm 2015, Shopee đã được trao giải thưởng "Khởi Nghiệp Của Năm tại Singapore" trong ấn bản thứ hai của tạp chí "Giải thưởng Vulcan", được đăng tải bởi nhà xuất bản số Vulcan Post của Singapore.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Shopee trong thời gian từ 2018 đến 2021
Hình 3.3: Shopee đứng đầu bảng xếp hạng thương mại điện tử quý III/2020 do iPrice công bố (iprice.vn, no date)
Theo đó, lượng truy cập website trung bình mỗi tháng của Shopee đạt 62,7 triệu lượt, tăng 19% so với quý trước đó và 81% so với cùng kỳ 2019. Đây tiếp tục là một kỷ lục mới của Shopee, vượt qua mức cao nhất từ trước đến nay của sàn thương mại điện tử này vào quý trước đó và vượt qua đỉnh cao mà Lazada lập được hồi quý IV/2017. Theo thống kê của iPrice Group, Shopee đã đứng đầu về lượng truy cập suốt 9 quý liên tiếp, kể từ khi vượt mặt Lazada hồi quý III/2018.
Trong khi đó, các đối thủ như Tiki và Lazada dù lượng truy cập đã có dấu hiệu phục hồi lần lượt ở mức 22,6 và 20,2 triệu lượt, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp, chỉ dưới 10% so với quý trước, từ đó nới rộng khoảng cách giữa Shopee với các nền tảng này. Riêng Sendo thậm chí còn sụt "hụt hơi" khi lượng truy cập website tiếp tục giảm sâu xuống 14,1 triệu lượt, thấp nhất kể từ khi iPrice đưa ra các con số thống kê. Đây là quý giảm thứ 4 liên tiếp của Sendo, sau khi từng lập đỉnh 30,9 triệu lượt trong quý III/2019.
Thậm chí, nếu tính gộp lượng truy cập website bình quân mỗi tháng của cả 3 sàn thương mại điện tử là Tiki, Lazada và Sendo mới chỉ đạt 56,8 triệu lượt, chỉ tương đương hơn 90% lượt truy cập của Shopee.
Theo nghiên cứu của Google và Temasek, thời gian sử dụng Internet trên các thiết bị di động tại Đông Nam Á là cao nhất trên khu vực, lên tới 3,6 giờ/ngày/người.
Nắm bắt được thói quen này, Shopee xác định thiết bị di động là “đấu trường” chính của thương mại điện tử. Người dùng ứng dụng có xu hướng trung thành hơn và chi nhiều tiền hơn cho mỗi đơn hàng so với người dùng web.
Đây chắc hẳn là lí do khiến Shopee không chỉ thống trị về lượng truy cập trên website mà còn đứng đầu về xếp hạng trên Android và iOS theo iPrice Group.
Theo báo cáo về nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á do Google, Temasek và Bain thực hiện, quy mô của ngành thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2020 ước đạt 7 tỷ USD, tăng 46% so với năm 2019. Dự kiến đến năm 2025, quy mô thị trường này có thể lên tới 29 tỷ USD. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, nhu cầu mua sắm online của người dân ngày càng cao.
Thực tế từ thống kê của Sách trắng Thương mại Điện tử cho thấy người dùng mua sắm trên website giảm mạnh từ 74% năm 2018 xuống còn 52% năm 2019. Ngược lại, người dùng mua qua ứng dụng tăng từ 52% lên 57%, tức mua qua app đã vượt mua trên website.
Mồi ngon ắt sẽ hút không ít thợ săn. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn khi một vài cái tên quen thuộc cũng đang "lấn sân" sang thương mại điện tử như Grab hay Momo.
Điều này đòi hỏi Shopee hay bất kỳ một sàn thương mại điện tử nào khác cũng sẽ phải luôn sáng tạo, tự làm mới mình để hấp dẫn khách hàng.
(Bnews.vn, 2020)
Hình 4.3: Biểu đồ tổng quan kết qua hoạt động của Shopee và Lazada (Shopeeplus.com, 2019)
Kết luận: công ty TNHH Shopee đã giành được vị trí sản xuất kinh doanh đứng đầu trong các trang thương mại điện tử tại Việt Nam nhờ cách nắm bắt thói quen tiêu dùng và sử dụng Internet của người tiêu dùng cùng với các chiến lược marketing như: flashsales hàng tháng, quảng bá khắp mọi trang mạng xã hội,…
3.1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Shopee
Trang thương mại điện tử Shopee là một nền tảng phù hợp cho từng khu vực, khiến cho việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng, an toàn và nhanh chóng thông qua sự hỗ trợ mạnh mẽ trong việc thanh toán và vận chuyển từ Shopee. Thành lập từ đầu năm 2015, đến nay ShopeeVietnam đã có gần 300 nhân viên.
Đội ngũ Shopee tin vào sức mạnh của sự chuyển đổi công nghệ. Khi mua sắm trên các thiết bị di động trở thành một hành vi thông thường, Shopee hướng tới mục tiêu liên tục nâng cao nền tảng của mình và trở thành điểm đến thương mại điện tử của khu vực được lựa chọn thông qua việc tối ưu hóa liên tục sản phẩm và chiến lược tập trung vào người dùng.
Ứng dụng Shopee là ứng dụng mua sắm trên nền tảng đi động C2C (từ khách hàng đến khách hàng) đầu tiên, nơi người dùng có thể lướt, mua sắm và bán hàng. Dành riêng cho người dùng khu vực Đông Nam Á, Shopee mang lại những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và tiện lợi.
Khi việc mua sắm trên thiết bị di động ngày càng trở nên phổ biến, Shopee liên tục đổi mới và nâng cao nền tảng của mình, để trở thành ứng dụng mua sắm số một đối với người dùng, đặc biệt với sự hỗ trợ của Garena Online cùng sứ mệnh "cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời trên nền tảng Internet".
3.1.2. Tổng quan về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam internet chính thức xuất hiện năm 1997, đến năm 2003 thì Thương mại điện tử (TMĐT) được giảng dạy tại các trường đại học.
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.
“TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Theo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
“TMDT là các giao dịch điện tử trên mạng Internet hoặc những mạng mở khác. Những giao dịch này có hai loại: Một là giao dịch bán dịch vụ và hàng hóa hữu hình. Hai là, giao dịch liên quan đến việc chuyển trực tiếp, trực tuyến các thông tin và dịch vụ, hàng hóa số hóa”
Tại Việt Nam, ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định sô 52/2013/NĐ-CP về TMĐT:
“Hoạt Động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”
(https://magenest.com/vi/thuong-mai-dien-tu-la-gi/, 2020)
Lợi ích của Thương mại điện tử Đối với doanh nghiệp
TMĐT sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Bạn không phải thuê cửa hàng, nhân viên phục vụ, nhà kho. Bạn chỉ cần khoảng 10 triệu để xây dựng trang web bán hàng điện tử và hàng tháng bạn cần trả phí khoảng 1 triệu để vận hành trang web, cùng với chi phí quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thì bạn đã sở hữu một kênh bán hàng tiếp cận toàn cầu rồi đấy.
Đối với người tiêu dùng
TMĐT mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp. Thêm vào đó khách hàng không bị giới hạn về địa lý hay thời gian, lựa chọn được hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm ở mọi lúc mọi nơi. Đối với xã hội: TMĐT tạo ra phương thức kinh doanh làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp, hiện đại. Tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp và buộc họ phải đổi mới, sáng tạo, đưa ra những chiến lược kinh.
Thương mại điện tử tại Việt Nam
Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trong những năm tới, khảo sát của Bộ công thương cho thấy hơn 70% người tiêu dùng thích mua sắm online.
Theo kết quả khảo sát, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng 25% so với năm trước, dự báo mức tăng trưởng này tiếp tục được duy trì
Điển hình như trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 đạt mức 35%. Một số doanh nghiệp chuyển phát có quy mô lớn tăng trưởng doanh thu từ 62-200%. Lĩnh vực thanh toán theo đó cũng tăng cao.
Thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho thấy năm 2017 số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng tới 75%. Ở mảng tiếp thị trực tuyến, một số công ty có tốc độ tăng trưởng từ 100-200% trong năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết.
Mạng xã hội và công cụ tìm kiếm là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 46% và 39%. Các vị trí tiếp theo thuộc về hình thức quảng cáo tin nhắn và ứng dụng di động (22%), báo điện tử (21%).
(TS. Nguyễn Đình Luận, no date)
3.1.3. Môi trường vĩ mô
3.1.3.1. Môi trường nhân khẩu học
Dân số Việt Nam hiện tại là 98.018.806 người vào ngày 26/4/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giớ trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Hình 5.3: biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm 1950 – 2020 (https://danso.org/viet-nam/, no date)
Phân bố dân cư không đều giữa các vùng
Theo kết quả TĐT năm 2019, dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 2,64%/năm, tăng gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn song vẫn thấp hơn mức tăng 3,4%/năm của giai đoạn 1999-2009. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Việt Nam đã tăng lên những vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ cao hơn Ti-mo Lét-xtê (31%), Mi-an-ma (29%) và Cam-pu-chia (23%).
Giai đoạn 2009-2019, Đông Nam Bộ có tỷ lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước (2,37%/năm), đây là trung tâm kinh tế năng động, thu hút rất nhiều người di cư đến làm ăn, sinh sống và học tập; Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất (0,05%/năm).
Việc phân bố dân cư không đồng đều giữa các địa phương chủ yếu là do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế của một số địa phương có lợi thế hơn hẳn các địa phương khác nên di cư để lựa chọn nơi sinh sống phù hợp hơn là một trong những lý do làm gia tăng chênh lệch về tăng dân số ở một số địa phương.
Tình hình này xảy ra ngay cả trong điều kiện những tỉnh có đông dân nhưng tỷ lệ sinh luôn thấp hơn mức sinh thay thế trong nhiều thập kỷ qua.
Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng:
Kết quả Tổng Điều Tra năm 2019 cho thấy tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 68,0% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong
độ tuổi lao động. Dự báo đến khoảng năm 2040, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”.
Mặc dù thời kỳ cơ cấu dân số vàng tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Ngoài các vấn đề về nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kết nối cung cầu thị trường lao động thì việc giảm bớt áp lực về thiếu việc làm, trật tự, an ninh xã hội cần tiếp tục được quan tâm.
Già hóa dân số có xu hướng tăng:
Tại Việt Nam, do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong hai thập kỷ qua: Chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn hai lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm sắp tới.
Như vậy, vấn đề già hóa đang đặt ra thách thức cho Việt Nam khi tốc độ già hóa nhanh trong bối cảnh nước ta vẫn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Vì vậy, cần có những chính sách để đảm bảo thích ứng với già hóa dân số. Trong đó, cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và hệ thống an sinh xã hội, chính sách lao động cho người cao tuổi nhưng vẫn đang tham gia hoạt động kinh tế giúp giải quyết các vấn đề về xã hội, nâng cao mức sống, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ, tăng quy mô sản xuất.
Đó là những cơ hội cũng như thách thức mà Shopee sẽ nắm bắt và đối mặt. về cơ hôi, dân số tăng trưởng nhanh và đặc biệt là cơ cấu dân số vàng đã làm tăng quy mô về