Đặc điểm cảnh quan theo cấu trúc ngang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Diễn Châu – Nghệ An (Trang 25 - 28)

5. Cấu trúc bài báo cáo

2.2.3. Đặc điểm cảnh quan theo cấu trúc ngang

Cấu trúc ngang hay cấu trúc hình thái được cấu tạo bởi các hệ thống ở các cấp thấp hơn theo hướng từ trên xuống (Hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu…) được phân bố theo chiều ngang trên mặt đất.

Các mối quan hệ trong cảnh quan không chỉ thể hiện bằng sự tác động qua lại giữa các yếu tố và thành phần thành tạo cảnh quan mà nó còn được thể hiện bằng mối liên hệ phụ thuộc giữa các cấp cảnh quan trong lãnh thổ. Các quy luật và đặc trưng phân hoá cảnh quan theo không gian lãnh thổ này là một trong những đặc điểm hết sức quan trọng cho thấy mối liên quan trong biến động của mỗi một đơn vị cảnh quan cá thể đối với cả hệ thống cảnh quan lãnh thổ nói chung cũng như đối với các bước nghiên cứu ứng dụng cho các mục đích thực tiễn sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Cấu trúc ngang của cảnh quan của huyện Diễn Châu được hình thành dưới tác động đồng thời của các quy luật phân hoá tự nhiên tạo nên một bức tranh phân hóa đa dạng cảnh quan. CQ huyện Diễn Châu được nghiên cứu ở 4 cấp cơ bản nhất:

Cảnh quan huyện được chia ra làm 3 lớp cảnh quan: Lớp cảnh quan đồi, lớp cảnh quan đồng bằng và lớp cảnh quan cát biển

2) Phụ lớp cảnh quan

Trong lớp cảnh quan núi chỉ có phụ lớp cảnh núi thấp với độ cao dưới 1000m Lớp cảnh quan đồi được chia thành 2 nhóm phụ lớp cảnh quan:

- Đồi thấp: (80-200m) chủ yếu phân bố xen kẽ các đồng bằng - Đồi cao: (200-300m) được phân bố gần sát các chân nui

Lớp cảnh quan đồng bằng chỉ có một phụ lớp, được phân bổ xen kẽ các đồi thấp

3) Kiểu cảnh quan

Khu vực nghiên cứu thuộc kiểu CQ rừng nhiệt đới ẩm thường xanh nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

4) Loại cảnh quan

Diện tích tự nhiên là 30.492,36ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa. Gồm 57 loại cảnh quan

2.2.4. Đặc điểm cấu trúc động lực

a. Năng lượng bức xạ mặt trời

Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở đây khoảng từ thàng 5, từ tháng 4 Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.

Diễn Châu là một huyện nằm ở trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ nên nó chịu đầy đủ các tính chất nhiệt của khu vực.đặc biệt là lượng bữa xạ nhiệt

b. cơ chế hoạt động của gió mùa

Diễn châu nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ (nhiệt đới gió mùa), một năm có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè có gió tây nam (gió Lào) rất nóng nực. Mùa thu thường mưa nhiều, kéo theo bão lụt. Mùa đông và mùa xuân có gió mùa đông bắc rét buốt.

Hai loại hình khí hậu đặc trung của huyện Diễn Châu:

 Gió Phơn:Gió Tây Nam khô nóng là thuật ngữ mà các nhà chuyên môn ở Việt Nam dùng để chỉ hiện tượng này. Gió hình thành từ vịnh Thái Lan, di

chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắcqua Campuchia và Lào. Khi tiếp cận dãy núi Trường Sơn thì gió tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Gió thường xuất hiện từ đầu tháng Tư đến giữa tháng Chín, thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sáng cho đến chiều tối, thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Gió khô và nóng, nên làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt. Độ ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ có khi lên tới 430C. Với bầu trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn.

 Gió mùa Đông Bắc: do một khối khí lạnh phương bắc di chuyển xuống khu vực có khối không khí ấm nước ta, gây ra gió đông bắc mạnh, thời tiết xấu, thời gian đặc trưng là vào thời kỳ gió mùa mùa đông nên còn gọi là "gió mùa đông bắc. Gió mùa Đông Bắc là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngoài khơi vịnh Bắc bộgió có thể mạnh đến cấp 6 - 7, có thể đánh đắm tàu thuyền, đất liền gió cấp 4 - 5...Đặc biệt những đợt mạnh thậm chí còn gây ra dông, tố lốc, cả mưa đá

 Ngoài ra còn có gió biển thổi từ biển vào nên giảm bớt sự khô nóng vào mùa hè

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Diễn Châu – Nghệ An (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w